Suốt thời thơ ấu luôn có những món nợ ân tình với những người đã yêu thương ta
Một ngày nào đó, khi ta còn tồn tại với tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết, thoáng chốc chúng ta thấy vui vẻ với mọi thứ, luôn tử...
Một ngày nào đó, khi ta còn tồn tại với tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết, thoáng chốc chúng ta thấy vui vẻ với mọi thứ, luôn tử tế và biết ơn người khác, không nghiện ngập sa ngã hoặc muốn chấm dứt cuộc đời mình, thì có khả năng một người nào đó, ở đâu đó, sớm đã yêu thương và chở che chúng ta rất nhiều.
Có một loại khoảng cách dù không thể thấy nhưng có thể cảm nhận rằng những người rất mực yêu thương ta không hề thuộc về thế hệ của chúng ta. Họ là những người cách ta hàng chục năm, sớm hình thành một định nghĩa khác về cuộc sống với những trải nghiệm từ hành trình quá khứ. Thời đại của họ là thời đại của thế hệ chiêm nghiệm chứ không phải thời buổi chỉ cần tối ưu hóa thì mọi thứ sẽ trending. Họ có thể khó tiếp cận với những điều mới mẻ của thời đại, có chút bảo thủ và đôi lúc không thể chia sẻ sở thích cùng ta. Thậm chí, những điều họ bảo ban thường hơi nhàm chán khiến vài đứa trẻ có sự so sánh rất rõ ràng khi ở cùng gia đình trong những cuộc trò chuyện và khi dành thời gian cho bạn bè trong những cuộc vui chơi. Nhưng tận sâu trong lòng, mỗi người trong chúng ta đều sâu sắc hiểu rằng bản thân nợ họ mọi thứ.
Dù biết bản thân luôn trong vòng tay yêu thương của ai đó, nhưng sự chở che theo tôi vẫn nên đi kèm với những bài học nhớ đời mà có lẽ mấy mươi năm sau đó, bạn từ một người được yêu thương sẽ trở thành người biết thương yêu người khác.
Nói đúng hơn, tất cả những triết lí yêu thương đó không phải lúc nào cũng nằm im tăm tấp như chữ trên sách vở, cũng không hẳn là bất cứ một vật hữu hình nào để ta có thể cầm nắm được. Nó đến từ trong bộn bề cuộc sống, từ cách chúng ta được đối xử và bồi dưỡng hằng ngày. Mội người sinh ra, được ít nhất một người yêu thương và dạy bảo, khi lớn lên sẽ dùng những thân thương ấy kết thành châu báu trong tim người khác. Hành trình đó sẽ luôn tiếp diễn dù với bất cứ ai, như vòng tròn, như chu kì của sóng biển. Yêu thương có thể bắt đầu từ một bữa ăn thịnh soạn được bà lão quyền lực nhất nhà tận tay nấu suốt 5 tiếng trong gian bếp; cũng có thể là một lời nhắc nhở mang theo áo ấm mỗi khi ra ngoài đi dạo rồi kết thúc bằng những câu chuyện đều đặn được mẹ rỉ tai trong suốt thời thơ ấu,... Những điều tôi vừa kể ra, với vài người là tuổi thơ đầm ấm, với vài người sẽ là những ký ức không mấy hoàn chỉnh và mạch lạc, nhưng với một số người, đó là những mộng tưởng mãi chẳng thể thành hiện thực. Tận hưởng những đặc ân là điều vô cùng dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để bỏ lỡ những gì tốt đẹp đang thực sự diễn ra. Một ngày nào đó, chúng ta rồi sẽ hiểu rằng, chúng ta nợ họ hạnh phúc, ân tình và rất nhiều những cơ hội để nói lời biết ơn.
Tuy nhiên, trong quá trình yêu thương và được yêu thương, con người đã kịp hình thành một dạng ghi chép về sự biến chuyển của hàng loạt các trạng thái cảm xúc mà ai cũng trải qua, trong đó một số điều sau đây đã được chắt lọc:
1. Sự kiên nhẫn - Endurance
Đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những trạng thái tồi tệ - mất kiểm soát, dù là lứa tuổi nào đi nữa. Tưởng tượng rằng trước mắt bạn đang là một đứa trẻ giàn giụa nước mắt, mặt đỏ bừng vì tức giận, bạn sẽ làm gì để mọi thứ trở nên bình ổn hơn? Quát tháo hay mặc kệ? - Chắc hẳn lúc đó, đứa trẻ đó đang cảm thấy thế giới bé nhỏ trong chúng tan rã dần dưới chân. Chúng đang trải qua đau khổ, tổn thương, bất công,... đại loại như thế. Và hẳn là nó không thể tồn tại trong thế giới này. Nhưng bằng sức mạnh của tình yêu thương, họ âm thầm quan sát và đặt bản thân thành người trong cuộc của đứa trẻ, bao dung chúng và cùng chúng chịu đựng thế giới tan rã đó. Họ đã giữ cho thảm kịch diễn ra như nó phải thế cho đến khi bọn trẻ có thể thở bình tĩnh trở lại. Họ có thể không xoa dịu, không giải đáp, cũng không phân bua, chỉ dịu dàng chứng kiến tất cả mọi thứ. Nhưng bất kể khi nào bọn trẻ thấy tồi tệ, họ đều xuất hiện, và trở thành nhân chứng cho những cơn sóng được kiểm soát theo thời gian trưởng thành. Và kể từ đó, những đứa trẻ bắt đầu học cách cân bằng sự tức giận, kiên nhẫn nhìn ngắm những điều không hoàn hảo của mình, và lớn lên cùng những điều không hoàn hảo ấy. Bởi vì khi không hoàn hảo, chúng ta mới thật sự là con người.
2. Yêu thương từ nội tại - Self-Love
Họ không ngần ngại bày tỏ tình yêu thương của mình đối với những đứa trẻ và xem chúng như báu vật trong sự sống của họ. Ở trong thế giới đó, chúng tôi thấy mình có giá trị và được là chính mình khi đủ trưởng thành để tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Chúng tôi được quyền tò mò về thế giới xung quanh, đề xuất những ý tưởng và chia sẻ nó với họ. Và dù những ý tưởng đó có thể trở thành hiện thực hay không, chúng tôi vẫn nhận được sự ủng hộ từ ai đó và biến chúng thành động lực để nối tiếp những ý tưởng - những ước mơ to lớn hơn. Kế cả khi chúng tôi không thường xuyên bước vào bếp, nhưng cũng đủ khiến mắt họ ánh lên niềm hạnh phúc. Từ nhỏ, mỗi đứa trẻ đều có riêng cho mình một cái tên gọi riêng ở nhà, có chút ngớ ngẩn, dễ thương gắn liền với những kỷ niệm thơ bé. Khi lớn lên, ta lại cố tìm cách che giấu đi cái tên đó đi vì sợ bị đồng nghiệp và bạn bè chọc ghẹo mà nào đó ngờ đâu ta đang vô tình che giấu đi những ký ức yêu thương quá đỗi dịu dàng. Và dù cho niềm hạnh phúc đã từng ấy giờ đây được bạn gọi tên và nhớ về bằng cách nào, nó vẫn là bí mật của một nền tảng cảm xúc rất riêng mà vì nó mà tất cả sự đĩnh đạc và tự tin sau này của chúng ta có thể được biểu lộ một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.
3. Lòng vị tha - Forgiveness
Có những lúc chúng ta đã làm điều gì đó rất sai: chúng ta bỏ quên một cuốn sách, chúng ta làm xước bàn, chúng ta khó chịu với ai đó hoặc bùng nổ trong cơn giận dữ. Hình phạt có thể rất mạnh, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Họ đã đưa ra những lý do cho tất cả mọi lầm tưởng: chúng tôi đã kiệt sức, ai cũng vậy, không ai hoàn hảo cả. Họ đã dạy chúng tôi về lòng vị tha đối với người khác và chính chúng tôi. Họ cho chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ không cần phải hoàn hảo trong mắt người khác, mà thay vào đó, hãy luôn vị tha cho tất cả những điều chưa hoàn hảo ấy để trở nên hoàn hảo hơn.
4. Sự kiên trì - Patience
Chúng tôi không dễ dàng gì để phân định rõ ràng thế mạnh và sở thích của bản thân. Phải mất một thời gian khá dài để bắt đầu và thích ứng với sở thích của bản thân và đó là khi chúng tôi tìm thấy tương lai của mình với đam mê đàn piano hoặc học làm bánh quy. Họ không hề la hét, chế nhạo hay cáu kỉnh. Họ đã dạy chúng tôi rằng nghệ thuật chờ đợi nằm ở sự kiên trì để tạo ra sự thay đổi, cho đến khi điều tốt đẹp nhất có thể xuất hiện. Họ không yêu cầu kết quả ngay lập tức - và do đó, chúng tôi không cần phải hoảng sợ hoặc bối rối trên con đường mình đã chọn.
5. Cơ chế tự sửa chữa - Repair
Có một số cuộc cãi vã đã xảy ra giữa chúng tôi, và điều đó thật tồi tệ. Có lúc, chúng tôi cảm thấy chúng tôi ghét họ rất nhiều. Nhưng cho dù là như thế, họ vẫn luôn ở đó, bao dung, và tha thứ cho mọi lỗi lầm. Họ đã lấy đi sự tức giận - và dạy chúng ta về cách sửa chữa: mọi thứ có thể rất sai lầm nhưng vẫn có thể sửa chữa, con người có thể kiên cường đến mức nào, có bao nhiêu cơ hội thứ hai dành cho những người mà họ yêu thương hết mực.
Từ những bài học này và hơn thế nữa, chúng tôi lớn lên và trở thành những người có thể đối xử tốt với bản thân, khoan dung với lỗi lầm của mình, thông cảm với người khác và dũng cảm tiến về phía trước. Chúng tôi không chỉ được 'yêu', được học hành mà chúng tôi còn có thể cảm nhận được sự hiện diện của mình mỗi khi quan tâm đến người khác, nói một lời tử tế với bản thân hoặc cảm thấy đủ mạnh mẽ để đối mặt với một ngày mai khó khăn hơn rất nhiều
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất