Trong thời đại tất cả mọi kiến thức của nền văn minh nhân loại đều chỉ cách xa một chiếc click chuột, chúng ta có thể có trong tay tất cả mọi thứ. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ công nghệ hiện đại, chúng ta có danh bạ điện thoại, các đầu công việc, từ điển online với hàng trăm ngàn từ vựng và cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ở một mặt khác, việc lạm dụng các công cụ chuyên dụng trong thời đại mới khiến con người đôi khi trở thành nô lệ của máy móc và có thể dẫn tới nhiều hệ lụy trong cuộc sống. Bạn sẽ làm gì khi điện thoại bị mất hay kết nối internet gặp trục trặc?
Có rất nhiều phương pháp được đưa ra để rèn luyện trí nhớ, đặc biệt trong môi trường học và giảng dạy ngôn ngữ. Dưới đây là phương pháp phổ biến và có thể dễ dàng áp dụng để nâng cao hiệu quả học tập ngôn ngữ nói riêng và cuộc sống nói chung.
Mnemonics devices là gì?
Mnemonics devices là kỹ thuật ghi nhớ với từ ‘’mnemonics’’ ((đọc là “ne-mon’-ics")  bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, với ý nghĩa là ‘’trí nhớ’’ và có liên quan tới Mnemosyne – nữ thần trí nhớ trong Thần thoại Hy Lạp.  
Mnemonics là các công cụ hỗ trợ trí nhớ ở nhiều dạng như vè, câu, các từ viết tắt,…..
Một ví dụ cho mnemonics devices là việc sử dụng:
Các dạng mnemonics
Thơ hoặc câu Acrostic:
“My every educated mother just served us noodles’’
Bằng việc gán các chữ cái đầu tên của các hành tinh vào một câu có nghĩa, người học có thể dễ dàng ghi nhớ vị trí của các hành tinh tính từ Mặt trời bao gồm Mercury, Venus, Earth, Mars, Jupiter, Saturn, Uranus and Neptune.
Hay như bài thơ dưới đây về nội dung món ăn cũng có các chữ cái đầu ghép lại tạo thành từ ‘’Hamburger’’.
Acronyms (Từ viết tắt)
Các cụm viết tắt cũng khá quen thuộc. NASA là cụm viết tắt của National Aeronautics and Space Administration hay NATO (North Atlantic Treaty Organization).
Chunking (Phân nhóm thông tin)
Chunking là phương pháp phân dữ liệu thành các nhóm nhỏ, có thể ứng dụng trong một vài trường hợp như nhớ số điện thoại hoặc các dữ liệu gồm chữ và số.
Ví dụ, nếu muốn nhớ chuỗi P3850tf21, ta có thể tách nhỏ dữ liệu thành P38 – 50 – tf21.
Trong việc học tiếng Anh, khi nghe hay đọc một câu nào đó, để dễ nhớ hơn, ta có thể tách thành các cụm từ, trong một ngữ cảnh nhất định thay vì nhớ một từ.
Ví dụ ta thường nhớ các cụm đi liền với nhau như by the way, what’s up, I used to,…..
Method of Loci or Mind palace (Phương pháp Loci)
Đây là phương pháp giúp bạn ghi nhớ các đồ vật riêng lẻ, khi đặt vào trong các vị trí nhất định. Hãy thử tưởng tượng như bạn cần mua một số đồ vật cho căn nhà của mình. Bạn cần nến thơm cho phòng ngủ,  xà phòng cho phòng tắm, nước rửa bát cho nhà bếp và hoa cho phòng khách.
Giờ, hãy tưởng tượng ra căn nhà của mình trong trí óc. Đầu tiên bạn bước vào phòng khách, bạn sẽ nhìn thấy hoa tươi trên bàn. Tiếp theo, bạn vào bếp và thấy chồng bát đĩa ngổn ngang, bạn cần phải mua nước rửa bát để giải quyết đống lộn xộn ấy. Đi lên gác, bạn bước vào phòng tắm và nhớ ra mình cần xà phòng. Cuối cùng, khi vào phòng ngủ, bạn sẽ thấy nến thơm cũng cần được bổ sung.
Với mind palace, bạn nên:
- Chọn một không gian quen thuộc, như nhà hoặc chỗ làm việc của mình
- Có thể tưởng tượng các đồ vật ở các vị trí kỳ cục tùy ý
Bài hát và vần điệu
Đây là dạng ghi nhớ phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là với trẻ em (young learners). Các bạn nhỏ có thể ghi nhớ tốt các từ vựng, chữ cái, chữ số qua các bài hát.
Phương pháp này cũng có hiệu quả khi áp dụng với người lớn, khi ta luôn có xu hướng nhớ dữ kiện gán với âm nhạc và vần điệu tốt hơn.