HCTVPG #9 - Con quỷ mạnh nhất kể từ thời Shakyamuni
Bạn có biết làm thế nào người ta tạo ra được xe đua F1 với vận tốc trên 300km/h, máy bay vận tải C-17 Globemaster với trọng lượng cất...
Bạn có biết làm thế nào người ta tạo ra được xe đua F1 với vận tốc trên 300km/h, máy bay vận tải C-17 Globemaster với trọng lượng cất cánh trên 250 tấn, hay bộ quần áo bơi Speedo làm bằng polyurethane giúp cho các kình ngư xô đổ những kỷ lục đến nỗi nó bị cấm dùng trong thi đấu không?
Đó không phải ma thuật, mà là rất nhiều chuyên ngành: Aerodynamics, Materials science, Structural engineering, Fluid dynamics… Con người không tốn hàng tỷ USD để chống lại các quy luật vật lý, mà để hiểu và lợi dụng chúng. Dù có năng lực đến đâu, để đạt điểm số mong muốn, bạn vẫn phải luyện tập với đề thi mẫu để hiểu rõ cấu trúc của nó. Hiểu được môi trường và luật chơi là điều bắt buộc nếu muốn chơi tốt.
Theo tôi, sự khác biệt chí mạng của thời đại Shakyamuni và chúng ta chính là:
Consumerism - Chủ nghĩa tiêu thụ.
Bạn có thể đọc định nghĩa rất bựa về nó tại bài viết cũ “Vì sao tôi hay châm biếm thông điệp bảo vệ môi trường”. Một cách ngắn gọn, Consumerism khuyến khích tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ với khối lượng lớn và liên tục để vận hành bánh xe kinh tế xã hội.
Một mặt, nó tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy sáng tạo, và các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, hiệu quả, an toàn hơn.
Một mặt, nó khiến cho tài nguyên bị khai thác nhanh hơn tốc độ phục hồi, tôn vinh quá trớn việc sở hữu vật chất (materialism), từ đó tạo ra những khoản nợ và stress để được xã hội vật chất công nhận.
Tôi không trù dập và ước Consumerism biến mất. Nó là sự tất yếu của hoàn cảnh lịch sử và bản chất con người. Nếu đầu tuần, tôi lắp não người cho heo, thì cuối tuần cả chuồng cũng tiến lên Consumerism thôi. Vậy tôi muốn nói gì?
Tôi muốn nói đến sự minh bạch với bản thân.
Một người chơi tốt cuộc chơi của Consumerism: tiêu dùng, hưởng thụ và đóng góp của cải cho nền kinh tế: It’s fine.
Nhưng một người thích cuộc chơi tôn giáo, còn đầu óc chơi theo luật Consumerism: It’s catastrophic! Đó là thảm họa.
Consumerism hiện đại đã ăn sâu vào mọi mặt của đời sống và sử dụng các thủ thuật tâm lý với một nồng độ rất đậm đặc, nên tư duy của con người hiện nay không còn giống như thời kỳ trước đó nữa. Bạn có nhận ra sự mặc cảm nho nhỏ khi phải dùng điện thoại, quần áo khi chúng chỉ mới cũ vài năm là một tâm lý khá thú vị. So với thời kỳ trước, người ta nhìn về đồ vật bằng công dụng của chúng hơn là độ tuổi, và nói đến “lỗi thời” nghĩa là nó phải cổ hàng trăm năm! Không thời kỳ nào mà đồ vật chỉ có vòng đời “2-3 năm tuổi” và thậm chí “tối cổ” nghĩa là tỉnh dậy vào buổi chiều và không biết sáng mình đã bỏ lỡ cái gì!
Sẽ cực kỳ dính mắc khi một người vừa chìm đắm trong môi trường trên, lại vừa bàn về những trạng thái tột đỉnh của tôn giáo. Một khởi đầu minh bạch với bản thân là rất quan trọng đối với những địa hạt mơ hồ như tôn giáo, nơi người ta dễ dàng hợp lý hóa mọi thứ để phục vụ ham muốn, mà chính họ cũng không nhận thức được.
Consumerism có thể là một con quỷ đeo trên cổ một người cho đến cuối đời, nhưng cũng có thể chỉ lướt qua và biến mất đối với một người khác ở những năm 30 tuổi như Shakyamuni.
Bài này nói về người tiêu dùng, bài tiếp theo nói về doanh nghiệp mới mắc cười!
Cảm ơn bạn đã dùng 3 phút của đời mình để dành cho tôi. Tôi biết trong trường hợp bạn không thích ý tưởng này đi chăng nữa, thì cũng chẳng lấy lại được 3 phút của đời mình. Tôi rất tiếc nhưng cuộc sống luôn là như vậy.
Bài viết này thuộc series Hãy cẩn thận với Phật giáo nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất