Hiểu đúng về chữ Duyên trong Phật giáo
Muôn vật từ Duyên sinh - Lại từ Duyên mà diệt Quán duyên sinh màu nhiệm Quán duyên sinh là một phép quán màu nhiệm; giúp không...
Quán duyên sinh màu nhiệm
Quán duyên sinh là một phép quán màu nhiệm; giúp không chỉ hành giả trên con đường tu học mà còn giúp chúng ta giải quyết những vấn đề đời thường; đặc biệt là vấn đề trong tâm! Vậy phải hiểu về chữ Duyên sao cho đúng?
Hơn 2500 năm trước, đức Thích Ca đã dạy: “Duyên sinh chằng chịt, tầng tầng lớp lớp; nhưng chung quy có 4 loại: Nhân duyên; Tăng thượng duyên; Đẳng vô gián duyên; Sở duyên duyên”.
Cách để hiểu rõ những phạm trù này, có thể tạm thay mệnh đề “Duyên” = “Điều kiện”
1. Nhân duyên: Nhân (core) là cốt lõi, chính yếu; Duyên là các điều kiện. Nhân duyên = Các điều kiện chính yếu gần nhất. Ví dụ như hạt bồ đề là điều kiện chính yếu để phát sinh ra cây bồ đề. Nhiều người hay nói Nhân duyên nhưng hiểu sơ sài rằng đó là điều kiện gì đó liên quan tới con người (nhân): lấy chồng là do nhân duyên; gặp nhau là do nhân duyên; duyên phận, duyên số... Đây là cách hiểu còn nông và chưa hiểu hết nội hàm của Nhân duyên (có thể do bởi hiểu chữ “Nhân” chưa đúng)! Nhân (core) là cốt lõi, chính yếu. Nhân cũng còn có thể hiểu là “ban đầu” (Nhân - Quả). Tựu chung lại, Nhân duyên = Điều kiện cốt lõi, chính yếu, ban đầu gần nhất!
2. Tăng thượng duyên: Tăng thượng = lớn lên, phát triển lên. Tăng thượng duyên là những điều kiện phù trợ, như nắng, mưa, hơi ấm, đất màu... giúp cho hạt bồ đề nảy mầm lớn lên, phát triển lên thành cây bồ đề.
3. Đẳng vô gián duyên: Đẳng = cấp bậc hoặc đứng (không biến chuyển). Vô gián = không gián đoạn. Đẳng vô gián duyên tức là những điều kiện đảm bảo cho sự tiếp nối không gián đoạn của dòng lưu chuyển. Thiếu sự tiếp nối thì sự trưởng thành của cây bồ đề bị gián đoạn nửa chừng. Chẳng hạn, hạt bồ đề (nhân duyên) dù cho có được các điều kiện để nảy mầm, như đất, hơi ấm, nắng, mưa... (tăng thượng duyên) để chui lên từ lòng đất thì cũng khó phát triển thành cây bồ đề nếu thiếu sự phát triển tiếp nối không gián đoạn (đẳng vô gián duyên), ví dụ bị côn trùng cắn đứt mầm; lúc còn là mầm cây thì bị gãy gục...
4. Sở duyên duyên (chỗ này trừu tượng, cần quán chiếu kỹ mới hiểu): Sở = cơ sở, nền tảng (foundation); sở duyên = nền tảng của cái “duyên”. Cách để hiểu phạm trù này về mặt ngôn ngữ, nên thay lại như sau: Sở duyên duyên = Sở duyên + duyên = “Cơ sở của cái duyên” + “các điều kiện”. Như vậy, “sở duyên duyên” tức là những điều kiện nền tảng, cơ sở để cái duyên tồn tại. Hay nói cách khác, chúng ta cứ nói đến chữ “Duyên”; vậy cái “Duyên” đó nó chỉ có ý nghĩa ở đâu? Nó tồn tại trên cơ sở nào?
Theo Bụt dạy, cơ sở để cái “Duyên” tồn tại chính là nhận thức của con người. Sở duyên duyên là đối tượng của nhận thức, bởi vì nhận thức bao giờ cũng là nhận thức một cái gì, nhận thức không rời đối tượng nhận thức. Nhân duyên, tăng thượng duyên, đẳng vô gián duyên (Hay hạt bồ đề, cây bồ đề và các điều kiện xa gần đưa tới sự có mặt của cây bồ đề…) tất cả đều là đối tượng của nhận thức, không thể tách rời ra khỏi nhận thức.
Hay nói cách khác nếu thiếu đi điều kiện nền tảng (cơ sở) để cái duyên tồn tại thì tất cả những phạm trù trên đều không có ý nghĩa. Bàn về chữ Duyên hay Quán duyên sinh nhất thiết phải có điều kiện thứ 4 này, đó chính là điều kiện nền tảng của Duyên.
Chánh tư duy về chữ Duyên
Như vậy, hiểu đúng để quán chiếu đúng về “Duyên sinh” giúp chúng ta Chánh tư duy về chữ Duyên; từ đó, nhận thức được rất sâu sắc về ý nghĩa và sự màu nhiệm của phép quán chiếu này. Để từ đó áp dụng vào giải quyết những vấn đề phát sinh do Tâm trong cuộc sống đời thường!
#songtinhthuc
#kientaosongtinhthuc
#chanhniemtrongdoisong
#kientaosongtinhthuc
#chanhniemtrongdoisong
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất