KHOA HỌC MÀU SẮC - 02
-Part 02 - MỤC ĐÍCH CỦA MÀU SẮC LÀ GÌ? Mục đích của màu sắc là gì? Bởi tính ra, trong số chúng ta có những người sinh ra với...
-Part 02-
MỤC ĐÍCH CỦA MÀU SẮC LÀ GÌ?
Mục đích của màu sắc là gì?
Bởi tính ra, trong số chúng ta có những người sinh ra với chứng mù màu, nhưng vẫn có thể sinh hoạt và lớn lên một cách hoàn toàn bình thường. Thực tế là phần lớn những người mắc chứng mù màu không thực sự nhận ra mình mắc chứng này cho tới lúc họ lớn lên và được biết tới nó.
Bên cạnh đó, ta còn rất nhiều chức năng khác cho việc tương tác với thế giới xung quanh, ta có thể sử dụng nhận thức về chiều sâu, xúc giác, thính giác,... Vậy tại sao màu sắc lại trở thành một phần rất lớn trong thực tế của chúng ta?
Trong tự nhiên, màu sắc, ngoài tính thẩm mỹ, còn có tính hữu ích. Ví dụ, một số loài thực vật hoặc động vật có màu sắc rực rỡ thường có xu hướng gây độc, hay như những loài hoa có màu sắc nổi bật để ong có thể phát hiện ra chúng dễ dàng hơn, hay với lông trên một số loài chim có thể sử dụng để thu hút bạn tình. Qua các ví dụ này ta có thể thấy rằng, việc sử dụng màu khác nhau mang ý nghĩa khác nhau, với từng loài vật khác nhau.
Theo một số nhà tự nhiên học và sinh vật học, nhiều năm tiến hóa và chọn lọc tự nhiên thông qua sự-thích-nghi-chống-kẻ-săn-mồi chính là nguyên nhân dẫn đến màu sắc rực rỡ ở các loài động vật có độc. Theo lý thuyết từ rất lâu trước đây, thế giới tồn tại những loài vật có độc trong cả màu bình thường và màu rực rỡ. Theo thời gian, khi những kẻ-săn-mồi bắt đầu nhận ra/liên kết những con vật có màu sặc sỡ = cái chết/chất độc, vì vậy theo bản năng bắt đầu tránh ăn thịt chúng, trong khi vẫn ăn thịt những con vật có độc màu sắc bình thường do không thể phân biệt. Dẫn tới theo chọn lọc tự nhiên, quần thể con vật độc với màu sắc bình thường dần biến mất, để lại những loài có độc với màu sắc rực rỡ.
Điều thú vị là vai trò của một số màu sắc nhất định trong thế giới không chỉ do tự nhiên chỉ định một cách vô thức, mà còn được con người chỉ định một cách có ý thức. Ví dụ sẽ khó có nơi nào trên thế giới khi ta lái xe, mà không bắt gặp đèn tín hiệu giao thông trong đó “Lục” không có nghĩa là “Đi” và “Đỏ” không có nghĩa là “Dừng”. Các nền văn hóa khác nhau cũng thể hiện những ý nghĩa khác nhau đối với các màu sắc khác nhau, chẳng hạn “Trắng” mang nghĩa là “tinh khôi”, “đức hạnh” trong văn hóa phương tây, nhưng mang nghĩa “tang tóc” trong nhiều nền văn hóa á đông.
Trong thế giới của con người, ta thấy mỗi ngày: “Lục” = “Đi”, “Đỏ” = “Dừng”, tránh chạm các vạch “Trắng”,... Nếu tôi miêu tả một nhóm thanh niên mặt mũi căng thẳng đang mặc quần áo sọc đen-trắng và xuất hiện trên các mặt báo, bạn sẽ liên tưởng đến nhóm đối tượng nào?
Không giống như trong tự nhiên, chúng ta - một xã hội - đã đưa ra các quyết định một cách có ý thức để sử dụng các màu sắc cho những ý nghĩa cụ thể. Ta có thể quyết định rằng “Đỏ” = “Đi”, “Lục” = “Dừng”, không như những loài vật trong tự nhiên, không thể quyết định được cách chúng xuất hiện với màu chúng muốn.
Vậy khi nhìn chung, trong cả thế giới tự nhiên và thế giới của con người, màu sắc có thể được sử dụng cho những mục đích nào?
Dựa theo quan sát và nghiên cứu, ta có thể xếp cách các sinh vật sống sử dụng màu sắc nằm vào 4 nhóm:
1. Orientation - Định hướng: Màu sắc được sử dụng để tìm ra thức ăn, chỗ ở, các sinh vật khác. Bướm biết tìm hoa, chim biết tìm bạn tình.
2. Warning - Cảnh báo: Trong tự nhiên, các sinh vật có độc không hề che giấu bản thân mà ngược lại, chúng bộc lộ một cách rõ ràng qua màu sắc đậm cùng các họa tiết, các nhà khoa học gọi đây là Aposematism - Tín hiệu xua đuổi. Các tín hiệu này để báo cho những kẻ-săn-mồi biết rằng chúng nên tìm bữa ăn ở một nơi khác. Vàng, Đỏ, Cam, Đen và Trắng là những màu mang tính phô trương - đây là những màu mang tính cảnh báo. Cũng là những màu được áp dụng trong thế giới loài người để cảnh báo.
3. Camouflage - Ngụy trang: Trong khi những loài sinh vật có độc bày màu sắc của mình ra một cách phô trương để cảnh báo những kẻ-săn-mồi, những loài không độc phải làm thế nào để tồn tại và sống sót?
Câu trả lời là chúng được lập trình sử dụng màu sắc để ngụy trang lẩn trốn.
Ý tưởng tương tự cũng được áp dụng trong thế giới con người, đặc biệt thường thấy nhất ở lĩnh vực quân sự.
4. Identity - Tạo danh tính: Màu sắc tạo ra dấu ấn nhận dạng rất riêng biệt giữa các loài sinh vật. Áp dụng trong thế giới loài người, ta có nhiều từ ngữ khác để miêu tả đặc tính này như “phong cách”, “thời trang”, “văn hóa”, “thương hiệu”,... Nhưng đều để nhắm đến mục đích tạo những nhận dạng riêng biệt.
Từ tất cả các điều trên, điều ta có thể đưa ra là, theo lý thuyết, các sinh vật sống gán cho màu sắc ý nghĩa cả trong ý thức và tiềm thức. Màu sắc ta thấy trong thế giới xung quanh có hai dạng ý nghĩa:
Do những con người khác gán cho.Do thiên nhiên qua nhiều thế hệ gán cho.
Điều này có nghĩa là về cốt lõi, bản chất tự nhiên của màu sắc với các sinh vật sống, là để GIAO TIẾP.
Nói theo cách này, không phải trùng hợp khi có ý kiến cho rằng Màu Sắc chính là một loại ngôn ngữ không lời.
Theo góc nhìn vật lý thuần túy, màu sắc là kết quả của ánh sáng tương tác với cấu tạo nguyên tử khác nhau của các hạt vật chất trong vũ trụ - đã tồn tại lâu hơn tất thảy các sinh vật sống. Điều này nghĩa là bản thân màu sắc đã tồn tại rất rất lâu trước khi thực vật và động vật tồn tại.
Như vậy việc học về màu sắc đồng nghĩa là ta đang học về một trong những ngôn ngữ có nguồn gốc cổ xưa nhất trong vũ trụ.
Bạn thường dùng màu sắc cho những mục đích nào?
Hãy cmt bên dưới nhé.
Mình xin kết thúc số này tại đây.
Hẹn gặp lại các bạn trong số tới!
#High_on_Sharing
#Delnary_Color
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất