Mới hồi nãy đi làm về, book một anh tài xế Go Việt và có cuộc trò chuyện khá hay trong 20 phút. Trái với buổi sáng mình bị down mood vì bác tài vô lý thì tối về lại gặp người có tư duy tiến bộ. Tiến bộ ở hai câu chuyện nhỏ sau đây.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, bàn và trong nhà
(Ảnh chụp lúc mấy bé đang ăn nhẹ buổi xế và ngồi nói chuyện như những người hàng xóm thiết thân)
* Câu chuyện số 1:
" Anh sắp đón bé thứ 2, nhưng mãi mà bác sĩ vẫn không chịu nói là con trai hay gái. Con trai hay con gái gì cũng là con mình, anh hỏi để lo sắm đồ mới cho con chứ không phải gì".
Câu nói này không đặc biệt lắm, nhưng khi nghe lại thấy ấm áp, thấy sự tiến bộ của một người học hết lớp 9 rồi lao ra đời mưu sinh. Sự tiến bộ không hề bị giới hạn ở cấp bậc xã hội, trình độ học vấn hay nghề nghiệp, giới tính,... Sự tiến bộ đến từ những người tình cảm, tỉnh táo lẫn cảm thông.

Giới tính _ câu chuyện thiên niên kỷ, nói mãi cũng không xong, nhưng thật sự chỉ khác nhau ở sự đón nhận của mỗi người. Mình ước gì bao nhiêu người ba mẹ khác cũng có thể nghĩ được như thế, để gia đình mình trọn vẹn hơn, người vợ đỡ khổ sở, người chồng thôi bi quan, và những người con không còn tự ti mặc cảm. Hãy cư xử nhân văn lên, đừng áp đặt con bằng những mong mỏi của mình.
Ai cũng từng là những đứa trẻ. Nhưng những đứa trẻ thì lại chưa kịp làm người lớn.
* Câu chuyện số 2:
" Con mình không giỏi, mình biết và thừa nhận, nhưng cái gì tốt đẹp nhất cho con thì vẫn cố gắng lo đủ đầy. Đi làm quanh năm suốt tháng, mục đích vẫn là lo cho con mình, chứ không phải so sánh con mình với con nhà người ta".
Lại một cái tiến độ nữa. Mình phục.
Anh đã hỏi mình về khóa học tại trung tâm. Anh nói anh không rành lắm, cũng không dám tự dạy con ở nhà vì chắc chắn là không có kết quả.
Mình cũng không nghĩ gì đến việc sẽ nhân cơ hội mà sale khóa học. Thứ nhất là mình không thật sự nắm hết thông tin chi tiết của khóa học, không thể tư vấn bậy bạ. Càng lớn càng rất sợ nói sai và làm sai, vì hậu quả đôi khi xa hơn những gì mình vẫn nghĩ. Thứ 2 là mình không biết năng lực bé thế nào. Thứ 3 là vì mình không muốn biến giáo dục trở thành con đường cơ hội (dù bản chất dịch vụ nào cũng phải cần tiền để duy trì sự tốt đẹp mà mình mong muốn). Rõ ràng, làm dịch vụ với ý nghĩ tiến bộ, nhân văn, sẽ mang lại những kết quả tiến bộ và nhân văn.
Giáo dục là điều đẹp đẽ đầu tiên trong đời mỗi người. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều được hưởng đặc quyền giáo dục theo nhiều hình thức trong suốt quãng đường trưởng thành. Có thể là ba mẹ dạy, thầy cô dạy, bạn bè chia sẻ với nhau, đối thủ khơi gợi lên những thiếu sót của mỗi người để mà cùng phấn đấu, bài học cũng có thể đến từ những người lạ mặt, từ người tốt và kẻ xấu mình cũng học được khối thứ. Chính vì sự bao la đó, mà giáo dục rất cần những người có tâm. Và thật may mắn khi quãng đường học hỏi của mình được gặp những người đồng hành hết mình, làm việc bằng cái tâm trong sáng với những ý nghĩ nhân văn.
Dù bạn có nhiều tiền hơn nữa cũng không thể mua nổi sự tử tế và tiến bộ. Và mình biết, anh tài xế này sẵn sàng lo cho con mọi thứ, dù phải vất vả hơn. Vì suốt buổi nói chuyện, anh không hề nhắc đến chuyện tiền nông, không than vãn, không thấy áp lực với bao nhiêu thứ phải chi. Vì người ta còn trẻ, còn sức, còn làm được.
Mình chỉ nói anh một câu thôi. Khi bé thật sự muốn đi học, thì học ở đâu cũng không sợ, năng lực chưa tốt có thể cải thiện, nhưng nếu tư duy không chịu tiến bộ, không muốn thoát khỏi cái điện thoại thì học đâu cũng chỉ tốn kém và gây ra sự thất vọng. Rõ ràng, trong những trường hợp này, lỗi không hẳn do người làm dịch vụ giáo dục, mà một phần nằm ở tư duy người tiếp nhận. Như trường hợp đứa bé mình dạy thêm trước đây, nó luôn tìm mọi cách để từ chối tiếp nhận những buổi học thêm, luôn nói mình không hiểu gì trong khi rõ ràng hỏi ra cái gì nó cũng trả lời đúng (chỉ khi nó vui nó mới như thế). Ba mẹ bạn này đã tìm bao nhiêu gia sư, trả bao nhiêu tiền, cũng không thể mua nổi sự tự giác của con được. Vì nó thật sự không muốn tiếp nhận. Thế rồi ba mẹ và con cái gây nhau, gây cả khi trước mặt mình.
Bởi vậy mới nói tư duy tiến bộ trong hoàn cảnh này rất cần thiết. Cái gì là tốt cho con, cái gì là không đòi hỏi, cái gì là sự động viên và cổ vũ. Mình cũng khuyên hôm nào anh có chút thời gian thì dẫn bé đến làm bài test, học thử rồi hãy tính đến chuyện đăng ký. Và mình nghĩ rằng điều này là một trong những đều rất nhân văn mà đơn vị mình nơi đang làm việc đã thật sự làm rất tốt. Hy vọng trung tâm mình có duyên với hành trình học tập của bé trai nhà anh tài xế này.
Chuyện tư duy tiến bộ và nhân văn là chuyện cả đời....