Nhiều ngày nay tôi theo dõi cộng đồng mê đọc sách trên facebook, các review đầu sách trên các trang mạng, hay thậm chí là các bài viết trên spiderum. Một điểm khá thú vị tôi nhận thấy là những luồng ý kiến trái chiều diễn ra với mật độ dày hơn trước nhiều, đặc biệt là các bài liên quan đến phát triển kĩ năng và review dòng sách self-help. Điều đó cho thấy số lượng độc giả muốn phát triển bản thân mình ngày một tăng, điều này khá là nguy hiểm. Tại sao lại nguy hiểm, ngày nay sách phát triển kĩ năng hay còn gọi là self-help tạo ra động lực rất là lớn cho chúng ta sau khi đọc xong giống như một loại chất kích thích, ví dụ điển hình là tony buổi sáng, tôi tài giỏi bạn cũng thế, đắc nhân tâm, kĩ năng đi trước đam mê,... tôi dám chắc rất nhiều bạn đọc xong những cuốn nay kể cả tôi đều có cảm giác muốn thực hành những thứ trong sách và nâng cấp bản thân ngay lập tức. 
Tuy nhiên có những luồng ý kiến như tony buổi sáng chỉ là những mẩu truyện không có thực, đắc nhân tâm dạy chúng ta không sống thật với bản thân, kĩ năng đi trước đam mê hay cứ dấn thân vào đam mê rồi trau dồi kĩ năng,... Tôi tạm gác việc phân tích những ý kiến này có phiến diện hay không, tôi đi tìm những đầu sách, những bài viết với nội dung ngược lại nội dung trong những cuốn sách self-help kể trên. Bạn nên lắng nghe ý kiến từ những người thất bại chứ không chỉ những người thành công (đã có bài viết nói về vấn đề này trên spiderum). Từ đó bạn có thể tự mình so sánh 2 luồng quan điểm khác nhau và tự đưa ra nhận xét của riêng mình, đó mới thực sự phát triển kĩ năng của bạn.
Kết luận
- Đối với sách: bạn tìm đọc 2 cuốn sách với 2 luồng quan điểm trái ngược nhau về cùng một vấn đề để đọc, không nên chỉ nghe review của người khác rồi đưa ra quyết định sách có hay không, sách có thực tế hay không, hãy tự mình review nó.
- Đôí với các bài viết trên diễn đàn: ban cũng tìm một hay nhiều bài có quan điểm trái ngược rồi làm tương tự.
Đó là quan điểm của tôi, còn bạn thì sao?