Ngẫm nghĩ lại kể từ lúc nào mình bắt đầu trì hoãn. Tại sao có lúc mình trì hoãn, có lúc lại không. Và tình cờ một hôm cuối tuần ra 1 quán cà phê làm việc. Dù chỉ trong 4 giờ nhưng mình lại xử lý được nhiều công việc hơn. Mình mới phát hiện ra một số lý do khiến mình trì hoãn.
Nguồn ảnh: Pinterest
Nguồn ảnh: Pinterest

Lý do khiến mình trở nên trì hoãn

1. Mục đích / mục tiêu chưa rõ ràng

Nhiều khi mình cứ làm việc theo bản năng. Cứ thấy việc là bay vào làm, làm một hồi thấy "lạc lối" quá mới phát hiện ra mình chưa rõ cần làm đến đâu.
Chẳng hạn như việc mình cần làm hôm nay là viết blog để tiếp tục tham gia thử thách viết trong 30 ngày...Nhưng chủ đề là gì? Viết đến mức độ nào thì có thể xem là hoàn thành (viết bản draft / đọc lại lần 1 và chỉnh sửa / đăng bài?).
Rõ ràng là chiếc task “viết blog” này chưa rõ ràng.

2. "Việc này lớn quá"

Đây là hậu quả từ lý do không rõ ràng, dẫn đến mình tự hình dung khối lượng công việc này quá lớn (vì không biết cần làm đến đâu).
Đây là mình:
➤ Muốn viết 1 bài blog nhưng mỗi lần viết 1 bài thì tốn rất nhiều thời gian. Tùy độ sâu của nội dung, nhưng nhìn chung là lâu.
(Quy trình sản xuất 1 bài blog của mình: lên ý tưởng → xác định mục tiêu bài blog → lên sườn bài → viết bản draft → đọc lại lần 1 và chỉnh sửa → đọc toàn bộ bài lần 2 → Tìm hình / design hình → Publish,...)
Nghĩ tới thôi không muốn viết nữa.
Muốn chạy bộ nhưng nhớ các lần chạy “cho đã” thì phải chạy tối thiểu 30 phút, ngoài ra còn thời gian thay đồ, chạy ra chỗ chạy, đi về, tắm rửa → Cũng là một quy trình dài và cần sắp xếp thời gian mới làm được.
"Mình còn phải làm cái này, cái kia. Thôi không chạy nữa"
Cứ mỗi lần nghĩ đến là thấy 1 công đoạn dài để chuẩn bị và thực hiện, không muốn làm nữa. Và cứ thế trì hoãn.

Làm sao?

1. Cho 1 cái “điểm dừng”

Mình phát hiện ra điều này trong 1 lần dành 4 giờ ở quán cà phê để làm công việc cá nhân và task ở công ty. 
Vì là cuối tuần, mình cũng không muốn thời gian cho task công ty cứ dài lê thê như lúc làm ở công ty, mình quyết định cho bản thân 1 giới hạn để khi làm tới mức độ đó, mình sẽ dừng lại để vào Thứ 2 làm tiếp.
Thế là ngày hôm ấy, mình xử lý được rất nhiều việc, chỉ vì mình có mục tiêu rõ ràng, động lực và cái “điểm dừng” đó.
“Điểm dừng” nên là những cái rõ ràng, đo lường được, thấy được.

2. Làm việc dễ và ngắn

Làm 1 việc trong 5 phút
Trong 1 lần research về chủ đề kỷ luật bản thân, mình xem được video này:
Ở đoạn cuối video, cô ấy bảo hãy làm 1 việc trong vòng 5 phút. Nếu lúc đầu chỉ nghĩ làm việc đó trong 5 phút, thì sau khi làm 5 phút đó, 80% trong chúng ta sẽ làm tiếp việc ấy.
Cách mình đã áp dụng: 
➤ Chọn 1 việc nhỏ của cái task to ấy. 
➤ Xác định “điểm dừng” của nó (thường “điểm dừng” này trông rất đơn giản, vì mình chỉ cho mình làm 5 phút thôi)
➤ Sau đó, mình làm
Và đa phần là có khi mình làm nó trong 10 15 phút. Nhưng ít nhất là mình có “small win” đầu tiên, bản thân sẽ thấy tự tin lên chút và cũng vào mood để tiếp tục làm (như cô ấy nói).
“Atomic habits”
Dù chưa đọc sách này, nhưng nghe qua bạn bè xung quanh và 1 số vlogger review, mình hiểu “thói quen nhỏ” là 1 thói quen không thể nhỏ hơn để khi hoàn thành thói quen ấy trong ngày, mình có thể tick đã hoàn thành nó trong to-do list của mình.
"Thói quen nhỏ" mình từng áp dụng khi:
➤ Có ít thời gian đọc sách (bình thường sẽ đọc trên dưới 30 phút, nhưng có hôm chỉ đọc 1 đoạn, đủ để hiểu được 1 ý nào đó của tác giả)
➤ Không có hứng chạy bộ, nhưng sợ cơ thể bị “ỳ” vì không tập luyện → Có hôm mình chỉ đi bộ, hoặc tập 1 bài tập nhẹ nhàng, vui vẻ tại nhà
Mỗi lần làm “thói quen nhỏ” mình cảm thấy mình đã yêu bản thân mà vẫn có cảm giác “hoàn thành” cam kết mỗi ngày.

3. Sự cam kết

The Two Day Rule
Mọi người có thể tham khảo “quy tắc 2 ngày” (The Two Day Rule) mình biết qua anh Matt D'Avella
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet
Theo đó, mình sẽ tự vẽ 1 cái “Habit Tracker” để theo dõi việc thực hiện 1 hoặc nhiều thói quen hằng ngày.
The Two Day Rule đơn giản là mình không được bỏ lỡ 1 thói quen trong vòng 2 ngày. Nếu hôm nay là ngày mình đã nghỉ thì chắc chắn sang hôm sau phải thực hiện nó.
1 cách đơn giản khác để làm là cứ nhớ hôm nay không làm rồi thì ngày mai phải làm. Đơn giản chỉ vậy.
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Thực hiện cam kết với người khác

➤ Cách mình hay làm là hứa với Sếp deadline mình sẽ hoàn thành task và vì không dám thể hiện sự thiếu cam kết, ảnh hưởng tới hình ảnh của mình trong mắt Sếp thì mình sẽ cố gắng làm 😂
➤ Việc khác mình thường làm là được rủ/rủ 1 đứa bạn làm buddy cùng đi tập (chạy bộ, tập gym,...). Mấy hôm mà lười đi tập thì sẽ nghĩ tới việc có người đang chờ mình, thế là có động lực ra chỗ tập.
➤ Hoặc tham gia các giải chạy ảo, nhìn được thứ hạng,...để tạo cảm giác có những người bạn cùng chạy.

Kết

Mình đã nghe từ “1 nhà hiền triết” vào mấy tháng trước ở công ty mình rằng:
“Nếu mình trì hoãn / không làm một việc gì đó vì mình không đủ năng lượng để làm thì đó là dấu hiệu mình đang mệt mỏi. Còn nếu mình vẫn còn năng lượng để làm nhưng mình không làm, thì đó mới là lười biếng”
Cho dù có những cách để mình vượt qua sự trì hoãn, nhưng quan trọng nhất vẫn là coi lại xem lý do trì hoãn của mình là gì - tìm ra nguyên nhân cốt lõi để giải quyết tận ngọn.
Đôi lúc cũng có thể "give it a try" và nhớ cho mình biết 1 "điểm dừng".
#WOTN5 
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.