Hofstede’s 6 cultural dimensions - 6 chiều văn hóa của Hofstede
I. Lịch sử của Hofstede’s cultural dimension Geert Hofstede là một nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan. Ông là người đã thành...
I. Lịch sử của Hofstede’s cultural dimension
Geert Hofstede là một nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan. Ông là người đã thành lập bộ phận nghiên cứu nhân sự của IBM Europe. Trong vòng 6 năm, từ 1967 đến 1973, ông đã tiến hành một cuộc khảo sát uy mô lớn trên 117,000 nhân viên IBM. Có thể nói, tại thời điểm đó, Hofstede sở hữu cơ sở dữ liệu xuyên quốc gia rộng nhất. Kết quả từ cuộc nghiên cứu ban đầu này đã giúp Hofstede phân loại những điểm khác biệt trong các nền văn hóa khác nhau theo 4 khía cạnh: power distance, individualism vs collectivism, uncertainty avoidance, và masculinity vs feminity). Những năm sau đó, các nghiên cứu của Michael Harris Bond và Michael Minkov đã giúp bổ sung thêm 2 khía cạnh mới: long-term orientation vs short-term orientation và indulgence vs restraint.
Sẽ không có một quốc gia nào là high power distance hoàn toàn hoặc low power distance hoàn toàn. Mọi nền văn hóa đề sẽ bao gồm yếu tố từ cả hai nhóm, chỉ là nền văn hóa này có xu hướng thiên về cực này. Bên cạnh đó, do những yếu tố cá nhân, sẽ có sự khác biệt giữa những người trong cùng một nền văn hóa. Nghiên cứu về văn hóa mang rất nhiều yếu tố generalization (NOT stereotype), do đó hãy đọc bài với tâm thế nhìn nhận xã hội số đông nhé.
II. 6 chiều văn hóa của Hofstede
1. Power distance
“Power distance is the index indicating the extent to which the less powerful members of organizations and institutions (like the family) accept and expect that power is distributed unequally."
Power distance là chỉ số thể hiện “mức độ mà những thành viên ít quyền lực hơn trong một tổ chức, tập thể chấp nhận và tin rằng quyền lực phân bổ không đồng đều.” Nói cho dễ hiểu thì nó thể hiện khoảng cách quyền lực, mức độ bình đẳng giữa bạn và sếp của bạn. Với những người thuộc văn hóa Low power distance, việc bất bình đẳng được xem là “natural”, hiển nhiên đừng cãi làm gì. Quản lý/ Sếp của bạn có quyền lực tối thượng, và bạn được mong sẽ lắng nghe và theo sát chỉ dẫn, phân công của sếp thay vì chủ động nắm việc. Với chỉ số power distance 70/100, Việt Nam được xem là một quốc gia High power distance. Ở VN, vì đã được dạy từ bé truyền thống tôn sư trọng đạo, học sinh thể hiện sự tôn kính với thầy cô và có xu hướng không phản biện sự giảng dạy của thầy cô. Bên cạnh đó còn có các nước High power distance khác như Ấn Độ (77), Trung Quốc (80), Nga (93), Slovakia (100). Còn ở một quốc gia Low power distance, khoảng cách giữa sếp và nhân viên chỉ là một thứ “artificial”, nhân tạo thôi, được tạo ra để khiến cho công việc trơn tru hơn. Những người ở cấp trên sẽ cố gắng làm giảm khoảng cách giữa họ với nhân viên bằng việc trở nên thân thiện, khuyến khích lắng nghe và phản biện từ nhân viên. Một số nước Low power distance có thể kể đến như Mỹ (40), Úc (38), Đức (35).
Đọc thêm:
2. Individualism vs Collectivism
“This index explores the degree to which people in a society are integrated into groups."
Individualism vs Collectivism là mức độ mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng. (Collectivism ở đây không được sử dụng với hàm ý chính trị nào hết; nó chỉ đơn thuần là một từ được sử dụng trong nhân chủng học, đối nghĩa với từ Indivudualism). Trong một đất nước Individualism, nhu cầu của cá nhân sẽ được thỏa mãn trước nhu cầu của tập thể. Sự tự lập được đánh giá cao, và sự tự do của mỗi cá nhân là điều ai cũng mong muốn. Ở những quốc gia Individualism, sự kết nối về cảm xúc giữa các cá nhân khá lỏng lẻo, ngoại trừ gia đình và một vài người bạn thân. Ngược lại, ở một quốc gia Collectivisim, sự thành công của một tập thể bảo chứng cho sự thành công của mỗi cá nhân; do đó một người có trách nhiệm rất lớn đối với tập thể của mình. Sự hòa thuận và lòng trung thành được đánh giá cao; và có sự phân định rạch ròi giữa “người trong nhóm” với “người ngoài nhóm”. Một ví dụ thực tiễn là ở những quốc gia Individualism như Mỹ (91), Canada (81), Hà Lan (80), bạn có thể thấy khá thân thiện và dễ kết bạn, vì với họ, các mối quan hệ thường chỉ mang tính “opportunistic”, một mối quan hệ nhất thời. Và đương nhiên vì thế, họ sẽ không ngại thẳng thắn và làm mất lòng bạn. Còn ở các quốc gia Collectivism như Việt Nam (20), Hàn Quốc (18), Indonesia (14), friendship is for life, bạn ngại góp ý thẳng hắn vì sợ sẽ làm mất lòng người khác.
Đọc thêm:
3. Uncertainty avoidance
“The uncertainty avoidance index is defined as "a society's tolerance for ambiguity", in which people embrace or avert an event of something unexpected, unknown, or away from the status quo.”
Uncertainty avoidance mức độ lo lắng của các thành viên trong xã hội về những tình huống không chắc chắn hoặc không biết. Lúc mới nghe mình thấy khá confuse (high uncertainty avoidance là sao mà low uncertainty avoidance là sao), nghe nó kiểu như double negative á nên mình hơi bối rối. Do đó, mình gọi tên hai cực của thang đo này theo Craig Sorti là Skeptical (High uncertainty avoidance) và Positive (Low uncertainty avoidance). Những quốc gia Skeptical sẽ cố gắng tránh rủi ro hết mức có thể. Với họ, những diều khác lạ, sự thay đổi đều mang tính nguy hiểm, đáng sợ; mới chưa chắc đã tốt. Họ tôn trọng truyền thống và xã hội của họ được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung. Ở cực còn lại, những nước Positive không ngại mạo hiểm và thất bại.Việc thử nghiệm, mắc lỗi sai là cách để họ học hỏi và phát triển sản phẩm. Sự khác biệt với những nước Positive là rất thú vị và cái mới thường tốt hơn cái cũ. Có rát út quy tắc chung và mọi người được khuyến khích tự do phát triển và cũng tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro xảy đến. Khá là ngạc nhiên với mình khi Việt Nam được xem là một nước Positive với số điểm 30, cùng nhóm với Mỹ (46), Singapore (8), Jamaica (13). Cực còn lại là các nước Skeptical như Nhật Bản (92), Bỉ (94), Hy Lạp (100).
4. Masculinity vs Feminity
“In this dimension, masculinity is defined as "a preference in society for achievement, heroism, assertiveness and material rewards for success". Its counterpart represents "a preference for cooperation, modesty, caring for the weak and quality of life".”
Ở khía cạnh này, Masculinity và Feminity mang nghĩa khá rộng, không chỉ thể hiện vai trò truyền thống của nam và nữ trong xã hội. Masculinity vs Feminity còn là khía cạnh thể hiện điều gì được xã hội xem là quan trọng: thành tích hay quá trình, tính cạnh trạnh hay sự hòa hợp. Các xã hội Masculinity sẽ có sự phân biệt rạch ròi và có khoảng cách khá lớn về vai trò của nam và nữ. Đây cũng là những quốc gia đánh giá cao sự cạnh tranh, sự quyết đoán, và cho rằng vật chất rất quan trọng. Ho định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất của một người. Trái lại, ở xã hội Feminity, vai trò nữ giới và nam giời thường “overlap” nhau. Xã hội này chú trọng sự cộng tác và sự khiêm tốn. Thành công ở đây sẽ được định nghĩa bằng việc bạn có được người khác kính trọng, ngưỡng mộ không. Nhìn chung hai slogan đại diện cho hai trường phái Masculinity vs Feminity là: “live to work” vs “work to live”. Nhật Bản là nước có chỉ số Masculinity rất cao (95) và theo phân tích của Hofstede, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp đảo trong nhóm. Việt Nam (40) được xem là một quốc gia Feminity, cùng với các quốc gia khác như Hàn Quốc (39), Thái Lan (34), Thụy Điển (5).
5. Long-term orientation vs. Short-term orientation
“This dimension associates the connection of the past with the current and future actions/challenges.”
Khía cạnh này không chỉ nói đến dịnh hướng trong tương lai, mà còn đề cập đến việc xã hội đánh giá các giá trị xã hội lâu đời và truyền thống như thế nào. Đây là chiều thứ năm mà Hofstede thêm vào sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với triết học Nho giáo của các quốc gia châu Á (tên gọi ban đầu của chiều văn hóa này là CONFUCIAN WORK DYNAMISM). Những quốc gia có Long-term orientation tập trung vào những mục tiêu dài han. Các nước này có xu hướng liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết các vấn đề trong thực tại và tương lai. Người dân nước này do đó sẽ có tính tiết kiệm và luôn chú trọng sự bền bỉ, nhất quán trog công việc. Ở chiều ngược lại, xã hội có Short-term orientation tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, hướng tới thành công trước mắt. Họ cho rằng hiện tại có tầm quan trọng lớn hơn so với tương lai sau này. Việt Nam là một nước có Long-term orientation (tuy chì trên mức trung bình một xíu - 57), cùng nhóm với các nước khác như Đức(83), Trung Quốc (87), Hàn Quốc (100). Ở chiều còn lại là các nước như Ai Cập (8), Úc (23), Mỹ (26).
6. Indulgence vs Restraint
“This dimension refers to the degree of freedom that societal norms give to citizens in fulfilling their human desires.”
Đây là khía cạnh cuối cùng được Hofstede bổ sung vào lý thuyết của mình. Chỉ số này thể hiện mức độ mỗi con người cố gắng kiểm soát những mong muốn, nhu cầu của bản thân. Nền văn hóa Indulgence sẽ cho phép bạn tự do làm những gì mình thích. Một xã hội cho phép hưởng thụ thường tạo niềm tin cho cá nhân rằng chính họ, quản lý cuộc sống và cảm xúc của mình, Ở chiều ngược lại, con người trong xã hội Restraint thường không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí để thỏa mãn sự hài lòng của bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội này sẽ luôn cảm thấy hành động của mình bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ làm họ cảm thấy sai trái. Các quốc gia Restraint có thể kể đến là Việt Nam (35), Ấn Độ (26), Pakistan (0); và ở chiều Indulgence sẽ là các nước Mexico (97), Đan Mạch (70), Mozambique (80).
III. Áp dụng thực tiễn
Vậy việc tìm hiểu về những chiều văn hóa này có lợi ích gì nhỉ? Việc áp dụng mô hình văn hóa của Hofstede được thể hiện rõ nhất trong kinh doanh. Lấy ví dụ về McDonald’s nhé. Ở Mỹ, McDonald’s thường tập trung quảng cáo, chạy chương trình khuyến mãi mua một tặng một (một hamburger tặng 1 khoai tây chiên), trong khi ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, McDonald sẽ thường chạy quảng cáo các combo từ 2 - 4 người, combo gia đình. Lý do là vì McDonald hiểu được Mỹ là một nền văn hóa individualism, trong khi các nước như Trung Quốc, Việt Nam là collectivism. Hiểu về những khía cạnh văn hóa của Hofstede còn giúp cho chính cá nhân bạn hòa hợp tốt hơn về môi trường văn hóa mới. Là một người Việt Nam, sống trong xã hội High power distance, bạn sẽ cần thay đổi cách làm việc để hòa hơp với môi trường làm việc của Đức, một xã hội rất chi là Low power distance. Mô hình văn hóa của Hofstede có thể giúp bạn trong các lĩnh vực như: ngoại giao, kinh doanh, marketing, quản lý,... mang tính quốc tế.
Tất nhiên, sẽ không có một xã hội nào đồng bộ từ trên xuống dưới theo thang đo của Hofstede. Do vậy, hãy sử dụng thang đo này như một bộ sách hướng dẫn và cố gắng kết hợp thêm từ các quan sát, kinh nghiệm cá nhân nhé.
P/s: Để tìm hiểu thêm về chỉ số của các nước, các bạn hãy tham khảo link này:
Tham khảo:
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất