LÀM VIỆC NHÓM Ở ĐẠI HỌC
Tác giả sử dụng bài viết chỉ với mục đích xả cho bõ tức sau khi đã phung phí quá nhiều thời gian để rước bực vào người.
Bài viết tập trung vào những trải nghiệm khi làm việc nhóm môn học đại cương trong trường đại học đào tạo theo chương trình tín chỉ. Người học không được quyền chọn thành viên và nếu được cấp quyền thì cũng như không, vì có quá ít thời gian để kịp đánh giá tư duy người khác trước khi lên danh sách nhóm. Giống như bị bắt đi chạy marathon mà cho chọn một trong hai ngã rẽ nhưng phải chạy xong mới biết cái nào dẫn đến đích, cái nào cho về xuất phát điểm.
Ở đây, người viết hạn chế hoàn toàn những vấn đề dễ bị đánh giá chủ quan như khả năng tư duy, gu thẩm mĩ, và chỉ liệt kê những biểu hiện chung nhất trong cách tương tác ở hai nhóm đối tượng:
Nhóm ngẫu nhiên
- Mào đầu thì chào hỏi lịch sự, giục giã phấn khởi nhưng càng về sau càng mất hút - Thích tám chuyện - Hỏi lại những vấn đề đã được đề cập rồi (vì không đọc) - Luôn muốn tất cả mọi người cùng có mặt ở một thời điểm để trao đổi vấn đề, trong khi bản thân chưa chuẩn bị gì.
Nhóm đã được tác giả tiếp xúc qua, xác định có ý thức và tư duy khá khẩm hơn nhóm ngẫu nhiên
- Không xác nhận lại (Không confirm) dẫn đến hiểu sai, hiểu thiếu - Tỏ thái độ ghi nhận khi được góp ý về cách sửa những lỗi sai và đóng cọc ở đó luôn, tức là không chỉnh sửa gì thêm - Hoàn toàn không muốn tương tác, nhận xét phần việc của người khác dù các phần trong mạch chung - Khai gian mục các tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, việc mắc quá nhiều lỗi soạn thảo văn bản, tôi không biết nên đánh giá là trình bày cẩu thả - thuộc về ý, hay là không biết dùng Word. Những đánh giá trên đây cũng tạm bỏ qua các hành vi thuộc về chuyện ý thức kém (trễ dealine, không thèm nộp nếu như không được nhắc), bỏ qua các đối tượng ăn cắp ví dụ trong sách, trích báo lá cải, lấy hình gái Hàn Quốc để làm slide.
Thế thì, tôi cũng đã nghĩ đến khả năng phải chơi một mình một nhóm. Lúc nghĩ đến giải pháp này thì trong đầu tôi cũng vừa hình dung những gì tôi sẽ trình bày trong email gửi cho giảng viên.
Trường hợp bất khả kháng, tức giảng viên nhất quyết không đồng ý. Tôi đã có bản thiết kế sẵn quy trình làm việc của nhóm mà tất nhiên tôi sẽ tự lập ra, chủ động nắm quyền kiểm soát và tuyển thành viên dưới hình thức cảnh cáo trước. Nghe có vẻ hoành tráng, nhưng đơn giản là phân chia rõ ràng từng phần việc, điểm từng tính theo các phần tương ứng ấy, không dùng chung học liệu và không cần trao đổi chéo. Mô hình này tôi đã ướm thử và thất bại.
Nhìn chung, việc chia nhóm môn học chỉ giúp giảng viên tối ưu hóa trong việc chấm điểm, không phải là cách tối ưu để cá nhân trau dồi kĩ năng. Đến một thời điểm nhất định, kinh nghiệm đạt được đến ngưỡng vừa đủ và nếu cứ mãi kéo dài, nghĩa là cứ phải làm việc với những con người như thế mãi, thì sẽ phải dành thời gian chỉ để ngồi và viết ra mới có tâm trí làm được việc khác như thế này...
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất