Lảm nhảm về từ "vốn"
Cảnh báo: là một ngày trú bão , ngồi nghĩ linh tinh , nên câu chữ nó cũng rời rạc không gì mạch lạc, và mình cũng không phải chuyên...
Cảnh báo: là một ngày trú bão , ngồi nghĩ linh tinh , nên câu chữ nó cũng rời rạc không gì mạch lạc, và mình cũng không phải chuyên văn, không hay khi nói, mà nói thì nói xạo nhiều =]]
/*-----------------------Chúc bạn đọc vui! ^_^-----------------------*/
Khi nói đến "vốn", thì người ta dễ dàng liên tưởng đến số tiền mà một người có được, cần có được để làm một cái gì đó, kinh doanh, mở công ty chẳng hạn.
Mình một thời gian thật dài cũng nghĩ như thế, nếu ai đó nói từ vốn mình sẽ liên tưởng ngay đến tiền, đó như là một lẽ hiển nhiên không cần phải suy nghĩ gì thêm. Cho tới khi mình đi học đại học, được tiếp xúc và quen biết với mọi người, với những đàn anh tập tọe ra làm riêng. Các anh bắt đầu cái "vốn" không phải là tiền bỏ ra, mà là dùng "năng lực" đem "bán" thu lại tiền sau đó lại dùng tiền nâng cấp cho "năng lực", lúc đó mình hiểu được rằng à thì ra cái chữ "vốn" ngoài tiền ra nó còn chỉ đến "năng lực" mà một người có được để làm một cái gì đó. Nên hiện tại đối với mình từ "vốn" có hai nghĩa: một chỉ số "tiền" ban đầu, hai chỉ "năng lực" hiện có. Có một câu nói rất quen thuộc thế này "tiền sinh ra tiền", nghĩa là đầu cơ thì số tiền vốn đó sẽ có lãi có thêm vốn, thêm tiền, vậy còn "năng lực" ? Nếu áp câu nói trên thì sẽ thành "năng lực sinh ra năng lực", =]] vậy có thể hiểu như thế nào về cái nguồn "vốn năng lực " này? Nếu không có tiền, thì "năng lực" là một lựa chọn không tồi để mà "đầu cơ" - một thứ ở bên trong và tồn tại cùng với cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, không bị trộm mất, không bị lạm phát .
/*-----------------------Chúc bạn đọc vui! ^_^-----------------------*/
Khi nói đến "vốn", thì người ta dễ dàng liên tưởng đến số tiền mà một người có được, cần có được để làm một cái gì đó, kinh doanh, mở công ty chẳng hạn.
Mình một thời gian thật dài cũng nghĩ như thế, nếu ai đó nói từ vốn mình sẽ liên tưởng ngay đến tiền, đó như là một lẽ hiển nhiên không cần phải suy nghĩ gì thêm. Cho tới khi mình đi học đại học, được tiếp xúc và quen biết với mọi người, với những đàn anh tập tọe ra làm riêng. Các anh bắt đầu cái "vốn" không phải là tiền bỏ ra, mà là dùng "năng lực" đem "bán" thu lại tiền sau đó lại dùng tiền nâng cấp cho "năng lực", lúc đó mình hiểu được rằng à thì ra cái chữ "vốn" ngoài tiền ra nó còn chỉ đến "năng lực" mà một người có được để làm một cái gì đó. Nên hiện tại đối với mình từ "vốn" có hai nghĩa: một chỉ số "tiền" ban đầu, hai chỉ "năng lực" hiện có. Có một câu nói rất quen thuộc thế này "tiền sinh ra tiền", nghĩa là đầu cơ thì số tiền vốn đó sẽ có lãi có thêm vốn, thêm tiền, vậy còn "năng lực" ? Nếu áp câu nói trên thì sẽ thành "năng lực sinh ra năng lực", =]] vậy có thể hiểu như thế nào về cái nguồn "vốn năng lực " này? Nếu không có tiền, thì "năng lực" là một lựa chọn không tồi để mà "đầu cơ" - một thứ ở bên trong và tồn tại cùng với cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, không bị trộm mất, không bị lạm phát .
Vậy "năng lực" đến từ đâu ? và nó được dùng như thế nào để mà đem đi đầu cơ ?
Sau một thời gian quan sát xung quanh, mình nhận thấy nó đến từ mọi nơi, mọi thứ xung quanh mà một người đi qua, một người có thể cảm nhận, và là cái còn đọng lại trong mỗi người. Nó không chỉ đến từ trường lớp, từ bài vở, từ những gì được dạy. Mỗi ngày trôi qua, "năng lực" của mỗi người sẽ được tích tụ thêm (cả điều có ích và điều vô ích ). Có nhiều loại năng lực, mà mỗi người trong chúng ta cảm nhận được cái nào, và muốn giữ cái nào cho mình, để làm "vốn", chúng ta sẽ lựa chọn hoàn thiện cái nào, đầu cơ cho cái nào. Mình từng có một thời gian rất dài, cho rằng "năng lực" phải nhất định là loại giỏi thật giỏi một khoản chuyên môn nào đó, là kiểu có thể gánh vác cái công việc hiện tại. Sau khi đi làm, vào làm một nhóm, trong nhóm có những người làm việc chậm, có người làm nhanh, có người lười biếng, . . . nhưng đó là một kiểu đa dạng "năng lực", có nhóc làm việc rất nhanh nhưng lại thiếu về khoản nhường nhịn người khác, có chị thì làm việc rất chậm nhưng là người điều phối cảm xúc của cả nhóm (ví dụ như hai đứa cãi nhau, thì chị đó sẽ đi xoa dịu hai đứa), còn có nhóc thì lại rất vui vẻ, giống như hỉ thần của cả nhóm, nhờ vậy mà bù đắp cho cả nhóm, giảm áp lực. Ai cũng sẽ có nơi thích hợp cho mình, một nhóm thích hợp cho mình tùy vào cái "năng lực" mà mình quyết định đầu tư vào đó. Một năm qua, thực sự mình đã lớn khôn, đã học được rất nhiều từ mọi người. "năng lực" có ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn giành ra một ít thời gian, ngẫm nghĩ về bản thân, về những gì bạn có, rồi quyết định đầu tư vào một loại "năng lực" và nó sẽ là vốn lâu dài , bền vững để bước tiếp trong cuộc sống mà theo như thiên hạ đồn thổi là "đầy rẫy khó khăn , gian khổ" này.
Sau một thời gian quan sát xung quanh, mình nhận thấy nó đến từ mọi nơi, mọi thứ xung quanh mà một người đi qua, một người có thể cảm nhận, và là cái còn đọng lại trong mỗi người. Nó không chỉ đến từ trường lớp, từ bài vở, từ những gì được dạy. Mỗi ngày trôi qua, "năng lực" của mỗi người sẽ được tích tụ thêm (cả điều có ích và điều vô ích ). Có nhiều loại năng lực, mà mỗi người trong chúng ta cảm nhận được cái nào, và muốn giữ cái nào cho mình, để làm "vốn", chúng ta sẽ lựa chọn hoàn thiện cái nào, đầu cơ cho cái nào. Mình từng có một thời gian rất dài, cho rằng "năng lực" phải nhất định là loại giỏi thật giỏi một khoản chuyên môn nào đó, là kiểu có thể gánh vác cái công việc hiện tại. Sau khi đi làm, vào làm một nhóm, trong nhóm có những người làm việc chậm, có người làm nhanh, có người lười biếng, . . . nhưng đó là một kiểu đa dạng "năng lực", có nhóc làm việc rất nhanh nhưng lại thiếu về khoản nhường nhịn người khác, có chị thì làm việc rất chậm nhưng là người điều phối cảm xúc của cả nhóm (ví dụ như hai đứa cãi nhau, thì chị đó sẽ đi xoa dịu hai đứa), còn có nhóc thì lại rất vui vẻ, giống như hỉ thần của cả nhóm, nhờ vậy mà bù đắp cho cả nhóm, giảm áp lực. Ai cũng sẽ có nơi thích hợp cho mình, một nhóm thích hợp cho mình tùy vào cái "năng lực" mà mình quyết định đầu tư vào đó. Một năm qua, thực sự mình đã lớn khôn, đã học được rất nhiều từ mọi người. "năng lực" có ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn giành ra một ít thời gian, ngẫm nghĩ về bản thân, về những gì bạn có, rồi quyết định đầu tư vào một loại "năng lực" và nó sẽ là vốn lâu dài , bền vững để bước tiếp trong cuộc sống mà theo như thiên hạ đồn thổi là "đầy rẫy khó khăn , gian khổ" này.
Nếu theo đuổi tiền, thì thứ vướng mắc sẽ là "kiếm thật nhiều tiền", "tiền sinh ra tiền", nếu theo đuổi "năng lực" có thể sẽ có lúc rơi vào khó khăn về vật chất, nhưng tinh thần thì chắc không nghèo nàn rồi. Mình từng thấy, rất nhiều người cố gắng làm ngoài giờ, thêm giờ và dùng mánh khóe để được tăng lương, tăng "hiệu suất", nhưng nếu tính mặt bằng chung thì số lương tăng cho hiệu suất đó chỉ là một con số rất nhỏ (từ 10% - 30%), nhưng thứ đánh đổi là thời gian - thứ không gì mua được, là tuổi trẻ - cũng không gì mua được, "bản chất tốt đẹp" - thứ dễ bị ăn mòn và tất nhiên là con số 10% - 30% đó không đáng để nhắc tới. "Mị dân" và nhồi nhét rằng, phải làm thật nhiều thì tiền sẽ tăng, nhưng con số tăng đó không hề xứng đáng với cái việc "làm thật nhiều" đó. Kể cả cái sự "yêu thương, quan tâm" của xếp cũng không xứng đáng với thời gian và tuổi trẻ của mỗi người. Nhưng đem cái việc "làm thật nhiều" , thời gian đó, tuổi trẻ đó đầu tư vào "năng lực" thì sẽ có nhiều cánh cửa mở ra hơn, chỉ cần một mức tiền đủ để trang trải, còn lại đầu cơ vào năng lực thì cánh cửa khác sẽ mở ra, có thể dẫn đến thứ tốt hơn, hoặc tệ hơn, ai mà biết được, nhưng chắc chắn không tệ hơn cái hiện tại . Có thể sẽ không có nhiều thật nhiều tiền , nhưng trở nên người có ích trong những năm tháng ngắn ngủi của cuộc sống này , phải chăng là thứ mà ta đang theo đuổi ?!
Có "năng lực" sẽ dẫn đến làm việc hiệu quả hơn, cùng 1 loại công việc, làm trong thời gian ít hơn , có nhiều thời gian hơn để làm những việc khác và tái đầu tư vào "năng lực" từ đó "năng lực sinh ra năng lực". Có một người anh từng nói với mình rằng, dù là việc nhỏ nhặt nhất, anh ấy vẫn muốn làm tốt nhất có thể. Lúc mới vào làm, chẳng hạn như công việc được giao chỉ là ngồi xem "bug" (nói thẳng ra là làm "tester" của "tester" ), trong khi đi học thì được học quá trời quá đất kiến thức về hàn lâm học thuật và một người sẽ nghĩ, học vậy mà ra làm "test" á!!! Tui là phải "dev" một cái gì đó, phải được "code" tính năng. Nhưng xem "bug" cũng là một loại "năng lực", dùng kiến thức đã được học để hiểu nó, phân tích được nó, không phải cái gì cũng được học trực tiếp, cũng lồ lộ ra cho người ta thấy. Nó ở khắp mọi nơi mà tùy vào "năng lực" mà một người sẽ thấy được mà người khác lại không thấy được. Làm thật tốt với cái vốn của mình, biết đâu lại phát hiện ra bản thân có dạng "siêu năng lực" nào đó mà mình chưa biết, hoặc chưa ai tìm ra được. :v nghe hơi ảo tưởng, nhưng mà cuộc sống mà, ai mà biết được, một người sẽ đi được bao xa cùng với năng lực của anh ta?!
/*--------Kết thúc chuyên mục lảm nhảm--------*/
/*-----Chú thích-----*/
- test, tester: chỉ đến một loại trong ngành công nghệ, ý chỉ bộ phận kiểm tra sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, có nhiều mức độ kiểm tra, loại kiểm tra.
- bug: dùng trong kỹ thuật, ý chỉ một lỗi phát sinh nào đó. (thường dùng cho code)
- code: một loại hành động dùng ngôn ngữ lập trình để viết một cái gì đó, cho một mục đích gì đó.
- dev : viết tắt của "develop", chỉ một hành động phát triển/ làm ra một cái gì đó MỚI.
- "năng lực": khả năng để thực hiện, hoàn thành một việc (theo Lạc Việt).

Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất