Vì sao tôi hay châm biếm thông điệp bảo vệ môi trường của các nhãn hàng khi xem tivi cùng vợ
Lời đầu tiên tôi muốn tri ân vợ mình vì đã dành cả thanh xuân để chịu đựng một con quái vật lẻo mép xấu xí như tôi....
Lời đầu tiên tôi muốn tri ân vợ mình vì đã dành cả thanh xuân để chịu đựng một con quái vật lẻo mép xấu xí như tôi.
Có 2 lý do mà tôi làm vậy.
Đầu tiên, tôi cho rằng đó là một nghịch lý.
Người ta nói đùa như sau về xã hội Mỹ: "Bạn mua một lọ bơ đậu phộng, ăn một nửa, ném phần còn lại đi, nền kinh tế Mỹ sẽ phát triển". Đó là định nghĩa bựa nhất về chủ nghĩa tiêu thụ (consumerism).
Nói kiểu nông dân, "explain like I'm five" hơn nhé.
Bạn vào tiệm mua 1 ly trà sữa, lúc quay ra bạn làm rơi, và đành phải mua ly khác. Bạn rất buồn. Tôi biết. Nhưng chủ quán sẽ rất vui khi bán được 2 ly. Nhân viên quán cũng rất vui vì quán giàu thì phúc lợi sẽ tốt. Cơ sở cung cấp ly và ống hút vui. Cơ sở cung cấp trà và trân châu vui. Và nhân viên của tất cả các cơ sở đó cũng vậy.
Bạn thấy không, bạn làm rớt một ly trà sữa, bạn buồn, nhưng cả một dây chuyền vui và biết ơn bạn. Dây chuyền này còn vui hơn nếu khi quay ra bạn... lại làm rơi nó lần nữa!
Đó là điều mà chủ nghĩa tiêu thụ nhắn nhủ: hãy tiêu thụ càng nhiều càng tốt.
Khi còn trẻ dại, tôi hay tự hỏi, tại sao một công ty lúc nào cũng phải tăng trưởng doanh thu liên tục hằng năm nhỉ. Vài năm tăng trưởng một lần thì chết ai? Sau này khi được giải ngố, tôi nhận ra, ngoài lạm phát, sáng lập công ty thường nghèo lắm bạn ạ, bởi vậy chúng ta mới có các cổ đông góp vốn. Nếu nó không tăng trưởng và sinh lời cho cổ đông, họ sẽ rút hết vốn và mang đi chỗ khác. Việc của cổ đông là góp tiền, việc của công ty là phải tăng trưởng.
Thế thì nghịch lý là, nếu muốn tăng trưởng liên tục, thì phải liên tục bán được nhiều sản phẩm hơn (nhớ ly trà sữa chứ?). Nhưng một trong các tiêu chí hiệu quả để bảo vệ môi trường là: bạn phải cố gắng tiêu thụ ít nhất có thể. Bạn thực sự cần thứ gì đó, bạn mua, bạn không cần, bạn không mua. Chỉ cần bạn dùng thêm một sản phẩm thừa, kể cả nó tái chế được, thì khi bạn thải ra, nó vẫn tốn nguồn lực của môi trường để nuốt trôi cái đồ thải đó của bạn. Như vậy, nếu cả xã hội mà sống có lợi cho môi trường như trên thì các nhãn hàng chỉ có nước dẹp tiệm. Có điên mới đi nói với người tiêu dùng: "Chỉ nên mua sản phẩm của chúng tôi khi bạn thực sự cần!"
Giờ bạn thấy lấn cấn chưa?
Thực ra thì chúng ta cũng không thế trách họ. Họ buộc phải sinh tồn để nuôi nhiều người và cả chúng ta bên dưới. Họ buộc phải té nước theo mưa, nói những điều thật trendy, tỏ ra thân thiện, chiếm cảm tình và bán được hàng. Từ đó ám thị cho người dùng tiết kiệm dăm ba cái bọc nilon, ống hút con con nhưng đến mùa sale lại vơ vét hàng tấn sản phẩm chỉ dùng một hai lần rồi vứt xó 10 năm vì chán...
Sắp đủ 666 từ rồi đấy, khoan đã, thế còn lý do thứ 2 là gì?
Vợ tôi là một người rất thích bảo vệ môi trường nhưng ngây thơ. Con người mà. Và tôi không thể bỏ lỡ cái cơ hội trêu chọc cô ấy được. Nhưng dù cô ấy có tin những thông điệp đó hay không, tôi vẫn thấy đó là một người bảo vệ môi trường dễ thương. Lại nghịch lý quá hả?
Thì tôi cũng là con người mà.

Tôi có thói quen vẽ bậy vào sổ nên cũng hú họa một chút cho bài viết sinh động

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Psycho
Đọc bài này và comment của các bạn ở dưới mình thấy vừa vui vừa mắc cười. Vui vì mọi người có nhiều nhận thức về môi trường, mắc cười là ở mọi người xung đột lẫn nhau. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người xung đột lẫn nhau cả vì thậm chí đến những chuyên gia trong ngành cũng còn chẳng biết phải làm sao mới đúng đắn nhất nữa mà nên nếu đứng dưới mọi góc độ thì đều có kẽ hở thôi, và có kẻ hở thì mọi người sẽ tấn công vào đó để phản biện. Phản biện thì đúng rồi đó nhưng câu hỏi là làm thế nào cho đúng thì không ai biết. Mình có một chút background về môi trường nên xin chia sẻ một số góc nhìn cho mọi người nhé:
T1, rất nhiều bạn ở dưới đã đề cập rồi, tất cả những campain bao gồm giờ Trái Đất, hay thông diệp bảo vệ môi trường của các nhãn hàng nó không thực sự cải thiện môi trường gì cả, tuy nhiên nó có thể làm tốt 2 nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất, và quan trọng nhất, gieo vô trong đầu mọi người một ý tưởng. Có bạn ở dưới cũng chỉ ra rồi, ý tưởng là rất quan trọng. Bạn không thể làm bất kỳ việc gì nếu như từ ban đầu bạn không có ý tưởng về việc đó. Hạt giống ý tưởng đó có nảy mầm, mọc thành cây ra hoa kết trái gì hay không thì chưa biết, nhưng cứ phải gieo đã. Nhiệm vụ thứ hai là tuy không cải thiện nhưng nó duy trì tình trạng, để cho mọi việc không tệ hơn. Ví dụ, vẫn là chủ nghĩa tiêu dùng, nhưng nếu bạn mua sắm bằng 1 đống bao ni lông thay vì mang theo một túi vải, tuy không thực sự cải thiện quá nhiều, nhưng nó giúp tình trạng không tệ hơn, và điều đó là cực kỳ quan trọng, mình sẽ bàn thêm ở dưới.
T2, có một bạn comment ở dưới mà bị downvote -2, còn bị tác giả mỉa mai nữa thì phải, mình xin quote lại nguyên câu như sau: "Con người giỏi thích nghi, không giỏi hạn chế. Con người cũng không phải là nô lệ của thiên nhiên. Thông điệp "tiêu thụ ít để bảo vệ môi trường" là một thông điệp ngớ ngẩn."
Ý của bạn này rất hay, nhưng dùng nhiều từ cảm tính quá nên bị downvote, mình xin sửa lại câu cú của bạn một chút chắc mọi người sẽ thấy hợp lý hơn: Con người giỏi thích nghi, không giỏi hạn chế. Con người "MUỐN SỐNG" thì "KHÔNG NÊN" là nô lệ của thiên nhiên. Thông điệp "tiêu thụ ít để bảo vệ môi trường là một thông điệp không đủ tốt. Bạn còn nhớ mình đề cập đến duy trì tình trạng ở trên chứ. Việc tiêu thụ ít về lý thuyết "vòng tròn kinh tế" không phải là một thông điệp hay. Tiêu thụ ít sẽ làm vòng tròn kinh tế bé lại, trực tiếp và gián tiếp làm cho tiều đầu tư vào nghiên cứu khoa học bị ít đi, điều đó làm cho việc phát minh ra các phương thức thực sự giải quyết được vấn đề bị kéo dài ra. Lấy 1 vòng tròn kinh tế bé xíu làm ví dụ cho dễ hiểu nha: Nhiên liệu hóa thạch là không thể tái tạo, bạn có xài tiết kiệm đến như thế nào không quan trọng, nếu bạn xài, nó sẽ hết. Khai thác nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng phục vụ cho quá trình tìm kiếm nguồn nhiêu liệu tái tạo. Nếu bạn khai thác ít nhiên liệu hóa thạch, bạn sẽ sản xuất được ít năng lượng cung cấp cho quá trình tìm kiếm nguồn nhiên liệu tái tạo hơn, bạn sẽ lâu tìm ra hơn. Cái khổ là cái đích rất khó thấy, nhưng nguồn tài nguyên có sẵn thì rất dễ thấy, vậy nên chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng lo lắng là sẽ không đủ tài nguyên cầm cự đến lúc đó. Có 2 thứ chúng ta phải cân nhắc ở đây: thời gian còn lại để sử dụng nhiên liệu hóa thạch (tạm gọi là t1) và thời gian cần để tìm ra nhiên liệu mới (tạm gọi là t2). t2>t1 thì coi như chúng ta xong rồi, cái khổ là, t1 thì chúng ta có thể đoán phần nào, nhưng t2 thì chúng ta không biết. Vậy nên chúng ta sống trong lo sợ
Sau khi bạn hiểu được ví dụ này rồi thì có thể áp dụng cho những concept lớn hơn, chúng đều như nhau cả thôi.

Bảo vệ môi trường là để cầm cự, không phải giải pháp triệt để và lâu dài, nếu chúng ta có thể tìm được cách cải tạo môi trường sống trên hành tinh khác và di chuyển khỏi Trái Đất này chẳng hạn. Lúc đó chẳng cần bảo vệ môi trường gì cả, và chủ nghĩa tiêu thụ cũng chẳng có lý do gì để hạn chế cả, khai thác và phá banh Trái Đất cũng được, Trái Đất hết thì chúng ta sẽ có Trái khác thôi. Earth is not our home, it's just an apartment.
Mình định viết nhiều hơn nữa mà thấy dài quá nên thôi, chắc nhiêu đây cũng tàm tạm rồi :D
- Báo cáo

sneezzz
@Psycho 👍
- Báo cáo
conmeo
Thứ nhất, tôi khá sốc khi thấy bạn nói về việc "gieo vô trong đầu mọi người một ý tưởng" mà không nhận ra rằng đấy là cách diễn đạt khác của "định hướng", "nhồi sọ", "tẩy não", "tuyên truyền". Nhiều nhất chúng ta chỉ có thể chia sẻ quan điểm của mình mà thôi. Lấy gì đảm bảo rằng quan điểm của mình là đúng, mà mình phải đi làm cái việc gieo nó vào đầu người khác?
Thứ hai, tôi nghĩ bạn đồng ý với tôi nhiều hơn là phản đối. Tuy nhiên, cái thông điệp đó, nó không dừng ở việc "không đủ tốt" mà nó thực sự là ngớ ngẩn, thậm chí là tiêu chuẩn kép, là đạo đức giả. Kêu gọi người khác bảo vệ môi trường trong khi bản thân mình không thực hiện được điều đó thì không phải tiêu chuẩn kép hay đạo đức giả thì là gì. Tôi dùng từ "ngớ ngẩn" là đã nói giảm nói tránh, vì tôi nghĩ người nói ra câu này không thực sự hiểu họ đang nói gì mà thôi.
Thứ ba, "Có 2 thứ chúng ta phải cân nhắc ở đây: thời gian còn lại để sử dụng nhiên liệu hóa thạch (tạm gọi là t1) và thời gian cần để tìm ra nhiên liệu mới (tạm gọi là t2). t2>t1 thì coi như chúng ta xong rồi"
Sai hoàn toàn. Dù t2 >> t1, thì chúng ta cũng chả làm sao mà phải "xong rồi" cả. Con người vẫn sẽ sống tiếp. Con người vẫn sẽ làm những điều gì tốt nhất cho bản thân mình và người thân, bằng cách tận dụng tất cả nguồn lực trước mắt họ có thể khai thác. Cuộc sống có thể khó khăn hơn, nhưng khó khăn thì cùng chia sẻ, không sao cả. Con người chỉ "xong rồi" khi mà chúng ta đầu hàng trước một số kẻ mang môi trường ra doạ dẫm, ngăn cản chúng ta làm những điều tốt nhất cho mình, trong khi chính họ không hề quan tâm chút nào tới môi trường mà thôi.
- Báo cáo

duongAQ

Nhớ vụ: Tắt đèn để bảo vệ môi trường, nhưng lại đốt nến, đốt đèn, in tờ rơi, tổ chức fes (mà thêm hàng đống rác thải từ cái fes đó).
Cả việc tổ chức lễ cầu may, cầu siêu thả 1 đống đèn trên sông, trên trời thì lượng rác thải từ đèn đó đi về đâu?
Nên là thôi, tự bảo bản thân tiết kiệm được gì thì tiết kiệm, còn xã hội kệ họ.
- Báo cáo

happy_666_words

Rất vui vì xã hội còn những người có nhận thức như bạn!
- Báo cáo

Bùi Hữu Hoài Nam
Xe điện bảo vệ môi trường? Pin thải khó xử lý, nguồn điện lớn và phụ thuộc điện than gay ra càng nhiều khí thải. Nghịch lý
- Báo cáo

Thao_An_Tran
Em thì đồng ý với hành động của vụ "Tắt đèn để bảo vệ môi trường". Đồng ý rằng một ngày tổ chức Giờ trái đất có lẽ sẽ gây hại cho môi trường hơn 1 ngày bình thường (vì nến, vì tờ rơi thậm chí ng ta còn đốt thêm pháo hoa cho vui :))...) Tuy nhiên thì ý nghĩa của ngày đó không dừng ở việc là tiết kiệm đc bao nhiêu điện bao nhiêu than mà là ở thông điệp mang tính giáo dục ở quy mô lớn với mọi lứa tuổi, em tin chắc rằng chỉ cần một phần người dân hiểu được cần tiết kiệm điện và thực hiện trong suốt cuộc đời của họ thì lợi ích tổng thể sẽ lớn hơn nhiều chi phí (chi phí môi trường, tiền) cho những buổi sự kiện kiểu vậy.
Vụ rác thải cũng là 1 điều em rất quan tâm, em thấy rằng việc có lợi ích lớn nhất, gần nhất và hiệu quả nhất để cải thiện môi trường ở nước mình là phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Em không thấy những cơ quan có trách nhiệm suy nghĩ biện pháp triệt để để xử lý nó, toàn làm xong bỏ dở rất ư là chán.
- Báo cáo

happy_666_words

Em nói đúng, phân loại và xử lý rác hiện nay cũng là vấn đề toàn cầu em ạ, trong hoàn cảnh công nghệ tái chế / xử lý vẫn còn hạn chế (kể cả tại các nước tiên tiến) và thế giới vẫn đang lưỡng nan giữa tiêu dùng và bảo tồn môi trường sống thì cách khả dĩ nhất vẫn là chi dùng vừa đủ, vừa tiết kiệm cho túi tiền của chúng ta vừa giảm gánh nặng xử lý chất thải
- Báo cáo

Anthony
ông tiết kiệm thế nhà nước với tư bản lấy tiền đâu ra mà làm phong trào bảo vệ môi trường?
- Báo cáo

happy_666_words

cảm ơn bạn đã đề cao tôi, họ lấy tiền từ 7.999.999.999 người còn lại bạn à
- Báo cáo

flaneur
Mình cũng thường hay lấn cấn về việc làm sao để cân bằng mong muốn tăng trưởng cho công ty với những giá trị đạo đức như môi trường. Nhiều khi tự thuyết phục bản thân rằng một con kiến nhỏ như mình thì làm được gì để thay đổi thực trạng của môi trường, ngta nói phải chung tay nhưng mình chưa bao h trong cuộc đời thấy một ai đó thực sự sống xanh cả🥲
- Báo cáo

PEDrO Pentacle
ông viết chữ xấu quá , hóng thánh vietsub
- Báo cáo

happy_666_words

Cảm ơn bạn đã góp ý. Đó là vấn đề đau đầu của tôi trong hàng thập kỷ 

- Báo cáo

duongAQ

"Nó nói mua sản phẩm của nó là bảo vệ môi trường kìa, em mua hẳn 2 cái luôn cho nó bảo vệ môi trường gấp đôi."
Thế ai bảo vệ ví tiền của em?
- Báo cáo
Minh Thực
Đôi khi tôi tự hỏi là dùng ống hút giấy thay ống hút nhựa có bảo vệ môi trường thực sự không hay là đốn cây để làm ống hút. Tôi cũng không biết nữa tôi chỉ cố găng bảo vẹ môi trường = cách tôi tắt điện khi ko sự dụng và dùng tiết kiệm nước nhất có thể
- Báo cáo

happy_666_words

Theo mình biết, một số sản phẩm giấy như ly giấy vẫn có một lớp lót nhựa bên trong nên không thể tái chế 100% mà chỉ có thể tái chế phần giấy mà thôi, mà đó là khi người ta tách được chúng ra để tái chế. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là dùng vừa đủ mọi thứ bạn nhé.
- Báo cáo