Hôm nay mình nhận được đề bài tiểu luận Đường lối của đứa em như sau " Hiện nay trên website, có một nửa số đó nói rằng trong giai đoạn 1954-1975 Việt Nam có nội chiến. Là sinh viên Việt Nam, em có suy nghĩ gì về điều đó." Cái đề bài ra có vẻ hơi "khôn" này vô hình chung đã khơi dậy trong bản thân mình một điều gì đó. Và tất nhiên, chủ đề này đã từng được đề cập trên spiderum, nhưng mình vẫn muốn viết theo cách nhìn và hiểu của mình. Nếu cách hành văn của mình quá khó hiểu, mong các bạn góp ý để mình rút kinh nghiệm những lần sau.
Ok, vậy nội chiến là gì ?
"Nội chiến là chiến tranh giữa các thành phần trong một nước hay quốc gia, giữa những đồng bào cùng ngôn ngữ nhưng tranh chấp nhau vì nhiều lý do khác nhau như bất đồng ý thức hệ, tôn giáo, chính trị, kinh tế, v.v…" Như vậy, đã xảy ra khá nhiều nội chiến nổi tiếng trên thế giới mà điển hình như Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) hay còn gọi là cuộc Chiến tranh giữa các Tiểu bang, chiến Trung Quốc (1927-1950) giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến: Nội chiến thời ký loạn 12 sứ quân cuối thế kỉ X, nội chiến Lê-Mạc (1533-1592), nội chiến Trinh-Nguyễn thế kỉ XVII-XVIII… Những cuộc nội chiến lâu dài ở thế bất phân thắng bại một mặt đã đẩy đất nước rơi vào cảnh chia cắt, đời sống nhân dân lầm than cơ cực, song cũng đồng thời thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của khoa học quân sự, chất lượng và số lượng của nguồn lực. Nhìn chung, ngoại trừ thời kì loạn 12 sứ quân có sử dụng nhiều hoạt động ngoai giao để liên kết, thu phục các lực lượng đối địch, các cuộc nội chiến ở Việt Nam đều không thể giải quyết được bằng ngoại giao, mà chủ yếu kết thúc khi một bên giành được thắng lợi quyết định, hoặc hình thành được thế phòng ngự chia cắt lâu dài.Babui (Danlambao)
Chiến tranh nóng trong lòng chiến tranh lạnh
Tôi sẽ hoàn toàn đồng ý rằng giai đoạn 1954-1975 Việt Nam là một cuộc nội chiến nếu nó chỉ đơn thuần là cuộc đối đầu giữa hai nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với Việt Nam Cộng Hòa, nhưng thực sự đây là cuộc chiến tranh mang tính quốc tế, nó có nét hơi giống kiểu Chiến tranh ủy nhiệm (Còn gọi là chiến tranh qua tay người khác) ở Syria hiện nay. Nó là biểu hiện cao nhất của cuộc đối đầu giữa Cộng sản và Tư bản, giữa Liên Xô và Mỹ. Người Mỹ luôn luôn khẳng định rằng đây là nội chiến và họ chỉ là đồng minh. Tuy nhiên không một nước đồng minh nào lại đem hơn nửa triệu quân đến một quốc gia xa lạ với người dân Mỹ, cùng với rất nhiều lính đồng minh từ các nước khác như Nam Hàn, Úc, New zealand... đến, các trang thiết bị khí tài tối tân nhất và lực lượng VNCH để rồi đóng vai trò trong việc chỉ huy cả quân đoàn khổng lồ ấy. Đã thế còn đàm phán với Cộng Sản Trung Hoa để dễ dàng hơn trong ném bom B52 năm 1972. Đối với nhân dân Việt Nam thì việc quân đội nước ngoài tràn vào đất Việt, bắn giết dân Việt không bao giờ chấp nhận được dù có ẩn nấp dưới danh nghĩa nào đi chăng nữa, Hơn nữa, nếu là nội chiến vậy tại sao chính Mỹ lại là người ngồi vào bàn đàm phán chính với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ sau Tết Mậu Thân cho đến Hiệp định Paris năm 1973. Nhưng mặt khác nếu cho rằng giai đoạn này là kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng không hẳn vì nếu xét bối cảnh khi đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa được coi như những chính thể nhà nước độc lập riêng, lãnh thổ riêng được quốc tế công nhận cho dù cùng một dân tộc. Khi đó, Mỹ lại được coi là một đồng minh đúng như chính nước Mỹ quan niệm.
Vậy chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là loại hình chiến tranh gì?
Nó không hẳn là nội chiến, nhưng cũng không hẳn là kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu xem xét ở những góc độ quan hệ quốc tế. Nên thực sự để định nghĩa về Chiến tranh Việt Nam bản chất là cuộc chiến tranh gì thực sự rất khó, nó tùy thuộc vào lăng kính cái nhìn của mỗi người.
Tôi cho rằng Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh dân tộc ý thức hệ. Đó là một cuộc chiến mà ở đó, một dân tộc nhỏ bé bị trở thành trung gian, là con tốt trên bàn cờ chính trị thế giới của hai siêu cường Xô - Mỹ và cả Trung cộng nữa trong cuộc đối đầu về ý thức hệ và những toan tính đằng sau bức màn chính trị. Lãnh thổ của dân tộc đó bị chia làm hai quốc gia riêng biệt, từng người dân, từng gia đình bị chia rẽ, bị cuốn theo vào vòng xoáy đó không thể dứt ra được mà đối đầu với nhau. Để rồi người ta bảo nó là nội chiến. Nhưng dù có là hai quốc gia, theo chế độ nào đi chăng nữa thì vẫn cứ là một dân tộc vẫn theo đuổi một mục đích chung duy nhất đó là khát vọng về một quốc gia độc lập thống nhất. Bởi thế dù Mỹ cho rằng Mỹ đưa quân vào hay ném bom miền Bắc chỉ là giúp Việt Nam Cộng Hòa với tư cách đồng minh, thì trong con mắt của những người dân Việt Nam cả hai miền (trừ Chính quyền Sài Gòn hay những người dân vẫn thích Mỹ) đó là một kẻ đi xâm lược. Nếu không phải xâm lược thì cũng là cố gắng can thiệp vào khát vọng thống nhất quốc gia của một dân tộc. Bản thân Việt Nam Cộng hòa không phải lúc nào cũng hài lòng với sự tự quyết của Mỹ và hệ thống cố vấn. Nguyễn Phú Đức cho rằng Ngô Đình Diệm biết chính quyền Việt Minh của Hồ Chí Minh có lợi thế hơn ông ta là chiếm được lòng tin trong dân chúng về khát vọng giành độc lập dân tộc trước chủ nghĩa thực dân chứ chưa hẳn là vì chế độ cộng sản (Theo Nguyễn Phú Đức, Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nxb Lao động). Diệm vừa tỏ ra ghét Pháp và chính phủ Bảo Đại để củng cố được lòng dân, củng cố nền độc lập ở miền Nam và chính quyền của ông ta, cũng vừa như không thích lắm sự can thiệp của Mỹ. Sau này, lính Mỹ lại gây ra những vụ thảm sát dân thường Việt Nam hay đồng minh của họ là Hàn Quốc khiến cho nhiều dân chúng miền Nam đáng lẽ ra không theo cộng sản đã quay sang coi Mỹ như kẻ thù.
Nhưng dù có thế nào, thì trong một cuộc chiến tranh tâm lý, Mỹ đã thua thực sự, nếu không phải vậy, tại sao toàn thể người dân miền Nam lại không theo Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, chắc chắn khi đấy cục diện chiến tranh có lẽ đã khác, Việt Nam có thể không bao giờ được thống nhất và Mỹ hay Trung Quốc đã đạt được tham vọng ấp ủ của mình. Với Mỹ là một thế giới tự do được bảo vệ ở ĐNÁ, Chủ nghĩa cộng sản được ngăn chặn không bị lật đổ như quân bài domino. Với Trung Quốc, có miền Bắc Việt Nam là vùng đệm bảo vệ an ninh cho họ và một nước Việt Nam bị chia cắt không bao giờ có thể mạnh mẽ và phát triển lên được. Do đó Chiến tranh Việt Nam vừa có sự xung đột của ý thức hệ vừa có cái nét của một cuộc nội chiến vừa có cái ý chí khát vọng độc lập thống nhất quốc gia của cả một dân tộc nhỏ bé không muốn hoàn toàn bị lệ thuộc các nước lớn, không muốn lợi ích của dân tộc mình bị nước lớn chà đạp hay bán rẻ thêm bất kỳ một lần nào.
Nói về chính trị và lịch sử Việt Nam hiện tại thì giống như chuyện yêu đương trai gái vậy.
Một cậu chàng có rất nhiều khuất tất trong quá khứ nhưng không cho bạn biết. Hoặc có những người khác kể bạn nghe nhưng cậu ấy bảo tụi kia xạo đấy, chỉ có anh là chân lý thôi, em cấm hỏi kỹ nha.
Đó là nói về quá khứ.
Ở thì hiện tại, mỗi lần góp ý gì bạn sẽ bị chửi, bạt tai. Dù cậu chàng hứa hẹn là bạn hoàn toàn có quyền "biết, làm, bàn, kiểm tra". Tức anh nói láo không ngượng mồm.
Vậy bạn có yêu nổi một anh chàng như vậy không?
Nhưng định mệnh là bạn phải yêu cậu này, cấm yêu ai khác.
Nếu ngược lại người yêu cô gái là 1 chàng trai khác thì sao nhỉ? Vẫn sẽ tồn tại nhiều khuất tất trong chàng trai đó hay có gì khác chăng? Cuối cùng thì tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Như dân Việt hay thần thánh hóa Văn Quyến chưa hả dạ lại quay sang chửi Công Vinh ăn may chứ tài năng không có và vẫn một câu nói từ năm này sang năm khác. "Giá như Văn Quyến không bán độ". Nghe quen quen :)))
Upvote vì đồng quan điểm. Chỉ có một điều tôi không đồng ý đó là có nên tiếp tục đem những vấn đề như vậy ra bàn bạc không, thì tôi nghĩ là vẫn cứ bàn.
Nếu ta đang ở một group facebook với tầm vài trăm nghìn thành viên không kiểm duyệt thì bàn những chủ đề như vầy chả bao giờ đi đến đâu , vì được vài câu là các đại từ nhân xưng sẽ chuyển thành thằng bò đỏ, con bò vàng, bọn dlv, lũ baroque.
Nhưng ở cái ổ này thì khác, mặt bằng chung tôi thấy cũng khá lịch sự và thích tìm hiểu đấy chứ . Chỉ cần vài người tò mò và bình tĩnh là đủ để có một vụ thảo luận(hoặc cãi lộn) ra gì rồi.
Thông tin bị định hướng thì nhiều, nhưng chỉ cần đọc được từ vài nguồn trái ngược là người ta có thể nhận ra tác động phía sau rồi.
Và cuối cùng thì mục tiêu bàn luận của chúng ta đâu cần phải để "làm được cái gì" , nhiều lúc chỉ để cho vui, cho biết thôi. Nên tôi nghĩ chả có lý do gì để thôi cả
Nên đọc một số góc nhìn của người Mỹ để hiểu đây không phải cuộc chiến hệ tư tưởng cộng sản hay quốc gia, đây là cuộc chiến vì lòng yêu nước.
Lập luận biến cuộc kháng chiến chống Mỹ thành một cuộc chiến ủy nhiệm, thành chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng để lại hậu kết nguy hại cho sự trung thực lịch sử.
Hoặc giả phải trả lời các câu hỏi sau thỏa đáng:
- Kháng chiến chống Pháp 1946-1954 có phải chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng? (cũng có cùng các đặc điểm ủy nhiệm như cuộc chiến sau này, chỉ thua kém về mức độ)
- Tính chính nghĩa của các bên trong chiến tranh là gì? Giữa chính quyền VNDCCH và ngụy quyền VNCH?
- Ai là bên can dự trước và ngoan cố kéo dài cuộc chiến?
- Xem xét tính chủ động của hai chính quyền đối với các cường quốc bên ngoài (Hà Nội cùng lắm là đi dây giữa Xô-Mỹ, còn Sài Gòn như phong trào phản chiến nói, là puppet state của Washington)
V.v..
Thực ra đề tài hay, nhưng nhiều người vì định kiến đã biến nó thành đề tài dở, phục vụ cho tuyên truyền chính trị chống cộng sản của họ.
Về giai đoạn và cuộc chiến này, mình có kết luận rằng 2 miền Nam-Bắc chỉ là những người người làm thuê cho 2 phe chủ, và công việc là đảm nhận là làm "gà chọi", còn vùng đất này rõ rành rành là 1 bãi chiến trường. Ở đây không có cuộc chiến "chính nghĩa" bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền trước sự xâm lược nào cả, tất cả là 1 sự đánh tráo khái niệm nhằm mục đích tuyên truyền.
Mình chỉ thắc mắc ai mới là người mang cuộc chiến này đến VN? Phe Tư Bản, phe CS, hay chính bởi anh-em Bắc-Nam tự nguyện tham gia vào cuộc đấu đá của 2 phe vì lợi ích riêng của bên nào đó thay vì 1 giải pháp hòa bình? VN là nạn nhân của các yếu tố chính trị bên ngoài hay là lãnh hậu quả máu xương bởi chính chúng ta?
Mình suy rằng, VN buổi đầu đứng trước những trào lưu mới về khoa học-kỹ thuật tiến bộ từ bên ngoài (phương Tây) đã bảo thủ, sĩ diện và hạn hẹp mà bỏ qua cơ hội và những điều tốt đẹp. Đến khi không còn lựa chọn nào khác thì phải miễn cưỡng tiếp thu những sai lệt, cặn bã, dị tật. Và từ cuộc chiến cho đến hiện tại chính là hậu quả của sự lệt lạc, dị tật đó; chính bởi chúng ta mà ra.
Cho đến tận ngày nay, chúng ta (VN) cũng chỉ là anh công nhân chân đất ảo vải của TG thôi.
Cái "chính thể được quốc tế công nhận" mà bạn nói đến không đem ra làm dẫn chứng được đâu nhé.
VNCH được khối Tư bản công nhận thì chính Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng được khối XHCN công nhận, thậm chí có văn phòng đại diện ở Thụy Điển, Pháp và Đan Mạch đấy chứ?. Hai chính quyền trên cùng 1 lãnh thổ, bạn công nhận cái nào nếu tự xưng là ở vị trí trung lập?
Sự độc lập của một quốc gia/nhà nước không phụ thuộc vào cái công nhận ngoại giao ấy đâu mà phải dựa vào bản thân mình.
13 bang ở Bắc Mỹ lập quốc được ai công nhận? Đánh nhau chán chê với Anh, người Anh thua mới thừa nhận họ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Liên Bang Xô viết thành lập ai công nhận? Đánh Bạch vệ với quân can thiệp các nước mãi đến giữa thập niên 1920 mới cử được đại sứ đi châu Âu và châu Mỹ đấy.
công nhận đấy, tôi đọc xong bài viết của thằng tác giả, tôi thấy cay nó thật, nó phủ nhận giai đoạn 54-75 ko phải là kháng chiến chống Mỹ, rồi thì bảo là nhà nước miền Nam là một lãnh thổ riêng được quốc tế công nhận. thằng con lợn tác giả
Nhưng định mệnh là bạn phải yêu cậu này, cấm yêu ai khác.
VNCH được khối Tư bản công nhận thì chính Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng được khối XHCN công nhận, thậm chí có văn phòng đại diện ở Thụy Điển, Pháp và Đan Mạch đấy chứ?. Hai chính quyền trên cùng 1 lãnh thổ, bạn công nhận cái nào nếu tự xưng là ở vị trí trung lập?
Sự độc lập của một quốc gia/nhà nước không phụ thuộc vào cái công nhận ngoại giao ấy đâu mà phải dựa vào bản thân mình.
13 bang ở Bắc Mỹ lập quốc được ai công nhận? Đánh nhau chán chê với Anh, người Anh thua mới thừa nhận họ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Liên Bang Xô viết thành lập ai công nhận? Đánh Bạch vệ với quân can thiệp các nước mãi đến giữa thập niên 1920 mới cử được đại sứ đi châu Âu và châu Mỹ đấy.