Khoa học đáng ngạc nhiên về thiết lập mục tiêu (và lý do bạn có lẽ làm nó sai)
Thiết lập mục tiêu giúp chúng ta đi đúng hướng và làm rõ các giá trị của ta. Nhưng bám vào các mục tiêu trong khi chúng không còn có...
Thiết lập mục tiêu giúp chúng ta đi đúng hướng và làm rõ các giá trị của ta. Nhưng bám vào các mục tiêu trong khi chúng không còn có lợi cho ta thì chỉ là công thức cho sự khổ sở.
Trở lại năm 2010, tôi đặt ra một mục tiêu lớn lao cho bản thân. Tôi lấy một trong các trang web của tôi và quyết định rằng tôi muốn xuất bản hơn 100 bài viết trong năm đó. Tôi quyết định làm điều đó, bởi mục tiêu của tôi là có hơn một triệu độc giả vào cuối năm.
Để làm điều đó, tôi quyết định chọn cái gì, vào thời gian nào, để trở thành một blog thành công một cách khiêm tốn và biến nó thành một kiểu tạp chí cho đàn ông dành cho thế hệ Y(những người sinh vào đầu thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000). Tôi tìm thấy một nửa trong số hàng tá người để viết các bài viết cho tôi. Tôi thiết kế lại trang của mình. Tôi tạo ra một hệ thống nội dung sẽ cung cấp trực tiếp thông qua tôi và được đăng lên cách ngày nhau. Trong đầu của tôi, tôi gây dựng nên nền tảng cho đế chế của mình, một thương hiệu mới nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn khoản về sự nhạy cảm của những người đàn ông trẻ tuổi, có kiến thức về internet.
Thậm chí không cần tới 3 tháng để tôi từ bỏ toàn bộ dự án đó. Tôi xoá phân nửa các nội dung mới được viết bởi người khác. Tôi chuyển trang web đó trở lại trang blog cũ. Và tôi tiếp tục xuất bản với một nhịp độ nhỏ giọt hơn.
Phần lớn khi nhìn vào việc từ bỏ mục tiêu của tôi năm đó đều xem như là một sự thất bại rành rành. Nhưng khi tôi nhìn lại thì thấy rằng nó là một trong những mục tiêu giá trị nhất tôi từng đặt ra cho chính bản thân mình. Tôi sẽ giải thích tại sao ở phần sau của bài viết này.
Có hàng triệu bài viết trên mạng nói về việc làm thế nào để đặt ra các mục tiêu và cách để đạt được chúng. Và dĩ nhiên, tôi sẽ bao hàm một trong số chúng ở đây.
Nhưng tôi muốn đề xuất một thứ xa hơn, tinh tế và quan trọng hơn: Thông thường sự thất bại mang tính chiến lược của các mục tiêu có thể có giá trị hơn việc đạt được chúng.
Phần lớn mọi người xem các mục tiêu như các quả bóng gôn mà bạn đánh thật mạnh, dứt khoác vào nó nhằm hy vọng đạt được số điểm mình hằng mong muốn. Nhưng mục tiêu phức tạp hơn thế rất nhiều. Đôi lúc thật thuận lợi để đặt ra các mục tiêu mà bạn biết mình không thể đạt được. Những lúc khác tốt hơn hết là từ bỏ hoặc thay đổi mục tiêu giữa chừng. Đôi lúc tốt hơn hết là không có mục tiêu gì cả.
Bài viết này sẽ chia nhỏ những sự phức tạp của việc thiết lập mục tiêu- lúc nào đặt ra chúng, làm thế nào để đặt ra chúng, và làm thế nào để biết khi nào nên từ bỏ.
1
Thiết lập mục tiêu có thể giúp bạn như thế nào
Trừ khi bạn sống trong các hang đá suốt cuộc đời của mình, bạn biết rằng các mục tiêu có thể trở thành điểm khởi đầu tuyệt vời cho sự thoả mãn và mục đích trong cuộc sống của chúng ta. Các mục tiêu cho chúng ta một thứ để hướng tới, chúng cho ta một hướng đi. Các mục tiêu giúp ta theo dõi, đo lường quá trình và hiểu được các thiếu sót của ta. Các mục tiêu nổi tiếng bởi một lý do: chúng hiệu quả.
Nhưng trước tiên điều quan trọng là hiểu một cách thấu đáo mục tiêu mang lại lợi ích cho bạn như thế nào.
Các mục tiêu cụ thể thì tốt nhất cho việc theo đuổi những thứ bên ngoài.
Gần như chắc chắn cách nổi tiếng nhất để sử dụng các mục tiêu -- cách để bạn sử dụng chúng trong cuộc sống của mình - là theo đuổi một kết quả cụ thể nào đó.
Tôi muốn trở thành một tác giả, cho nên tôi đạt ra mục tiêu viết một cuốn sách vào cuối năm nay. Tôi muốn tự do tài chính, cho nên tôi đặt mục tiêu trả hết nợ vào năm 2022. Tôi muốn khi khoả thân mình trông thật đẹp, thì tôi đặt ra mục tiêu giảm 20 pao trước mùa biển.
Thiết lập các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được cực kỳ hiệu quả trong việc giúp chúng ta đạt được các thành tựu hữu hình bên ngoài. Điều này thực ra là một trong nhiều sự phám phá thiết thực trong các nghiên cứu về mục tiêu và được áp dụng cho cá nhân, đội nhóm và tổ chức qua nhiều nền văn hoá khác nhau, trong nhiều sự sắp đặt khác nhau, và xuyên suốt nhiều thời đại nghiên cứu cho đến nay.
Các mục tiêu cụ thể hoạt động như kiểu GPS cho cuộc đời bạn. Và tương tự như GPS trên điện thoại của bạn cần một điểm đến cụ thể để nó trở nên hữu ích, các mục tiêu bên ngoài thật sự chỉ hiệu quả khi bạn có một kết quả cụ thể trong đầu.
Ví dụ, "tiết kiệm nhiều tiền hơn" là mục tiêu tương tự nói cho GPS của bạn rằng bạn muốn đến California. Địa điểm chính xác ở California bạn muốn đến là ở đâu? San Diego? San Francisco? Công viên quốc gia Yosemite?
Không. Bạn muốn bánh taco tôm chiên từ xe taco của Mariscos Jalisco trên Đại lộ Olympic ở LA(tin tôi, bạn cũng thế). Bây giờ, GPS của bạn có thể nói cho bạn chính xác làm thế nào để đến được đó, lần lượt, đặt chân xuống, đi đến khi bạn bước tới cửa sổ để đặt 3 chiếc taco cho mình và có thể thêm một vài món cá sống ướp chanh với nước sốt nóng ( không quá nhiều nhỉ - Tôi cảnh báo bạn nhé).
Khi bạn đặt ra các mục tiêu cụ thể, chúng thành ra có thể đo lường và thực hiện được, điều rồi sẽ cho phép bạn theo dõi quá trình của mình. Đôi lúc chúng được quy thành một thứ như "Các mục tiêu THÔNG MINH(SMART Goals)". 5 chữ cái trong THÔNG MINH đại diện cho:
- Cụ thể
- Có thể đo lường được
- Có thể đạt được
- Có liên quan
- Giới hạn về thời gian
Cho nên, thay vì "tiết kiệm nhiều tiền hơn" bạn có thể nói "tiết kiệm $5000 vào ngày 12 tháng 12". Bây giờ bạn biết chính xác mình cần phải làm gì. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm vào ngày 1 tháng 1, bạn có 345 ngày để tiết kiệm, cho nên điều đó là:
- $14.50 mỗi ngày
- $101.45 mỗi tuần
- $416.67 mỗi tháng
Điều này cho phép bạn biết chính xác nơi bạn đến với những mục tiêu của mình suốt năm đó. Đến ngày 57, bạn nên có $826.50 tiền tiết kiệm. Đến tuần thứ 18, bạn nên có $1,826.10 trong ngân hàng. Và đến tháng 7, bạn nên giữ $2,916.69. Bất kì sự sai lệch từ những điểm chuẩn này sẽ cho bạn biết rằng bạn nên thay đổi cách tiếp cận của mình (hay có thể thay đổi mục tiêu - hơn là để đến sau đó).
Lợi ích khác của việc đặt ra các mục tiêu cụ thể là chúng giúp bạn tập trung vào kết quả bạn muốn trong khi bỏ qua tất cả sự sao nhãng từ bên ngoài mà bạn sẽ gặp phải. Thật dễ dàng để biết bạn cần cắt giảm tiêu sài cái gì khi bạn biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu. Sẽ dễ dàng hơn nữa để biết các thức ăn nào cần cắt giảm khi bạn biết chính xác số cân nặng bạn muốn giảm là bao nhiêu và vân vân. Các mục tiêu cụ thể, khi được sử dụng thì có thể trở thành một nguồn năng lượng, động lực và sự kiên trì.
Các mục tiêu tổng quát tốt nhất cho việc theo đuổi các mục tiêu bên trong.
Ổn thôi, việc đưa ra một loạt các thứ chết tiệt cho các mục tiêu cụ thể. Chúng làm ta như đang ở trên mặt trăng, xây dựng nên các kim tự tháp, phát minh ra Disneyland. Điều không thể yêu nổi về các mục tiêu cụ thể là gì?
Vâng, các mục tiêu cụ thể thì tuyệt thiệt đó. Vấn đề là đôi lúc những gì chúng ta muốn thì không cụ thể chút nào.
Ví dụ, nếu tôi muốn trở thành một tác giả tài giỏi hơn, tôi đo lường điều đó như thế nào? Lượng truy cập trang web? Số sách được bán ra? Các email đầy sôi nổi trong hộp thư của tôi bảo với tôi thứ hạng A bá đạo của tôi như thế nào?
Đây là nơi chúng ta gặp vấn đề với các mục tiêu. Bởi nếu tôi quyết định rằng "lượng truy cập trang web = trở thành một tác giả giỏi" thì có rất nhiều cách mờ ám để tạo nên lượng truy cập trang web mà không liên quan gì tới viết giỏi cả.
Bạn thường sẽ thấy một hiện tượng tương đồng với những người đặt các mục tiêu giảm cân. Họ giảm cân .. bằng việc làm những thứ tệ hại, không lành mạnh cho lắm như nhịn đói hay sống một lối sống không gì ngoài bánh quy và nước ép cà rốt trong một năm. Vâng, cân nặng giảm đi. Nhưng họ lại đặt bản thân vào hình thể tồi tệ hơn nhiều so với lúc họ mới bắt đầu - từ đó, mục tiêu cụ thể của họ làm đau họ hơn là giúp đỡ họ.
Đây là nơi các mục tiêu tổng quát phát huy tác dụng. Chỉ muốn giảm 15 pao thôi là chưa đủ, bạn cũng muốn trở thành một con người khoẻ mạnh. Bán một đống sách thôi là chưa đủ, bạn muốn bán những cuốn sách bởi bạn muốn trở thành một tác giả tài giỏi hơn. Kiếm được một triệu đô la là không đủ, bạn muốn kiếm ra số tiền đó theo một cách có đạo đức và bền vững.
Các mục tiêu tổng quát như thế - trở nên khoẻ mạnh hơn, tự do về tài chính hơn, cải thiện một kỹ năng - trong nhiều cách, nó hữu ích hơn so với các mục tiêu cụ thể bởi chúng không bao giờ kết thúc và mang tính nội tại. Bạn có thể không bao giờ hoàn thành "việc trở nên khoẻ mạnh". Bạn có thể không bao giờ hoàn toàn đạt được "việc trở thành một tác giả tài giỏi hơn". Chúng luôn là một thứ bạn có thể làm tốt hơn nữa.
Và lẽ tự nhiên không ngừng nghỉ của các mục tiêu tổng quan giữ chúng ta chân thật và thoả mãn với các mục tiêu cụ thể. Và chúng ta sẽ thấy, quá tin tưởng vào các mục tiêu cụ thế có thể gây hại cho sức khoẻ tinh thần của ta. Sự pha trộn trong các mục tiêu tổng quan có thể chống lại điều đó. Chưa kể, chúng thực sự có thể tạo ra các kết quả tốt hơn.
Điều này cho chúng ta thấy rằng các mục tiêu tốt nhất là các mục tiêu giúp chúng ta tận hưởng quá trình thay vì tập trung quá nhiều vào kết quả. Bạn cần cả mục tiêu tổng quát và cụ thể để làm điều đó. Bạn cần các kết quả cụ thể để làm cho bạn cảm thấy có cảm hứng ( "Tôi sẽ kiếm một triệu đô la"). Nhưng bạn cũng cần mục tiêu tổng quát ( "Tôi sẽ trở nên tốt hơn trong công việc của mình") để ổn định các kết quả cụ thể đó và giữ cho lòng tự trọng của bạn còn nguyên vẹn.
Bởi, nếu bạn không làm thế. Thì ...những thứ đó có thể trở nên xấu xí. Và đi quá nhanh.
2
Thiết lập mục tiêu có thể làm hại bạn như thế nào
Các mặt tối của việc thiết lập mục tiêu hiếm khi được thảo luận. Và nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể bị chúng cám dỗ.
Lý do thiết lập mục tiêu hiệu quả bởi bằng cách tập trung vào việc theo đuổi hay đo lường một thứ cá nhân, bạn trở nên tốt hơn trong việc bỏ qua những thứ không quan trọng hay không giúp ích cho bạn.
Nhưng như bất kì thứ gì trong cuộc sống, bạn có thể làm điều này cực đoan. Nghĩ về cô luật sư tài giỏi, có khiếu ứng xử, người không nhận ra các con của cô ấy bởi cô ấy quá bạn rộn với công việc 90 giờ mỗi tuần. Hay anh sinh viên đại học không có bạn bè bởi anh ta ám ảnh với việc học hành cả ngày, mỗi ngày. Hay một anh chàng cố gắng leo lên đỉnh Everest để khoe khoang bởi ... vâng, bởi mục tiêu của anh ta leo lên đỉnh Everest để khoa khoang.
Khi chúng ta quá ám ảnh với mục tiêu của mình, chúng ta có thể dễ dàng hi sinh những thứ làm cho mục tiêu có ý nghĩa ngay từ lúc bắt đầu.
Chưa kể, việc ám ảnh theo đuổi các mục tiêu cụ thể có thể cổ vũ một người thực hiện những hành vi vô đạo đức. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người tập trung năng lượng của họ vào các mục tiêu cụ thể có nhiều khả năng nói dối hay lừa lọc để đạt được chúng.
Hai cạm bẫy cần cẩn thận cho việc khi nào đặt ra các mục tiêu. Thứ nhất là đặt ra các mục tiêu không ăn khớp với các giá trị của bạn. Thứ hai là chọn các mục tiêu không hiệu quả ngay từ đâu. Cùng mổ xẻ chúng nào.
Thiết lập mục tiêu không ăn khớp với các giá trị của bạn
Một trong những cái bẫy lớn nhất mà mọi người mắc phải là giữ chặt và theo đuổi các phục tiêu không phục vụ cho các giá trị cốt lõi của họ.
Một vài người đánh giá cao thành tựu và sự tự cải thiện. Những người khác thì đánh giá cao các mối quan hệ thân mật của họ. Những người khác thì đánh gía cao việc có tác động đến với thế giới hay tạo ra các cộng đồng. Quan trọng là phải hiểu được các giá trị của bạn trước khi bạn bắt đầu đặt ra các mục tiêu để bản thân không cảm thấy hoang mang.
Điều này nghe thì có vẻ rõ ràng nhưng tôi từng thấy rất nhiều người nói rằng họ đánh giá cao các mối quan hệ thân thiết của họ nhưng dành phần lớn thời gian cố gắng kiếm nhiều tiền hơn bởi họ đôi lúc nghĩ rằng điều đó sẽ dẫn họ đến các mối quan hệ thân tình.
Tôi từng thấy nhiều người muốn tạo ra ảnh hưởng trên thế giới này trở nên ám ảnh với việc tự cải thiện, sự phù hợp và tối ưu mọi thứ trong cuộc sống cá nhân của họ đến một điểm nơi họ hầu như quên hết mọi thứ tồn tại bên ngoài bản thân họ.
Tôi từng thấy những người đánh giá cao sự độc lập và tự trị, bị sa lầy vào các công việc được trả lương cao nhưng họ thì ghét nó bởi họ tin địa vị cao họ có được từ công việc của mình sẽ cho họ thêm nhiều quyền lực nhằm kiểm soát thời gian của bản thân họ.
Và rồi tất cả những người tự hỏi mẹ trái đất sao có thể đối xử với họ tệ như thế được chứ? Họ thực hiện các mục tiêu đó. Họ nghiền nát nó, đạt được các mục tiêu trái, phải và ở giữa. Vâng, đôi lúc mọi thứ cảm giác thật bế tắc.
Vấn đề là các mục tiêu họ theo đuổi không cùng hàng với các giá trị của họ. Và điều này là nguyên liệu cho sự khổ sở.
Lý do phổ biến nhất mà chúng ta mắc phải cạm bẫy này là bởi chúng ta để người khác quyết định các mục tiêu cho chúng ta. Chúng ta nhìn quanh và nhìn thấy mọi người kiếm thật nhiều tiền hay nghỉ lễ ở Bora Bora hay tập thể hình 3 lần một ngày và trông giống như họ đã thử vai cho Baywatch. Và chúng ta nghĩ, "Ồ, họ trông thật hạnh phúc, cho nên chúng ta cũng nên làm những gì họ đang làm."
Theo cách tinh tế này, chúng ta để người khác chọn các mục tiêu cho chúng ta. Chúng ta cố gắng kiếm nhiều tiền hơn, cố gắng đi các kỳ nghỉ thật cool ngầu, hay cố gắng để thực hiện một triệu burpee( bài tập kết hợp nhiều động tác hít đất, bật nhảy..., giúp đốt mỡ, cải thiện sức mạnh, sức bền và sức bật.) một tuần và ăn cá vược cuốn cải xoăn(kale-wrapped sea bass) nhúng nước hành hay bất kì thứ gì mà không suy nghĩ, bạn biết mà, nếu chúng ta thật sự muốn bất kì thứ nào trong những thứ đó.
Kệ cha những mục tiêu của mọi người. Sống với các giá trị của bạn đi.
Bạn cần chắc rằng các mục tiêu của bạn là cho bản thân, không phải cho người khác. Nhiều người bối rối giữa những gì họ đánh giá cao với những gì mà những xung quanh họ đánh giá cao. Chúng không phải là những thứ giống nhau. Và nếu bạn bối rối bởi chúng, thì bạn rất có thể sẽ trải qua nhiều năm cuộc đời theo đuổi một thứ mà chỉ làm cho bạn cảm thấy tệ hơn mà thôi.
Thiết lập các mục tiêu tạo ra các kết quả tệ hơn
Một lỗi khác nhiều người mắc phải là thiết lập các mục tiêu thực sự làm cho vấn đề của họ tệ hơn, chứ không tốt lên tẹo nào cả.
Một ví dụ vui tôi đôi lúc tình cờ nghe được là khi một người nói một thứ như "Tôi muốn bắt đầu công việc kinh doanh của mình cho nên tôi có thể làm việc theo thời gian mình muốn và không bị làm cho căng thẳng bởi ông sếp."
Những người đó không dừng lại để xem xét rằng việc trở thành một người chủ còn căng thẳng hơn gấp 3 lần. Bạn chịu trách nhiệm cho mọi quyết định, thất bại, sơ suất, sai lầm trong việc đánh giá.
Và tất nhiên, bạn có thể đặt ra giờ làm việc cho riêng bạn nhưng khi bạn làm việc 12 tiếng một ngày, thì có lẽ không có nhiều lựa chọn về cách bạn có thể đặt ra chúng!
Nhiều mục tiêu như là sự tự huỷ hoại. Như những người mua những chiếc xe hơi đắt tiền bằng thẻ tín dụng bởi họ muốn cảm thấy giàu có. Hay một người nào đó hẹn hò với những người họ không thích bởi họ muốn có một mối quan hệ. Hay một người nào đó giảm cân bằng cách nhịn đói bởi họ muốn trở nên khoẻ mạnh hơn.
Ý nghĩa đi cùng với các mục tiêu mà bạn theo đuổi thường rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn nhiều bản thân mục tiêu đó.
Nếu bạn theo đuổi một mục tiêu và đạt được nó bằng cách đốt bỏ hết toàn bộ đời sống xã hội của bạn, xa lánh gia đình của mình và huỷ hoại danh dự của bạn thì bạn thực sự đạt được bất kì thứ gì không? Tôi e là không.
3
Làm thế nào để theo đuổi các mục tiêu thông minh hơn.
Cân bằng giữa các mục tiêu cụ thể và tổng quát
Bản chất của mục tiêu mà chúng ta đặt ra có thể có một tác động lớn đến cách chúng ta thoả mãn nếu và khi chúng ta đạt được chúng.
Tập trung quá mức vào các mục tiêu cụ thể, bên ngoài có thể làm bạn cảm thấy như cứt bởi chúng là giá trị trung lập. Mục tiêu kiếm rất nhiều tiền thì ổn đó nhưng mục tiêu đó không giải thích lý do tại sao bạn lại cố gắng kiếm tiền. Do đó, bất kì niềm vui nào bạn thu được từ nó sẽ rất ngắn ngủi.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần cân bằng các mục tiêu bên ngoài, cụ thể với các mục tiêu bên trong, tổng quát. Mục tiêu bên ngoài của bạn có thể "Tôi muốn có mức thu nhập 6 con số." Mục tiêu bên trong có thể "Bởi tôi muốn tự do tài chính và không cảm thấy căng thẳng về tiền bạc."
Bây giờ mục tiêu bên ngoài của bạn hướng đến một giá trị (tự do) và bạn thiết lập cho bản thân các thành bảo vệ trong việc theo đuổi các mục tiêu - ví dụ, bạn không theo đuổi thu nhập 6 con số theo cách làm cho bản thân ít tự do hơn.
Tôi nghĩ lý do chúng ta tập trung nhiều vào các mục tiêu bên ngoài bởi chúng dễ để đo lường. Một quy tắc được cho là quy tắc vàng trong việc thiết lập mục tiêu là đo lường quá trình tiến tới mục tiêu của bạn càng chính xác càng tốt. Nhưng điều đó hoá ra các mục tiêu lại dễ dàng hơn để đo lường - các mục tiêu bên ngoài - và thường thứ đó mang đến cho chúng ta ít thoả mãn hơn.
Thật dễ để thấy bất kể bạn có đạt được các mục tiêu tài chính hay không. Chỉ cần nhìn vào tài khoản ngân hàng của bạn. Cũng dễ để nhìn thấy bất kể bạn có đạt được các mục tiêu luyện tập thể thao hay không. Chỉ cần nhìn vào cân nặng và lịch sử tập luyện của bạn.
Nhưng khó khăn hơn nhiều để theo dõi quá tình tiến tới sự tự trị, không phán xét và tìm thấy một cộng đồng có ý nghĩa. Và vâng, đó là các kiểu mục tiêu mà chúng ta nhiều khả năng tiếp tục làm và là những thứ mang đến cho chúng ta nhiều sự thoả mãn hơn.
Cân bằng giữa các mục tiêu khó và dễ
Tương tự như cách để các mục tiêu bên ngoài cần được cân bằng lại bởi các mục tiêu bên trong, các mục tiêu cực kì khó khăn và đầy tham vọng cần được cân bằng lại với các mục tiêu đơn giản, nhỏ hơn.
Có một chút hiện tượng Goldilocks với thiết lập mục tiêu trong đó, nếu chúng ta chọn một mục tiêu quá khó hay đâu đâu ('Tôi muốn đến các mặt trăng của sao mộc') chúng ta sẽ nhanh đánh mất động lực bởi điều đó sẽ mang đến cảm giác thật bất khả thi để thực hiện bất cứ tiến triển nào.
Mặt khác, nếu mục tiêu của ta quá nhỏ và dễ dàng ("làm 3 cái chống đẩy") thì sự thoả mãn của ta sẽ sớm mất đi và sớm thôi các mục tiêu sẽ có cảm giác thật vô vị sau khi chúng ta đạt được chúng.
Điều này là lý do tại sao cách tốt nhất là đạt ra một mục tiêu nhiều tham vọng và rồi chia nhỏ chúng thành những phần dễ dàng có thể đạt được hơn.
Nhiều năm trước, tôi có một mục tiêu đầy tham vọng là trở thành một tác giả bán sách chạy nhất trên New York Times. Đó là một mục tiêu lớn mà phải mất nhiều năm mới đạt được. Để giúp bản thân làm điều đó, tôi tạo ra một số lượng các "mục tiêu phụ" nhỏ, dễ dàng hơn để thực hiện cùng với nó:
Xây dựng một trang blog nối tiếng dựa trên khả năng viết lách của tôiCó một hợp đồng xuất bản sách với một nhà xuất bảnViết hơn 100,000 từ để sử dụng cho một bản nháp
Những mục tiêu đó cũng khó khăn. Nhưng mỗi mục tiêu có thể đạt được trong một hoặc hai năm. Thậm chí với những mục tiêu đó, tôi thường chia nhỏ chúng thành các mục tiêu nhỏ, đơn giản hơn nữa, như "Viết 1000 từ mỗi ngày trong một tháng" hay "Gửi đề nghị xuất bản sách cho mười đại lý".
Đặt tất cả chúng lại với nhau
Vậy chúng ta học được rằng chúng ta nên có các mục tiêu cụ thể, bên ngoài với các mục tiêu bên trong để phản ánh các giá trị của ta. Chúng ta học được rằng chúng ta nên chia nhỏ các mục tiêu khó, dài hạn thành các mục tiêu nhỏ, có thể đạt được. Và chúng ta học được rằng các mục tiêu của ta nên tham vọng nhưng không phải tham vọng đến mức xem ra không thể đạt được.
Đặt tất cả lại với nhau thì nó sẽ trong giống như thế này:
Bên dưới là các mục tiêu nhỏ, dễ dàng đạt được hơn - học 10 công thức nấu ăn lành mạnh, mua một lượng lớn thực phẩm, thuê một huấn luyện viên, vân vân...
Nhưng lưu ý, tháp của các mục tiêu cụ thể được bao bọc trong một vòng tròn của nhiều các mục tiêu tổng quát, bên trong: "Tôi muốn có một lối sống lành mạnh", "Tôi muốn có một hình ảnh cơ thể tích cực" và "Tôi muốn có nhiều năng lượng và sức chịu đựng tốt hơn."
Với cách này, các mục tiêu của bạn được định hướng bởi các giá trị của bạn(các mục tiêu tổng quát) và việc chia nhỏ nó thành các bước nhỏ hơn nữa để có thể giữ cho bạn luôn có động lực qua một quãng thời gian dài.
Vậy bạn tạo ra các mục tiêu đó ngay từ đầu như thế nào đây? Dễ thôi. Quá trình đó sẽ trông như thế này.
Thứ bạn đánh giá cao mà bản thân muốn có nhiều hơn trong cuộc sống của bạn là gì?
Sự tự tin, các mối quan hệ tình ái, tự do tài chính, ... Đó là những giá trị bạn muốn theo đuổi.
Các mục tiêu tổng quát sẽ giúp bạn tối đa hoá các giá trị đó là gì?
Ví dụ: "Tôi muốn sống một lối sống lành mạnh" hay "Tôi muốn đạt được sự tự do tài chính" hay "Tôi muốn trở thành một người mẹ tốt."
Các mục tiêu đầy tham vọng, bên ngoài, cụ thể mà sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tổng quát là gì?
Ví dụ: "Giảm 40 pao" hay "Tiết kiệm nửa triệu đô lúc tôi 50 tuổi" hay "Dành ra ít nhất 10 giờ một tuần làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ với những đứa con của tôi. "
Các mục tiêu nhỏ, dễ dàng hơn mà sẽ làm cho mục tiêu tham vọng dễ đạt được hơn là gì?
Ví dụ: "Tập luyện 3 lần một tuần" hay "Tiết kiệm 25% tiền lương cho 5 năm tới " hay "Lên lịch để có 2 giờ mỗi tối với các con."
Viết những thứ đó xuống. Dán nó lên ở một nơi nào đó bạn có thể thấy nó thường xuyên. Và bắt đầu làm.
4
Vũ khí bí mật: Khi thất bại có giá trị hơn thành công
Thành thật với nhau một tí nhé. Chúng ta tệ trong việc biết điều gì sẽ làm ta hạnh phúc. Chúng ta cũng tệ trong việc biết cái gì có thể làm được và cái gì không. Chúng ta tệ luôn trong việc dự đoán những gì chúng ta sẵn sàng hy sinh. Và chúng ta cũng tệ nốt trong việc xác định các khả năng của ta một cách thoả đáng.
Do đó, sẽ an toàn hơn để nói rằng chúng ta sẽ tệ trong việc chọn các mục tiêu để chúng thực sự phụng sự cho ta.
Đôi lúc mục tiêu của ta kết thúc theo một cách phải nỗ lực hơn chúng xứng đáng như thế. Đôi lúc các mục tiêu chúng ta nghĩ có thể làm được, hoá ra lại bất khả thi. Đôi lúc chúng ta đến gần tới việc đạt được các mục tiêu của ta chỉ để khám phá ra rằng chúng ta không thích mục tiêu của ta tí tẹo nào cả.
Điều này là lý do tại sao đôi lúc thất bại trong việc thực hiện mục tiêu lại giá trị hơn thành công - thất bại dạy chúng ta những gì chúng ta nên theo đuổi.
Trở lại với việc cho trang web của tôi quay trở lại trước đây vào năm 2010. Tôi thất bại một cách thảm hại trong việc phát triển trang web trực tuyến cho đàn ông. Tôi cơ bản chuyển công việc của mình thành một biên tập viên tạp chí mà không nhận ra tôi ghét nó nhường nào. Tôi thờ ơ hàng ngàn độc giả, những người chỉ ghé thăm trang web để đọc những thứ tôi viết chứ không phải những thứ khác. Tôi hoàn toàn thay đổi mô hình kinh doanh mà không nhận ra rằng tôi sớm thôi sẽ phải phụ thuộc vào hoa hồng từ quảng cáo nếu tôi muốn kiếm tiền(bịt miệng tôi bằng một cái muôi súp chết tiệt nào đó đi).
Cho nên, tôi từ bỏ nó.
Tất cả các mục tiêu lớn lao, đầy tham vọng cho năm đó, tôi chỉ đơn thuần huỷ bỏ hết. Tôi để tất cả những người viết lách ra đi. Tôi chuyển trang web trở lại hình thức blog trước đây. Và tôi bắt đầu lại một vài tháng sau đó như thể toàn bộ những thứ trên chưa từng xảy ra.
Dựa trên thông tin đã có, tôi từ bỏ và/hoặc thất bại ở mọi mục tiêu đơn lẻ mà tôi đặt ra cho bản thân lúc đầu năm.
Và tôi tốt hơn nhiều bởi vì điều đó.
Giá trị của các mục tiêu không phải trong những thứ chúng ta đạt được mà là sự hướng dẫn chúng dành cho chúng ta. Các mục tiêu định hướng chúng ta tới việc chúng ta thích gì ở cuộc sống và cho chúng ta một tí động lực để bắt đầu tiến về phía nó. Nhưng nếu chúng ta khám phá trên đoạn đường đó rằng thực ra chúng ta không muốn các mục tiêu đó trong đời mình thì chúng ta nên hạ nó xuống!
Rất nhiều người sẽ tức giận về điều này. Họ cảm giác như một thất bại. Thế rồi sao? Thất bại là bình thường. Thất bại là cách chúng ta học hỏi. Tốt hơn là thất bại càng sớm và chọn ra các mục tiêu tốt hơn bây giờ hơn là dành năm tiếp theo của cuộc đời bạn để theo đuổi một thứ chả ra gì.
Mỗi năm, tôi đặt ra cho bản thân 4 đến 5 mục tiêu. Rồi tôi chia những mục tiêu năm to lớn đó thành các mục tiêu quý và rồi tháng.
Nhìn chung, khi tôi vào tháng 6, một nửa trong số các mục tiêu năm của tôi thay đổi theo một cách nào đó. Vào cuối năm đó, tôi cơ bản bỏ ít nhất một trong những mục tiêu đó bởi tôi học được theo cách đó rằng nó không phải là những gì tôi muốn. Quái quỷ thiệt, đôi lúc tới tháng 8 tôi lại nghĩ ra các mục tiêu mới hoàn toàn.
Những người cho thấy họ linh hoạt trong các mục tiêu của mình trở nên tốt hơn so với những người cứng nhắc theo đuổi các mục tiêu, đặc biệt khi những mục tiêu đó không hiệu quả.
Từ bỏ các mục tiêu đó hoặc là chúng không thể đạt được hoặc chỉ là chúng không còn phục vụ tốt cho bạn bởi tất cả các kiểu lợi ích, như ít căng thẳng hơn trong cuộc sống của bạn, cảm thấy giỏi giang hơn, ít các vấn đề sức khoẻ và ngủ tốt hơn, ít các dấu hiệu buồn phiền và nhiều cảm xúc tích cực hơn.
Ghi nhớ này, các mục tiêu chỉ là các dán nhãn được đưa ra trong đầu bạn. Không ai xếp hạng bạn. Không ai phạt bạn nếu bạn không đặt được chúng. Chúng chỉ có giá trị như những lợi ích mà chúng mang lại cho cuộc sống của bạn. Cho nên nếu chúng không mang lại lợi ích cho bạn thì từ bỏ chúng đi.
Sự thật là chúng ta không biết nếu chúng có phù hợp với ta hay không cho đến khi chúng ta thử chúng. Chúng ta thường không biết chúng ta muốn gì cho đến khi chúng ta có được nó hay cố gắng để có được nó. Chúng ta thường không biết chúng ta đánh giá cao gì cho đến khi chúng ta sống với những giá trị đó.
Các mục tiêu chỉ như các trải nghiệm để giúp chúng ta thử nghiệm những thứ đó. Nếu chúng ta nhận ra một mục tiêu không phục vụ cho những gì chúng ta muốn và đánh giá cao, thì không có gì phải xấu hổ trong việc để các mục tiêu của bạn ra đi và tìm kiếm các mục tiêu mới.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: The Surprising Science of Goal Setting (And Why You’re Probably Doing It Wrong)
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất