[Trilogy] Hôn nhân có phải mồ chôn của tình yêu?
Bạn từng trải qua một đêm hè bình yên, râm ran tiếng ếch nhái chưa?...
Bạn từng trải qua một đêm hè bình yên, râm ran tiếng ếch nhái chưa?
Mùa sinh sản đã đến.
Tạo hóa ban tặng khoái cảm và những cơ chế sinh học lạ kỳ để khiến muôn loài tự giác giao hợp và sinh sôi. Nhờ đó mà thiên lôi không cần phải đi khắp địa cầu để trừng phạt các con vật đồng trinh, trong đó có con mèo đã triệt sản của bạn.

Hàng triệu năm trên hành tinh:
Tình yêu chỉ đơn giản là sự rung động của bốn cái chân giường.
Khoan đã.
Hóa ra, “Tình yêu là sự thấu hiểu và đồng cảm…” trên podcast cuối tuần vừa rồi, và sự hi sinh thần thánh của Jack dành cho Rose chỉ là giẻ rách hay sao!?
Chậc.
Nếu được quấn một tấm vải, ngồi trong một hang động nào đó, tạm rời mắt khỏi dòng thời gian, và nhìn về tấm ván mà Jack và Rose đẩy đưa cho nhau, tôi có thể nói rằng:
Tình yêu và hôn nhân mà bạn biết ngày nay là một sản phẩm văn hoá non trẻ, chỉ phổ biến trong vài thế kỷ trở lại. Chúng bắt nguồn từ Tình yêu lãng mạn và Hôn nhân dựa trên tình yêu lãng mạn.
Mặc dù cảm xúc yêu thương có ở mọi thời đại (và ở cả ngựa và cá voi!). Nhưng trong phần lớn lịch sử, cái ý niệm bỏ trốn khỏi buôn làng, gặp hàng loạt drama, rồi cùng uống thuốc sâu để bên nhau trọn vẹn, chỉ đơn giản là một sự phí phạm ngộ nghĩnh về mặt nhân lực và thời gian, chứ chẳng khiến ai trong làng rung động. Hàng triệu năm, tình yêu là để gắn kết cộng đồng chống lại mùa đông, thú dữ, quân thù và sự tuyệt chủng, còn hôn nhân là để mở rộng liên minh và tạo ra các thế hệ thừa kế, chứ không xoay quanh các ý niệm lãng mạn riêng tư.

Mọi thứ bùng nổ sau cách mạng công nghiệp: tài chính cá nhân tốt hơn dẫn đến tình cảm cá nhân nhiều hơn.
Không hổ danh là chén thánh của chủ nghĩa tiêu thụ: tình yêu được tái định nghĩa, tô vẽ, nâng cấp liên tục như cái hộp giấy 18cm mà bạn ăn thua đủ với Tim Cook mỗi mùa thu để mang về cho bạn đời, bất chấp hàng triệu năm, sự chung sống chỉ đơn giản là lặp đi lặp lại các hành động ăn, ngủ, giao phối và đánh răng vào sáng hôm sau.

Năm ngoái khi đi uống với hội bạn, một người bạn ưa du ngoạn của tôi trách rằng, mỗi khi có dịp ngắm nhìn thiên nhiên, trong đầu cô ấy cứ nhảy ra một câu nói đùa đã lâu của tôi, không sao xóa đi được:
“Chúng ta không thanh tao chỉ vì biết yêu cây cối và ghét phố thị. Con người đã ở trong rừng vài triệu năm, so với 200 năm của các đô thị hiện đại. Chúng ta là những con vượn nhớ nhà.”
Bên tiếng ếch râm ran, thiên nhiên đã chữa lành những cãi vã yêu đương, hay “con vượn bên trong bạn” đang được hoàn hồn, vì mới ngày hôm qua trong dòng lịch sử, những ý niệm rắc rối về tình yêu mà nó đang phải vật lộn còn không tồn tại, thì làm gì có cái mồ chôn nào để chữa lành?

Hi vọng cái đạo lý tầm nhìn này đã giúp bạn tạm đặt xuống cái balo nặng trịch những ý niệm, và ngắm nhìn thế giới như thể nó không xoay quanh bạn hay thời đại của bạn, để tìm ra những cách tiếp cận hiệu quả hơn cho vấn đề của mình, trong muôn vàn những đạo lý ngày nay.
Giờ đến phần thú vị nhất, phần thực hành: Vì sao người ta thích nói đạo lý mà không làm?
Cảm ơn bạn đã dùng 3 phút của đời mình để dành cho tôi. Tôi biết trong trường hợp bạn không thích ý tưởng này đi chăng nữa, thì cũng chẳng lấy lại được 3 phút của đời mình. Tôi rất tiếc nhưng cuộc sống luôn là như vậy.
Bài viết này thuộc series Quà tặng cuộc sốnkg nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

An Phạm

Có một số cái khá hay ho mình tìm hiểu được như thế này:
1, Đầu dương vật có cái khấc là để … gạt tinh trùng của con đực khác ra. Thực tế trong tự nhiên hàng triệu năm qua đàn ông hiếp dâm phụ nữ để tranh nhau xuất tinh trùng vào trong cô ấy. Mong muốn cô ấy đẻ đứa con cho riêng mình.
Cho nên có thể nói hôn nhân 1 - 1 như ngày nay rất còn non trẻ thôi. Trước khi hôn nhân tồn tại, người ta thịt nhau như gà. ( Bây giờ vẫn thế nhưng có hôn nhân làm bình phong)
2, Nối mi xuất phát từ các nhà thổ của Pháp, họ phải nối thật dày để ngăn tinh trùng chảy xuống mắt.
Cho nên tại sao ngày xưa các cụ cứ có mấy cái định kiến kiểu “mắt xanh mỏ đỏ” là dâm là đĩ. Định kiến đó rất có cơ sở.
Sorry vì phá huỷ tam quan của ai đọc được mấy cái này.
- Báo cáo

Imaginys Light
2, Ủa ngăn chảy xuống mắt để làm gì vậy bạn, quẩy xong thì cũng đi tắm thôi mà @@
- Báo cáo

An Phạm

Mình cũng có nhiều thắc mắc đấy =))))
- Báo cáo

Nguyên Phạm
tôi bật ra suy nghĩ nhân lực của nhà thổ khi đó là hữu hạn so với nhu cầu, vì thế số lượt vào ra liên tục tới nỗi k có cả thời gian lấy tay để gạt xuống
- Báo cáo
Cục kít đáng yêu
nhà thổ thfi mình nghĩ chưa chắc xong là đã đi tắm đâu
- Báo cáo

happy_666_words

Rất thú vị.
Có một điều nên lưu ý là, một số nhận định, ví dụ ở đây là công dụng của đầu khấc, nó chỉ nên dừng ở mức phỏng đoán, những phỏng đoán này không chắc là chính xác, vì thường nó được các nhà nghiên cứu quan sát, tra cứu, nảy ra các ý tưởng, suy luận gián tiếp rồi viết thành những đề xuất trong các paper, chứ nó không bao giờ được chứng minh là chính xác 100%. Đó là lí do thi thoảng bạn sẽ thấy các nhà khoa học lại reo lên rằng, nghiên cứu mới: thì ra công dụng của cái X trên con vật Y không phải như ta vẫn nghĩ mà nó có công dụng khác!
Cái thời điểm mà họ nghiên cứu ở càng xa, thời cổ đại chẳng hạn, thì càng khó chính xác, họ chỉ có thể đưa ra các phỏng đoán và các phỏng đoán nào được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình thì xã hội cũng tạm chấp nhận.
Không thể phủ nhận là các idea này mặc dù là thuyết nhưng thực sự rất thú vị
Ví dụ con người thích ăn ngọt có thể là do phải cố ăn trái cây chín cho nhanh, cho nhiều trước khi các con vật khác nó ăn mất dẫn đến thói quen háo hức khi thấy đồ ngọt, con tu hú con đẩy văng các quả trứng khác ra để nó chiếm nguồn thức ăn từ chim bố mẹ là do lưng nó được sinh ra rất nhạy cảm, bất cứ thứ gì chạm vào lưng nó sẽ bị đẩy ra để cảm thấy dễ chịu hơn!

Tuy nhiên, việc con người từng quan hệ monogamy (1 vợ - 1 chồng) lẫn polygamy (1 vợ - n chồng, hoặc n vợ - 1 chồng) là có. Chỉ có điều như mình đã nói, vì đã quá lâu trong dòng lịch sử, nên phe của các nhà nghiên cứu về xã hội cổ đại đã tranh cãi với các nhà nghiên cứu gene về thời điểm mà con người chuyển sang monogamy, người thì nói là hàng triệu năm trước đã vậy, người thì nói là mới gần đây, người thì nói là gene cho thấy con người không phù hợp với monogamy! Có phải họ từ bỏ polygamy vì dẫn đến bùng phát dịch bệch lây qua đường tình dục quy mô lớn khi mà con người chuyển từ nhóm săn bắt 30 người thành làng xã 100 người? Hay người ta từ bỏ polygamy để tránh việc khi người mẹ phải dành thời gian chăm sóc đứa bé, người mẹ sẽ không sẵn sàng giao phối trong thời gian đó, dẫn đến các con đực đứng chờ sẽ giết đứa bé để giành giao phối? Chúng ta không chắc chắn, chỉ biết rằng monogamy không phải là mối quan hệ duy nhất trong lịch sử và con người cũng không sinh ra mặc định là monogamy.
Vì vậy, viết về chủ đề này thật sự khó vì mọi thứ chỉ là thuyết. Do đó, mình cũng chỉ viết rằng tình yêu lãng mạn nở rộ sau thế kỷ 12, chứ cũng không dám nói rằng trước đó là không có. Nhưng chắc chắn rằng cấp độ lãng mạn như hiện tại thì chưa bao giờ có trong lịch sử, và phần lớn sự lãng mạn này bị kinh tế và các ngành công nghiệp giải trí nhào nặn rất nhiều khiến cho người ta hoang mang không biết phải làm sao mới đáp ứng được các tiêu chuẩn liên tục thay đổi.
- Báo cáo

An Phạm

Bây giờ người ta càng ngày thay đổi càng nhanh. Giống như ngày xưa chứng khoán là đã thấy đau tim lắm rồi, sau lại nghĩ ra tiền ảo. Biên độ giao động gần như là vô cực và tốc độ thay đổi nhanh hơn, tính theo giây, tíc tắc.
Ngày xưa yahoo hay facebook là đã thấy nhanh lắm rồi giờ tiktok thì vừa ngắn lại vừa nhanh. Hết trend này rồi trend khác. Người ta nghiện sự giải trí một cách nặng nề.
Họ bị lệ thuộc vào việc lướt lướt chạm chạm, vào sự biến động không ngừng nghỉ đấy.
Các khái niệm, quan điểm bây giờ cũng vậy. Như là cơn gió, mỗi ngày một khác. Đủ mọi chiều.
Đôi lúc cảm thấy chân giá trị thời nay thật mờ nhạt. Con người đôi lúc không biết tin vào cái gì, vào ai. Thần phật thì ko tin được rồi. Khoa học thì mỗi ông nói một đằng.
Bảo là tin vào chính mình vậy nhưng chính mình là gì cũng là một khái niệm mơ hồ cơ mà, bị tác động bởi những thứ ảo kia.
Tóm lại là thật thật giả giả. Giả giả thật thật. Vô minh.
- Báo cáo
TheFreeSoul
Mình đồng quan điểm ạ 👍🏻
- Báo cáo

Sao Vũ
về cái 1/ mình nhớ là trong họ khỉ, thì có một số loài có cái khấc đó để gạt ra, còn khỉ đột thì không cần có vì mình nó xơi hết khỉ cái trong bầy thì phải.
- Báo cáo

namtran
Oh my god
- Báo cáo
LupusDei
Về ý thứ 1, cuốn sách Sex at Dawn bị các nhà chuyên môn chửi ghê gớm, bảo rằng đấy là ngụy khoa học để tự bao biện cho lối sống mà vợ chồng tác giả lựa chọn. Thậm chí, có ông còn viết hẳn 1 cuốn Sex at Dusk: Lifting the Shiny Wrapping from Sex at Dawn để phản biện. Xong tác giả phải phát biểu đại ý là: Chúng tôi không có ý nói rằng những nhận định của chúng tôi là đại diện cho các hình thức tình dục phổ biến ở loài người mà chỉ đưa ra 1 số bằng chứng trái ngược để làm phong phú nhận định của độc giả thôi.
Kiểu như là nếu nghiên cứu nghiêm túc thì nhàm chán quá, phải tìm ra những ý tưởng ít được quan tâm để giật tít mới bán được sách. Mình thì chưa đọc cuốn Sex at Dusk, bạn nào đọc cả 2 cuốn thì cho nhận xét thêm!!!
- Báo cáo

KeimaGod
"Vì sao người ta thích nói đạo lý mà không làm?" => tui nghĩ đây vốn là 1 câu nói đạo lý 

- Báo cáo
Thạch Thảo
Thiên lôi với mấy con ếch đọc buồn cười thật =))))
- Báo cáo
nguyenhnv
Người ta thích nói đạo lý mà không làm, đơn giản vì "cơm" thì hữu hạn nên phải "xúi trẻ con ăn cứt gà" để người ta có "cơm" mà ăn. Ví dụ "không được nói dối" chẳng hạn, nếu bạn tin và làm theo, kiên quyết không nói dối, bạn nghĩ bạn sẽ ăn gì ? =)) Hay ví dụ như đạo lý toát ra từ bài viết trên chẳng hạn. Sẽ có nhiều người tin theo: "thì ra cái thứ tình yêu lý tưởng đó là không có thật". Từ đó họ sẽ chẳng thèm đóng giả "tôi là tình yêu lý tưởng" để dụ dỗ đối tượng làm chi cho nhọc, dù sao thì ai cũng biết điều đó là không có thật mà. Và như vậy, độ nhiễu trong việc tìm kiếm tình yêu lý tưởng sẽ giảm rất nhiều.
À mà comment này của tôi cũng đang nói đạo lý đấy nhé, ăn "cơm" hay ăn "cứt gà" thì tùy bạn, ha ha...
Edit: "bạn" ở đây ý là xưng hô với bạn nào quan tâm comment này chứ không phải chỉ riêng tác giả bài viết nhé.
- Báo cáo
Hilary
Em thấy phần tiêu đề và nội dung không liên quan lắm ạ. Còn câu hỏi cuối, em nghĩ là nói thì vẫn dễ hơn làm nên đa số thích nói đạo lí nhưng ít ai làm được lắm :)))
- Báo cáo

spielbergisdead
theo mình biết, có nhiều nguồn tài liệu và bài viết trên thế giới cũng đề cập rằng cái tình yêu và hôn nhân mà người ta đang theo đuổi ngày nay, vốn dĩ nó không có thật (theo nghĩa là, nó chỉ mới được định nghĩa gần đây thôi, và cái định nghĩa đó rất mơ hồ lỏng lẻo), và các mô hình, tiêu chuẩn gia đình hiện nay cũng vậy, cũng đều là những mô hình mới. Thậm chí người ta còn chỉ ra rằng cái gọi là đam mê cháy bỏng trong tình yêu chỉ tồn tại đâu đó trong 1 năm đầu tiên, hay 18 tháng gì đó chứ hoàn toàn không giống như phim, ca nhạc, tiểu thuyết nói về một tình yêu vĩnh cữu, hàng chục năm, hàng vạn kiếp vẫn cháy bỏng như ban đầu. Thành ra một số cặp, họ sống với nhau mà chẳng cần có những cử chỉ nào âu yếm, nồng cháy, chỉ có những sinh hoạt đơn giản, là điều rất bình thường trong lịch sử con người, không có gì gọi là nhàm chán hay có vấn đề cả. Theo mình hiểu, bác này theo trường phái tư duy là, không bước vào cái vòng lẩn quẩn lí giải các định nghĩa, trong khi chính các định nghĩa đó là không tồn tại và không cố định. Việc nhảy vào định nghĩa tình yêu và hôn nhân sẽ đi vào vết xe đổ của các chương trình tv, chương trình tv tình yêu hôn nhân mà không cung cấp một góc nhìn mới nào.
- Báo cáo
Hilary
hi cảm ơn bạn đã phản hồi cmt của mình nhé
- Báo cáo
Hilary
hi cảm ơn bạn đã phản hồi cmt của mình nhé
- Báo cáo

happy_666_words

Cảm ơn bạn vì những thông tin hữu ích 

- Báo cáo