Trước khi bắt đầu xem bộ phim mình đã nghĩ rằng mình sẽ chỉ xem nhanh qua để hoàn thành bài cho đúng hạn thôi. Nhưng thật sự bộ phim đã để lại cho mình nhiều ấn tượng và suy nghĩ còn đọng lại. Đối với mình lịch sử trước giờ luôn là một bộ môn nhàm chán, quá nhiều thông tin và chỉ toàn những con số nhưng lần đầu ngồi xem một mạch một một bộ phim lịch sử, có lẽ những thước phim, hình ảnh chân thật đến mức đáng sợ và đau lòng về chiến tranh Việt Nam khiến mình có một cái nhìn khác về lịch sử.
Mở đầu là những hình ảnh những xác người Việt, những tên lính Mỹ với ánh nhìn vô cảm với đau thương của dân tộc Việt Nam. Sau đó là hành trình một cậu bé Billy theo cha sang Việt Nam thực hiện chiến tranh.
Trước khi dẫn sâu hơn về cuộc chiến tranh Mỹ, bộ phim đã tóm lược cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam trước để dẫn dắt người xem hiểu rõ bối cảnh thời đó. Trước khi người Mỹ đến, người Pháp đã đến đất nước này và gọi Việt Nam là Đông Dương. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Cộng Sản đã lãnh đạo chống lại người Pháp và đánh bại Pháp tại chiến thắng Điện Biên Phủ. Một hội nghị quốc tế tại Giơ-ne-vơ đã phân chia Việt Nam làm hai với ranh giới là vĩ tuyến 17. Những người Cộng Sản đã tạo ra một chính thể ở miền Bắc. Hai cái tên được nhắc nhiều lúc đó là Hồ Chí Minh – lãnh tụ ĐCSVN và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Về phía miền Nam, Mỹ lúc đó đã đưa Ngô Đình Diệm – một người theo quan điểm Dân tộc chủ nghĩa qua điều hành Việt Nam. Nhưng chế độ Diệm ngày càng bộc lộ bản chất thật và thẳng tay đàn áp người dân. Ai được cho là thân Việt Cộng đều bị tiêu diệt. Dân than ai oán. Hình ảnh những đứa trẻ phải khóc mếu máo, bị cưỡng ép, những đứa trẻ có tội tình gì cơ chứ và thấy cả những ánh nhìn sợ hãi và căm hờn trong đáy mắt các em.
Năm 1960, chính phủ miền Bắc một lần nữa phát động kháng chiến ở miền Nam. Lần đầu, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng dân tộc giải phóng miền nam VN, là liên minh của những người chống chế độ Diệm. Số lượng lực lượng vũ trang từ miền Bắc qua miền nam ngày càng tăng đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh du kích. Quân chiến đấu từ dân tộc ta được biết đến với cái tên Việt Minh. Nhưng cái tên Việt Minh có vẻ như mang hàm ý tôn trọng, vì thế cục tình báo trung ương Mỹ CIA đã gọi họ là Việt Cộng, để tỏ sự miệt thị để gọi những người lính ở phe Cộng sản. Có thể thấy kể cả quân ta hay quân Mỹ tham gia cuộc chiến Việt Nam có những người trẻ, rất trẻ, như đại diện là Billy của quân Mỹ. Nhưng có thể thấy điểm khác biệt. Một bên dường như là bị ép buộc, một bên là tình nguyện đứng lên.
Chiến thuật phục kích của Việt Minh dưới cái nhìn của kẻ thù dường như là chiến thuật nguy hiểm, ngoan cố, quy mô nhỏ, được ngụy trang tốt. Làm thế nào để nhận ra Charlie – còn có đoạn phim được nhồi đầu vào các quân Mỹ khi họ sang Việt Nam chiến đấu.
Trong giai đoạn này, Mỹ đã nhiều lần thêm viện trợ và điều thêm cố vấn quân sự vào miền nam VN.
Năm 1954, cựu tổng thống Eisenhower, ông đã dự đoán “Nếu Đông Dương sụp đổ thì các nước khác trong ĐNA cũng sẽ sụp đổ như hiệu ứng Domino”. Vậy nên, ông đã đưa sang VN hàng ngàn cố vấn quân sự. Năm 1963, cựu tổng thống Mỹ Kennedy tăng lên con số 16000 cố vấn quân sự, trong khi đó phong trào Cộng Sản tiếp tục lên cao trong phạm vi toàn thế giới. Vùng không an toàn do Mỹ kiểm soát cứ ngày càng mở rộng mãi.
Ở miền Nam, chế độ của Ngô Đình Diệm ngày càng mất lòng dân chúng.  Ngày 01/11/1963, các tướng lĩnh Sài Gòn ám sát Ngô Đình Diệm, thời gian sau đó các cuộc đảo chính liên tục xảy ra, gây bất ổn tình hình miền Nam. 3 tuần sau đó tổng thống Mỹ Kennedy cũng bị ám sát, một bầu không khi ảm đạm bao trùm khắp nơi.
Sự kiện vịnh Bắc Bộ cũng được nhắc đến trong đoạn phim.
Đóng vai diễn như cái cách ông Roosevelt đã làm trước trận Trân Châu Cảng để tuyên bố với Thế giới là Mỹ bị xâm lược và đánh lén, Jonhson thông báo với Quốc hội Mỹ là Hoa Kỳ là nạn nhân của việc xâm lược bởi Việt Nam. Từ đó, ông đã dành được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ về việc đưa quân Mỹ sang xâm lược.
Mình không đồng ý với việc so sánh hành động của ông Johnson với ông Roosevelt trước trận Trân Châu Cảng lắm. Ở trận Trân Châu Cảng thì phe phát xít Nhật đã gây thương vong và chọc vào ổ kiến lửa là quân Mỹ thời bây giờ. Còn toàn bộ hành động của ông Johnson như một thủ đoạn xảo trá để lợi dụng sự phản công và tự vệ của VN để cho rằng đó là xâm lược. Một nước cờ mà chỉ có thể được gật đầu ở Quốc hội Mỹ - những con người luôn háo chiến.
Như một kết quả, toàn thể nước Mỹ hung mạnh đã phát động kháng chiến với miền Bắc Việt Nam nhỏ bé. Nhưng nào phải nhỏ bé, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, toàn bộ dân Việt đã đồng long chống Mỹ, một chiến trường của phe Cộng sản và Mỹ. Liên Xô và Trung Quốc viện trợ kỹ thuật mạnh mẽ cho Việt Nam.
Mỹ đã sử dụng nhưng công cụ chiến tranh tân tiến nhất thời bây giờ để chiến đấu với VN và nhiều cuộc oanh tạc đã xảy ra trên khắp các mặt trận. Lính Mỹ đã thay đổi rất nhiều chiến lược khác nhau, huấn luyện binh lính của họ từ không chuyên cho đến những tay ác liệt nhất. Người nông dân chẳng muốn bị chinh phục, họ chỉ mong được yên thân, họ trở thành nạn nhân của lính Mỹ và lính Cộng Hòa, đám lính vào làng reo giắc sự sợ hãi và căm phẫn khắp nơi. Sau 3 năm, hơn một triệu tấn bom đã được ném xuống miền Bắc Việt Nam. Thật là một con số biết nói. Một nỗ lực hết mình để diệt chủng một miền Bắc nhỏ bé của một đất nước, buộc người VN ngừng đấu tranh giành độc lập. Quân Mỹ còn tàn độc thử nhiều phương pháp quân sự khác nhau, trong đó có ném bom Napalm. Một nạn nhân, một nhân chứng sống may mắn thoát chết sau đợt ném bom napalm đã nói: "Napalm là nỗi đau đớn khủng khiếp nhất mà ta có thể tưởng tượng được". Đây là vũ khí khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Trong thước phim mình có thấy hình ảnh những đoàn Phật giáo lên tiếng vì chiến tranh.
Có những thước phim hoàn toàn là những người già, đứa trẻ, những gia đình hoàn toàn vô tội, nhưng chỉ vì lính Mỹ muốn chắc rằng không bỏ sót tên Việt Minh nào, mà đã nhẫn tâm ra tay đàn áp, thậm chí giết. Có thể thấy trong ánh mắt của những người dân vô tội sự sợ hãi, họ chỉ khao khát được sống, được bình yên. Những mái nhà tranh không thể dột nát hơn nhưng chúng vẫn quyết đốt sạch không tha. Thật khó để đòi hỏi ở chiến tranh hai chữ nhân đạo nhưng dường như không còn chút nhân tính nào giữa người với người. Và những người dân vô tội bị đối xử thật tàn nhẫn, thương tâm, những cảnh tượng mà bây giờ nhìn lại sẽ vẫn còn là những nỗi đau đáu của dân tộc.
Quân Mỹ đã tiến hành chia ra nhiều binh đoàn, thực hiện chiến lược đầy dã man là lùng và diệt với âm mưu diệt chủng Việt Nam. Hàng ngàn nông dân, binh sĩ, người con Việt Nam đã năm xuống để giữ từng tấc đất. Rất nhiều người bị bắt để khai thông tin, họ bị tra tấn nặng nề, không có thủ đoạn nào mà lính Mỹ không dám dung để moi móc thông tin từ những tù nhân.
Đến năm 1966, hàng trăm ngàn thanh niên đã gia nhập đội ngũ Cộng Sản. Họ bền bỉ đi trên con đường mòn Hồ Chí Minh và chiến đấu. Đặt áp lực lên Mỹ càng phải đổ nhiều tiền của, công sức để chiến đấu.
Việt Nam được cho là như một ảo ảnh khi ẩn giấu quá tốt, khiến dân Mỹ bị sa lầy vào truy lùng trong vô vọng.
Có thể nói dân Mỹ cũng đã tổn hại nhân lực rất nhiều, thương vong, mất mạng hoặc mất tích trong khi chiến đấu.  Họ tìm kiếm như những người mất trí.
Và như đợi thời cơ chin muồi, quân ta đã phản pháo và tấn công lại quân Mỹ. 4 tháng liền đánh giáp lá cà đến tháng 5/1967. Việt Minh một lần nữa chứng tỏ họ thiện chiến chẳng kém gì lính Mỹ.
Bộ phim dừng ở năm 1967 và tất nhiên sau đó còn một chặng đường dài cho đến khi Việt Nam có thể hoàn toàn giải phóng và giành độc lập. Có thể nói, đã có quá nhiều máu, nước mắt, xác người và đau thương đã nằm xuống, bởi vì sự vô nhân tính và vô lý của chiến tranh Việt Nam.
Rất nhiều câu nói: Cuộc chiến này có ý nghĩa gì cơ chứ?
Qủa thật, liệu cuộc chiến này mang ý nghĩa gì?
Có nhiều khung cảnh thể hiện sự không đồng tình của một số lính Mỹ khi bị điều sang VN, có lẽ chính họ cũng không hiểu đất nước mình đang làm gì khi gây nên thương vong cho những con người vô tội ở một đất nước xa lạ.
“Đừng tàn sát dân thường”, “đừng phá hủy nhà ở của họ”, “hòa bình cho Việt Nam”
Lớn lên với thời đại thông tin, chiến tranh đúng là một bí mật mà chỉ có những người trực tiếp tham dự mới được biết. Hay chiến tranh còn có thể nói là do kẻ chiến thắng viết nên. Bởi vậy, lịch sử phụ thuộc vào góc nhìn của từng thế hệ, từng phe tham chiến. Nhưng bộ phim cho mình một góc nhìn về cuộc chiến Việt Nam, một thời kỳ anh dũng của dân tộc. Dân ta phải biết sử ta. Sau này có lẽ khi nhìn nhận vào những cuộc tranh luận về lịch sử, mình thêm phần hiểu biết, thêm tư duy và niềm tin vào những điều mình luôn tin tưởng.  
Đọc thêm: