Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 89

Bạn thân mến!
Khi hỏi về cách chia triết thành các phần nhỏ hơn, bạn đang yêu cầu một thứ hữu dụng, hay thậm chí là thiết yếu cho bất cứ ai mong muốn đạt đến thông tuệ. Sẽ dễ dàng hơn để ta có thể nắm được cái toàn thể từ việc xem xét từng phần. Giá như ta có đủ khả năng để có thể lĩnh hội triết trong cái toàn thể của nó, như cách mà ta tưởng tượng về thiên đường vậy. Vì thực sự nó cũng khá giống với thiên đường. Trong trường hợp đó, con người sẽ có một cảm giác ngỡ ngàng kinh ngạc, và sẽ có đủ dũng khí để từ bỏ mọi thứ họ đang cho là vĩ đại chỉ vì không biết cái gì là thực sự vĩ đại. Nhưng vì ta không thể làm vậy, ta cần phải xem xét triết giống cách người ta xem từng phần của thiên đường.
Tâm trí của một người thông thái thì trân trọng tổng thể của triết và nghiên cứu nó một cách hiệu quả và chóng vánh như cách mắt ta lướt qua cả bầu trời. Với ta, ngược lại, những người mà tầm nhìn bị hạn chế bởi màn sương, ta sẽ phải căng mắt nhìn qua, từng điểm từng điểm riêng biệt một, vì chưa thể bao quát ngay cái toàn thể. Vậy nên tôi sẽ thoả mãn yêu cầu của bạn và phân chia triết, nhưng thành các phần thay vì thành từng mảnh nhỏ nhặt. Vì phân chia nó thì hữu ích; nhưng tách nhỏ nó thì không - thứ gì quá nhỏ thì cũng khó để thấy như thứ gì quá to lớn. Bạn để ý xem, một dân tộc thường được chia thành các bộ lạc, hay quân đội thành các tiểu đoàn 100 người. Mọi thứ mà ta cảm thấy lớn đều sẽ dễ dàng hơn để hiểu rõ khi chia nhỏ, với điều kiện là đừng quá nhỏ hay quá nhiều phần. Một sự phân chia quá nhỏ nhặt thì cũng sai như không làm gì cả: khi thứ gì bị tán nhỏ thành bột, nó sẽ mất đi cấu trúc và trở nên rời rạc, khiến bạn có hiểu về nó cũng sẽ không mang lại mấy lợi ích.
Tuy nhiên, nếu bạn không phiền, tôi sẽ bắt đầu bằng cách nói về sự khác biệt giữa thông tuệ và triết. Thông tuệ là thứ tốt đẹp nhất của tâm trí; còn triết là tình yêu và sự tôn vinh thông tuệ. Triết đưa người ta đến đích là có được thông tuệ. Nguồn gốc của từ triết là gì? Điều đó quá hiển nhiên rồi. Trong chính nguồn gốc ấy nó thể hiện tình yêu với thông tuệ (philosophy gốc là philo - tình yêu với sophia - sự thông tuệ). Một vài người định nghĩa thông tuệ như khoa học của những thứ con người và thiêng liêng, người khác như kiến thức về những thứ ấy và cả căn nguyên của chúng. Tôi cho rằng phần cuối thêm vào là không cần thiết, vì thực ra căn nguyên hay nguồn gốc của chúng không hoàn toàn tách biệt, mà chính là một phần của những thứ thiêng liêng. 
Có những định nghĩa khác nữa về triết. Có người cho nó là sự cam kết với phẩm cách, người khác lại là sự cam kết chỉnh đốn tâm trí, và theo một vài nhà tư tưởng thì đó là nỗ lực để có thể suy nghĩ cân nhắc mọi thứ bằng lý trí. Nhưng có một điều thường được đồng thuận, đó là có sự khác biệt giữa triết và sự thông tuệ, vì đối tượng của sự khát vọng thì không thể giống với chính sự khát vọng. Giống như có sự khác biệt lớn giữa lòng tham của cải với tiền bạc, khi một thứ là sự ham muốn còn thứ kia là đối tượng của sự ham muốn. Một thứ là kết quả, hay phần thưởng của thứ còn lại. Tương tự như vậy, triết là quá trình trui rèn, và sự thông tuệ là đích đến của quá trình ấy. Sophia trong tiếng Hy Lạp chính là sự thông tuệ. Người La Mã cũng từng dùng nó, giống như giờ ta vẫn biết đến philosophia theo người Hy Lạp. Bạn có thể tìm thấy bằng chứng trong những lời thoại kịch hay trong câu khắc trên bia mộ Dossennus: "Dừng lại, hỡi người hành hương, và đọc về sophia của Dossennus".
Tuy nhiên, dù đúng là một thứ chỉ quá trình trui rèn, thứ còn lại là thành quả của quá trình đó, thì có những người thuộc Stoicism cho rằng không thể phân tách hai thứ, vì không bao giờ có triết mà không có thông tuệ, và ngược lại. Triết thực sự là lời cam kết với thông tuệ, nhưng bằng chính sự thông tuệ mà một người đi theo và rèn luyện triết. Sẽ không thể có phẩm cách khi không có sự cam kết tuân thủ theo nó, và sự cam kết ấy cũng sẽ không thể thành hiện thực nếu trong chính người đó không có sẵn những mầm mống của phẩm cách. Không giống như trường hợp người bắn cung cố gắng bắn trúng đích ở xa: ở đây, đích không nằm tách biệt. Vì không thể có con đường nào đến sự thông tuệ mà tách biệt khỏi thông tuệ, giống như không có con đường nào dẫn đến các đô thị mà lại nằm ngoài đô thị (Lời người dịch: mình đoán ý ở đây là thời Seneca, tức 2000 năm trước, các vùng ngoài đô thị không bao giờ có đường đi đàng hoàng cả, mà chỉ toàn hoang vu mà thôi. Chỉ có những nơi đã được gọi là đô thị, người đi lại thường xuyên mới thành những con đường. Vì vậy mà không có "con đường" nào nằm ngoài đô thị). Một người có được sự thông tuệ bằng chính sự thông tuệ; vậy nên triết và sự thông tuệ không thể tách biệt nhau.
Giờ sẽ đến sự phân chia của triết. Theo lập trường chính và được chấp nhận rộng rãi nhất, triết bao gồm 3 phần chính: Đạo đức, Khoa họcLogic. Phần đầu tiên rèn luyện tâm trí; phần thứ hai nghiên cứu về tự nhiên và bản chất của vạn vật; và phần thứ ba nghiên cứu về ngôn ngữ, cấu trúc câu, các dạng biện luận, với mục đích là tránh việc ngôn ngữ có thể khiến những thứ sai lầm bị hiểu nhầm là chân lý đúng đắn (Lời người dịch: Thực sự đọc cái paradox này mà ngỡ ngàng. Từ mục đích tránh những sai lầm do sử dụng ngôn ngữ có thể gây nên, mà Logic lại có thể biến thành chính trò chơi uốn nắn câu chữ và thuật hùng biện để tìm kiếm nổi tiếng danh vọng cho nhiều người!). Ta cũng thấy có những trường phái hoặc chia nhỏ hơn hoặc tổng hợp hơn cách phân chia triết. Những người Peripatetics thêm chính trị như phần thứ tư, vì họ cho rằng nó đòi hỏi một sự đầu tư nghiên cứu riêng biệt với những vấn đề của riêng nó, có những người lại thêm "kinh tế học" - môn khoa học về quản lý hộ gia đình; và có những người muốn có thêm phần về cách sống (bàn về liệu một người nên dành đời mình để hưởng thụ tiện nghi, tham gia chính trị, hay làm kinh doanh vv.).
Những phần nhỏ ấy, thực ra, có thể được tìm thấy trong Đạo đức. Những người theo trường phái Epicurean lại cho rằng chỉ nên chia triết thành 2 phần - Khoa học và Đạo đức, loại bỏ phần về Logic. Sau đó, khi họ thấy mình rơi vào hoàn cảnh bị bắt buộc phải giải thích về những cụm từ không rõ nghĩa và phân biệt những thứ mới nghe ta tưởng đúng đắn mà thực ra không phải, họ lại giới thiệu thêm thứ họ gọi là "đánh giá và quy tắc" - hay nói cách khác chính là Logic - nhưng họ cho nó là phần nhỏ trong Khoa học. Những người Cyrenaics lại bỏ qua cả Khoa học và Logic, và giữ lại chỉ có Đạo đức mà thôi; nhưng rồi cũng lại phải giới thiệu những phần họ đã loại bỏ theo cách khác. Họ chia Đạo đức thành 5 phần nhỏ, mỗi phần liên quan đến một chủ đề: (1) những thứ cần cố gắng đạt được và những thứ nên tránh; (2) cảm xúc; (3) hành động; (4) căn nguyên; và (5) tranh biện. Căn nguyên, như ta đã biết, nằm trong Khoa học, và tranh biện thì hiển nhiên thuộc về Logic. Aristo ở Chios mạnh mồm tuyên bố rằng cả Khoa học và Logic là không những không cần thiết mà còn có hại, và ông ta thậm chí còn lược bớt cả Đạo đức, phần duy nhất mà ông ta cho là quan trọng. Ông ta loại bỏ khỏi nó những lời khuyên răn cũng như cảnh báo, nói rằng đó là nhiệm vụ của giáo viên chứ không phải triết gia - cứ như thể triết gia là nghề gì khác thay vì giáo viên của dân chúng vậy?

Vì triết được chia làm 3 phần, đầu tiên hãy thử xét đến Đạo đức. Ở đây, chính Đạo đức cũng sẽ được chia làm 3 nhánh nhỏ. Nhánh đầu tiên nhằm cung cấp cho ta nhận thức về giá trị thật của mọi thứ trong cuộc sống và từ đó làm rõ liệu chúng có thực sự đáng giá hay không. Đây là thứ có thể coi là hữu dụng nhất của triết, vì có gì quan trọng hơn là làm sáng tỏ giá thực của mọi thứ? Nhánh thứ hai xem xét những động cơ thúc đẩy ta hành động; và nhánh thứ ba bàn đến chính những hành động của ta

Tức là, đối tượng, hay mục đích của Đạo đức là: đầu tiên, cho phép mỗi người hình thành nên hệ thống giá trị về mọi thứ trong đời; thứ hai, khiến anh ta có thể nhận biết và kiểm soát những yếu tố tác động đến tâm trí và cảm xúc của mình; và thứ ba, khiến anh ta có thể đạt đến sự cân bằng hài hòa giữa những thúc đẩy trong tâm trí và hành động của anh ta, từ đó có sự chắc chắn kiên định và không thay đổi trong hành động.

Mỗi sai sót trong một trong ba nhánh trên đều sẽ dẫn đến sự xáo động trong những nhánh còn lại. Ví dụ, có gì tốt đẹp trong việc hiểu rõ giá trị thực của mọi thứ, nếu một người không thể kiểm soát khi bị thúc đẩy dẫn đến hành động không đúng với hệ giá trị ấy? Hay có gì tốt đẹp trong việc kiểm soát những động cơ thúc đẩy hành động và những mong muốn của mình trong đời, nếu hành động của bạn lại không phù hợp với hoàn cảnh, hay bạn không biết thế nào là đúng nơi, đúng thời điểm để thực hiện hành động? Hiểu được giá trị thực của mọi thứ là một chuyện, hiểu được yêu cầu của hoàn cảnh là chuyện khác, cũng như kiểm soát được những yếu tố thúc đẩy trong khi có thể tự nhiên mà thực hiện hành động thay vì gấp gáp nóng vội lại là chuyện khác nữa. 

Một cuộc sống hài hòa chỉ có thể có được khi hành động không bị chi phối quá nhiều bởi những yếu tố thúc đẩy và khi những yếu tố thúc đẩy đó được cân nhắc theo hệ giá trị của mọi vật, thay đổi theo cường độ một cách phù hợp với giá trị của chúng.

Phần Khoa học của triết có thể được chia làm 2 nhánh nhỏ, về vật thể và những thứ vô hình; và mỗi phần sẽ có các mức độ cụ thể khác nhau. Chủ đề về vật thể có thể được chia thành thứ tạo ra và thứ được tạo ra, với thứ tạo ra là các nguyên tố. Với chủ đề về các nguyên tố, theo một số người, nó sẽ không có nhánh phụ thêm nữa, nhưng một số người khác lại cho rằng nó có thể được chia thành các chất, các nguyên tố làm nên sự sống, và những nguyên tố khác.
Thứ ba, về Logic. Tất cả các buổi diễn thuyết hay trao đổi đàm luận đều có dạng hoặc là liên tục hoặc là hỏi và trả lời. Tên chính thức của nhánh đầu tiên là "thuật hùng biện" và nhánh thứ hai là "biện chứng". Thuật hùng biện nhắm đến mục đích thể hiện ý kiến, suy nghĩ, và cách sắp xếp hệ thống chúng. Biện chứng thì lại được chia làm 2 phần nhỏ, ngôn từ và ngữ nghĩa, đó là, thứ được nói ra và ý của chúng. Rồi đến những phần cực nhỏ của mỗi nhánh ấy. Vậy nên tôi sẽ dừng ở đây và chỉ lướt qua chúng mà thôi. Nếu không, bạn sẽ có một bản bách khoa toàn thư.

Bạn có thể đọc về chúng, bạn của tôi. Tôi sẽ không ngăn cản hay trì hoãn bạn, nếu bạn có thể ngay lập tức áp dụng những điều bạn đọc vào cuộc sống. Hãy hành động một cách có kỷ luật: làm thức tỉnh và đánh tan sự ì ạch trong bạn, hạn chế những thứ quá dễ dãi, thuần hóa những thứ dễ nổi loạn, từ chối thỏa mãn những ham muốn của bản thân hay cả những ham muốn bị định hướng bởi đám đông. 
Với những người nói với bạn: "Liệu ông sẽ không bao giờ dừng lại?", trả lời họ rằng:
Đó là điều đáng ra tôi mới là người phải nói với các người: '"Bao giờ các người mới thôi lặp lại sai lầm của mình? Liệu các người có muốn dừng việc chữa trị trước khi mình khỏi bệnh? Tôi sẽ tiếp tục thực hiện chúng, và sẽ làm thế chính vì sự phản đối của các người. Thuốc dùng để làm tê cơ thể thì thực ra chỉ mới phát huy tác dụng khi mà một cái ấn nhẹ vào chỗ đau đớn cũng khiến ta phải nhăn mặt chịu đựng. Những thứ tôi nói sẽ có lợi cho các người, bất kể các người có thích nghe chúng hay không. Đã đến lúc phải có một người đủ dũng cảm để nói ra sự thật với các người. Vì tôi không thể nói với từng người một, hãy để tôi nói với cả đám đông.
Khi nào thì các người mới thôi mở rộng giới hạn tài sản của mình? Chẳng lẽ vùng đất đủ cho cả một dân tộc cũng vẫn là nhỏ bé với một chủ nhân duy nhất? Khi nào thì các người mới thôi mở rộng ruộng vườn của mình? Các người thậm chí không hài lòng với việc giới hạn nhà cửa theo độ lớn của một vùng. Những con sông nổi tiếng chảy qua một vùng sở hữu tư nhân. Những dòng chảy thiêng liêng, thứ thường được dùng để đánh dấu giới hạn của mỗi quốc gia, cũng thuộc về các người, từ đầu nguồn đến khi đổ ra biển. Các người thậm chí còn cho là quá ít ỏi nếu đất đai của mình chưa chạm đến đại dương, nếu người quản gia chưa quản lý cả những vùng đất vượt qua Adriatic và những vùng đất xa xôi của người Ionian hay Aegean, nếu các người không cho rằng những đảo quốc, quê hương của những vị tướng vĩ đại, cũng là nhỏ bé. Hãy cứ mở rộng tài sản của mình đến mức nào các người muốn, để đất đai của các người trải rộng như đế chế cổ đại, hãy lấy tất cả những thứ các người muốn, khi mà vẫn còn có kẻ nào đó khác còn sở hữu nhiều hơn các người! (ý chỉ thói ganh đua dẫn sự tham lam đến vô cùng)
Giờ tôi sẽ nói về những người mà thói hưởng thụ, thỏa mãn bản thân cũng lớn như lòng tham của những người tôi vừa nói đến. Tôi hỏi các người: tình trạng ấy sẽ có thể kéo dài đến khi nào? Không lẽ đến khi không một cái hồ nào không bị che bởi mái nhà của các người? Hay khi mỗi dòng sông đều được giới hạn bởi tường nhà các người? Bất cứ khi nào ai đó tìm thấy một dòng suối nóng, một nhà nghỉ của các người được dựng lên. Bất cứ khi nào một bờ biển làm thành một cái vịnh, các người sẽ ngay lập tức dựng móng. Không thỏa mãn với bất cứ nền móng nào các người vừa dựng, các người sẽ lấn cả biển cả. Nhà của các người đón ánh sáng ở mọi góc, có khi được đặt trên những ngọn núi để có toàn cảnh đất liền và biển cả, có khi được dựng trên đất liền với chiều cao của một ngọn núi. Nhưng dù có quá nhiều những ngôi nhà đồ sộ chọc trời, các người cũng vẫn chỉ có một cơ thể duy nhất mà thôi, và đó là một cơ thể nhỏ bé. Có lợi ích gì từ việc có rất nhiều phòng ngủ? Các người cũng chỉ có thể nằm trong một trong số chúng mà thôi. Bất cứ chỗ nào không được sử dụng thì đâu thực sự thuộc về các người.
"Cuối cùng, với những kẻ luôn muốn khám phá những món ăn mới lạ, vượt cả đại dương và những vùng đất mới chỉ để săn bắt những của ngon vật lạ, lúc thì với lưỡi câu, lúc với bẫy, lúc với những cái lưới khác nhau". Không có chút bình yên nào cho các loài động vật nếu các người chưa thưởng thức - thỏa mãn đến nỗi chán chúng. Từ bàn tiệc được phục vụ bởi biết bao đôi tay, các người nhấm nháp được một phần nhỏ bé đến thế nào với cái miệng của mình, thứ đã trở nên mệt mỏi với những tiện nghi. Từ con thú ấy, để bắt được có biết bao nguy hiểm, một phần nhỏ đến thế nào được nếm bởi những ông chủ, những kẻ sau đó phải chịu đựng việc không thể tiêu hóa và chứng nôn mửa. Từ những con sò biển được chuyển đến từ khoảng cách xa xôi ấy, một phần nhỏ bé đến thế nào được thực sự hấp thụ bởi sự tham ăn của các người! Những kẻ đáng nguyền rủa, không lẽ các người không thấy lòng tham, thói ham của lạ của các người lớn đến thế nào nếu so với cái bụng nhỏ bé của mình.
Nói những điều ấy với người khác, nhưng với tinh thần là chính bản thân bạn là người lắng nghe trước nhất. Viết chúng ra, nhưng với tinh thần rằng chính bạn sẽ đọc chúng khi viết, và hãy để chúng thấm vào hành động của bạn, từ đó loại bỏ dần những ham muốn điên cuồng khỏi bản thân

Trong sự rèn luyện, hãy hướng tới mục đích không phải để biết nhiều hơn, mà là để biết cái cần biết để có thể sống tốt hơn.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 In asking for philosophy to be divided up and have its huge body
dissected into its various limbs, you are requesting something useful,
or rather essential, for anyone making haste toward wisdom. It’s
easier for us to reach an understanding of a whole by proceeding
through its parts. If only we could encounter philosophy in its entirety,
the way we view the entire heavens at a single glance! And
indeed, it would be a sight very like the heavens. In that case, every
mortal would be seized with wonder at it, and abandon those things
we now believe to be great in our ignorance of true greatness. But
since this cannot be, we must view philosophy in the same way as
one studies diff erent portions of the heavens.
2 To be sure, the intellect of the wise embraces the entire mass of
philosophy and surveys it as rapidly as our eye surveys the sky. For
us, on the other hand, whose range of vision is limited by the mists
we have to peer through, particular details are easier to register, since
we are not yet capable of grasping the whole. So I will satisfy your
demand and divide up philosophy, but into parts rather than little
bits. Dividing it is useful; mincing it fi ne is not, because what’s very
small is just as diffi cult to grasp as what is very large. 3 A population
is divided up by tribes, an army into units of a hundred men. Everything
that has attained some magnitude is easier to apprehend when
separated into parts, provided, as I said, that these are not too numerous
and tiny. An extreme division is just as faulty as none at all: when
anything is reduced to a powder, it ceases to have any structure at all.
4 I will begin, then, if you don’t mind, by stating the diff erence
between wisdom and philosophy. Wisdom is the human mind’s supreme
good; philosophy is the love and aspiration for wisdom. Th e
latter is proceeding toward the destination at which the former has
arrived. What is the etymology of “philosophy”? Th at’s obvious. In its
very name it professes what it loves.* 5 Some have defi ned wisdom as the science of things human and divine, others as the knowledge
of things human and divine and of their causes.* In my opinion,
this last addition is superfl uous, because the causes of things human
and divine are part of the divine. Th ere are also other defi nitions of
philosophy. Some have called it commitment to virtue, others a commitment
to rectifying the mind, and according to certain thinkers it
is the eff ort to reason correctly. 6 What is generally agreed is that
there is a diff erence between philosophy and wisdom, since the object
of aspiration cannot be the same thing as the aspiration itself. Just
as there is a great diff erence between avarice and money, with one
desiring and the other being the object of desire, so too philosophy
diff ers from wisdom. One is the outcome and reward of the other:
philosophy is a progression, and wisdom is where it is headed. 7 Sophia
is actually the Greek word for “wisdom.” Romans too used to
speak of sophia, just as we still use the Greek word philosophia. You
have evidence for this in our old comedies and in the inscription
on the tomb of Dossennus: “Stop, traveler, and read the sophia of
Dossennus.”*
8 Even though philosophy is commitment to virtue, one being
the pursuer and the other the object of pursuit, there are some in our
school who have held that no distinction can be made, since there
is no philosophy without virtue and no virtue without philosophy.
Philosophy is indeed commitment to virtue, but by means of virtue
itself. Th ere can be no virtue without commitment to it, and neither
can there be commitment to virtue without virtue itself. It is not like
the archer who tries to hit a target from a distance: here, the target
is not in some diff erent place from the one aiming. Nor are the ways
to virtue external to virtue, like roads to a city. One comes to virtue
by means of itself; philosophy and virtue are inseparable.
9 According to the major and most numerous authorities, philosophy
has three parts: ethics, physics, and logic.* Th e fi rst of these
parts regulates the mind, the second studies the nature of things, and
the third examines the meanings of words, the structure of sentences,
and the forms of arguments, with a view to preventing falsehood
from masquerading as truth. We also fi nd schools that have either
reduced or increased the divisions of philosophy. 10 Some among the
Peripatetics have added politics as a fourth part, because they take it to require a specifi c training with its own subject matter; some have
made the further addition of what they call “economics,” meaning
the science of running a household; and there are those who have
made “kinds of life” a separate topic.* All these items can, however,
be found in the ethical part of philosophy. 11 Th e Epicureans have
supposed that there are just two parts of philosophy, physics and
ethics, excluding logic. Th en, when they found themselves forced
to distinguish ambiguities and to expose falsehoods that lurk under
the appearance of truth, they too introduced a topic they call “judgment
and rule”—in other words, logic—but they regard it as only a
supplement to physics.* 12 Th e Cyrenaics expunged physics as well
as logic and limited themselves to ethics; yet they too reintroduce the
excluded topics in another way.* Th ey divide ethics into fi ve parts,
dealing respectively with (1) proper objects of pursuit and avoidance,
(2) emotions, (3) actions, (4) causes, and (5) arguments. Th e causes
of things in fact belong to physics and arguments to logic. 13 Aristo
of Chios claimed that physics and logic are not only superfl uous but
also harmful, and he even pruned ethics, the one part that he had
admitted.* He expunged the topic comprising admonitions, claiming
that it was the job of a schoolteacher and not a philosopher—as if the
philosopher were something other than humanity’s schoolteacher!
14 Since philosophy has three parts, let us begin by laying out its
ethical part. Canonically, this is subdivided into three branches. Th e
fi rst assigns to each thing its proper value and determines what it is
worth. Th is is an extremely useful investigation, for what is as needful
as putting the price on things? Th e second deals with impulse, and
the third with actions.* Th at is to say, the objectives of ethics are fi rst,
to enable you to judge what each thing is worth; second, to enable
you to entertain a well-adjusted and controlled impulse with respect
to them; and third, to enable you to achieve harmony between your
impulse and your action so that you may be consistent in all your
behavior.
15 Any defect in one of these three areas also causes disturbance
to the others. What good is it to have made a comparative assessment
of everything if your impulses are ungoverned? What good is it to
have restrained your impulses and have your desires under control if
in your actions themselves you are insensitive to circumstances and don’t know the proper time and place and manner of doing each
thing? It is one thing to understand the worth and value of things; it
is another to understand the demands of the moment, and something
else again to restrain one’s impulses and to proceed to what one has
to do without rushing into things. A life is harmonious with itself
only when action does not fall short of impulse and when impulse
is generated on the basis of what each thing is worth, varying in its
intensity according to the worth of its objective.
16 Th e physical part of philosophy is divided into two subdivisions,
namely, corporeal things and incorporeal things; and each of
these has, as it were, its own levels. Th e topic of bodies is primarily
divided into bodies that are causes and bodies that arise from
causes—that is to say, the elements. As to the topic of elements,
according to some, it has no subdivisions, but others divide it into
matter, the cause that activates everything, and the elements.*
17 It remains for me to divide the logical part of philosophy. All
discourse is either continuous or split into questions and responses.
Th e offi cial term for the former is “rhetoric” and for the latter “dialectic.”
Rhetoric attends to expressions, thoughts, and organization.
Dialectic is divided into two parts, words and meanings, that is, into
the things that are said and the utterances through which they are
said.* Th en comes a huge subdivision of each of these topics. So at
this point I will cut short my list and only “touch upon the tops of
things.”* Otherwise, were I to undertake to keep subdividing, you
would get a technical treatise.
18 You can read about these things, most excellent Lucilius. I
don’t mean to put you off , provided you immediately relate everything
you read to your conduct. Discipline your conduct: arouse your
fl agging qualities, restrict those that are too free, tame the rebellious
ones, and spare no eff ort in attacking your own passions and those of
the world at large. To those who say, “Are you never going to stop?”
give this response:
19 “It is I who should be saying to you, ‘When will you stop repeating
your mistakes?’ Do you want the cure to end sooner than
the malady? I will go on about it all the more, and I will keep at
it precisely because of your protests. Medicine applied to a benumbed
limb only starts to be eff ective when a touch elicits pain. Th e things I say will benefi t you whether you like it or not. It’s
time for a candid voice to reach you. Since I cannot get a hearing
from you one at a time, I will address you all in public.
20 “When are you going to stop extending the boundaries of
your property? Is land that held a whole people too limited for
a single master? When are you going to stop spreading out your
plantations? You are not even content to limit the size of your
own estates by the area of whole provinces. Famous rivers fl ow
entirely through private property. Mighty streams that constitute
the frontiers of mighty nations belong to you, from their source
to their mouth. You even fi nd it too little if you have not made
your landholdings the borders of the seas, if your overseer does
not give orders beyond the Adriatic and the Ionian and the Aegean,
if you don’t consider islands that are homes to great leaders
to be quite trivial possessions. Enlarge your property as much
as you like, have as your estate what was once called an empire,
take over everything you can—but let the property of others still
exceed what belongs to you!
21 “Now I turn to address you people whose self-indulgence
extends as widely as those other people’s greed. I ask you: how
long will this go on? Every lake is overhung with your roofs!
Every river is bordered by your buildings! Wherever one fi nds
gushing streams of hot water, new pleasure houses will be started.
Wherever a shore curves into a bay, you will instantly lay down
foundations. Not satisfi ed with any ground that you have not
altered, you will bring the sea into it! Your houses gleam everywhere,
sometimes situated on mountains to give a great view of
land and sea, sometimes built on fl at land to the height of mountains.
Yet when you have done so much enormous building, you
still have only one body apiece, and that a puny one. What good
are numerous bedrooms? You can only lie in one of them. Any
place you do not occupy is not really yours.
22 “Finally, I pass on to you whose endless and insatiable gluttony
searches seas and lands in laborious pursuit of culinary fare,
whether with hooks, or snares, or diff erent kinds of nets. Th ere is
no peace for any animals unless you are bored with them. From
those banquets of yours, procured through so many hands, how
little you nibble with a mouth that is weary from its pleasures! Of that game, caught at such danger, how little is tasted by a master
suff ering from indigestion and nausea! Of all those shellfi sh
imported from such distance, how little passes through your insatiable
gut! Wretched people, don’t you realize that your hunger
is larger than your belly?”
23 Tell all this to other people, but with the intention of listening to
it yourself while you speak. Write it down, but with the intention of
reading while you write, and relating everything to conduct and the
abatement of frenzied passions. In your study, make it your aim not
to know more, but to know better.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: