Con người sở hữu nhiều thứ mà mình không hề đạt được mà được thừa hưởng từ tổ tiên của mình. Anh ta không sinh ra như một tabula rasa [tấm bảng trắng], mà còn được sinh ra với một vô thức. Anh ta mang theo mình những cấu trúc được tổ chức và sẵn sàng hoạt động theo một cách đặc thù con người mà anh ta có được nhờ hàng triệu triệu năm phát triển loài người…”. - C.G. Jung
Ngày nhỏ chúng ta cứ nghĩ mỗi người là một cá nhân hoàn toàn tách biệt và hoàn toàn tự chủ, hoàn toàn tự do trong hành động và ý chí, đôi khi còn coi mình là cái rốn của vũ trụ...Nhưng với Freud, Jung và rất nhiều các nhà phân tâm học, tâm lý học khác, đồng ý không phải như vậy.
Ý thức hữu hạn của ta so với vô thức chỉ như phần nổi của tảng băng khổng lồ đang chìm sâu.
Ý thức hữu hạn của ta so với vô thức chỉ như phần nổi của tảng băng khổng lồ đang chìm sâu.
Không chỉ có ý thức, tâm thần chúng ta chịu ảnh hưởng và dung chứa một phần nội dung lớn hơn ý thức rất nhiều đó là vô thức. Ý thức là những gì chúng ta biết và vô thức là tất cả những gì bên trong tâm thần của ta mà chúng ta không biết.

Ý Thức

Một cách đơn giản nhất, ý thức là sự nhận thức. Nó là trạng thái tỉnh thức, của quan sát và ghi nhận những gì diễn ra trong thế giới xung quanh và nội tâm.
Dĩ nhiên con người không chỉ là sinh vật duy nhất có ý thức trên hành tinh này. Động vật khác cũng có ý thức, bởi vì rõ ràng chúng có thể quan sát và phản ứng trước môi trường sống theo những cách điều chỉnh thích ứng cẩn thận của chúng. Sự nhạy cảm của cây cỏ trước môi trường cũng có thể được coi như một hình thức của ý thức. Tự thân thì ý thức không tách con người ra khỏi những hình thức khác của sự sống. Cũng vậy, ý thức không phải là những gì tách người lớn ra khỏi trẻ con và đứa trẻ sơ sinh.
Theo nghĩa chính xác nhất, ý thức con người, tuyệt nhiên, không phụ thuộc chút nào vào tuổi tác hay sự phát triển tâm lí. Một người bạn quan sát sự ra đời của con gái mình đã nói với tôi là anh ta đã xúc động như thế nào lúc mà, sau khi nhau được cắt và mắt đứa bé được lau sạch, bé gái mở mắt và nhìn xung quanh phòng. Rõ ràng đây là một dấu hiệu của ý thức. Con mắt là một chỉ báo sự tồn tại của ý thức. Sự sinh động và chuyển động của nó là tín hiệu của một sinh vật có nhận thức đang quan sát thế giới.
Dĩ nhiên ý thức không phải chỉ phụ thuộc vào cái nhìn, mà cả các giác quan khác. Trong tử cung, trước khi mắt của đứa bé hoạt động, nó đã ghi nhớ các âm thanh, phản ứng với những tiếng nói và âm nhạc và biểu lộ một mức độ đáp ứng đáng kể. Chúng ta chưa biết chính xác khi nào thì phôi thai bắt đầu đạt được một mức độ nhận thức và phản ứng mà thực sự có thể gọi là ý thức nhưng nó chắc chắn là sớm và ở trong giai đoạn trước khi đứa trẻ được sinh ra.
Đối lập với ý thức là giấc ngủ sâu không mơ => vô thức.

Vô Thức

Vô thức bao gồm tất cả những nội dung tâm thần nằm ngoài ý thức, bất chấp mọi lí do và thời gian. Thực sự đây là phần rất lớn của thế giới tâm thần. Vô thức là lĩnh vực chủ yếu của việc nghiên cứu trong tâm lí học chiều sâu và mối quan tâm sâu sắc nhất của Jung nằm trong việc khảo sát vùng này.
“Vô thức không chỉ đơn thuần là những gì không biết mà thật ra nó còn là phần tâm thần không được biết; và chúng tôi xác định chúng... là tất cả những gì trong chúng ta mà nếu xuất hiện ở ý thức, sẽ không khác với những nội dung tâm thần được biết” Jung, Toàn Tập, Tập 8, đoạn 382.
Sự khác biệt giữa ý thức và vô thức, là có một số nội dung được phản ánh bởi bản ngã và nằm trong ý thức, ở đó chúng có thể được tiếp tục khảo sát và thao tác, trong khi những nội dung tâm thần khác nằm ngoài ý thức tạm thời hoặc là thường xuyên tới mức gần như không bao giờ được nhận biết và phản ảnh suốt cuộc đời của bạn.
Vô thức bao gồm: - Vô thức cá nhân - Vô thức tập thể.
Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm từ 1904-1910, Jung đã tìm được qua các test liên tưởng của mình sự cấu thành vô thức cá nhân từ những tổ hợp mang sắc thái cảm xúc (complex), tức là những “nguyên tử” của tâm thần được tạo ra chủ yếu từ những chấn động (trauma) do xung đột giữa cái tôi và môi trường bên ngoài.
Còn với vô thức tập thể, những nội dung của nó đã được Jung cố gắng tìm kiếm thông qua việc nghiên cứu các huyền thoại, các chuyện cổ tích, phân tích giấc mơ, nghiên cứu và điều trị y học, nghiên cứu tôn giáo, giả kim thuật và từ đó phát hiện ra cổ mẫu (archetype) là yếu tố cấu thành của vô thức tập thể.
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, Ý thức bao gồm Bản Ngã (Ego) và Mặt giả (persona), phần còn lại là vô thức mà cái tôi bản ngã của chúng ta rất hay tương tác hay chịu ảnh hưởng, chi phối liên tục kể cả khi thức lẫn khi ngủ. ...
Chi Hoàng.