Vì sao Enstein, Newton lại không sinh ra ở Trung Quốc ?
Tư duy của mỗi người phụ thuộc vào lượng thông tin họ tiếp nhận. Khi sự hiểu biết của chúng ta về một vấn đề càng ít, thì chúng ta càng dễ mắc sai lầm. Hãy tiếp nhận mọi thông tin có thể có, đừng bám theo lề.
Lịch sử Trung Quốc là 5000 năm, lịch sử Châu Âu 4000 năm tuy nhiên những khám phá khoa học, kỹ thuật đều nảy sinh ở phương Tây lại vượt trội so với Trung Quốc. Và cho tới ngày hôm nay, mặc dù Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học, kỹ thuật tuy nhiên hầu hết giải Nobel, huy chương Fields đều được trao cho người phương Tây. Và mình tin rằng, trong tương lai, phương Tây vẫn sẽ là cái nôi của khoa học kỹ thuật. Mình sẽ lí giải dựa trên những yếu tố như văn hóa, chính trị, lịch sử, địa lý, con người.
Về văn hóa:
Nho Giáo và Hindu Giáo phân chia xã hội theo giai cấp. Trong Nho Giáo tầng lớp dưới phải phục tùng tầng lớp trên, từ đó kìm hãm sự tự do cá nhân, con phải "nghe lời" cha mẹ, vợ phải "nghe lời" chồng, không được cãi lại, bề tôi phải trung với vua. Tất cả từ "nghe lời" đó vô hình chung triệt tiêu tính sáng tạo, tính tò mò. Hindu giáo còn cực đoan hơn, bạn sinh ra ở giai cấp nào thì sẽ mãi ở giai cấp đó tới khi chết, mãi không ngóc đầu lên được. Phật giáo lại có mang tư tưởng an phận, không tham, sân, si, hãy hài lòng với những gì mình đang có. Và những tư tưởng này vẫn được tuyên truyền cho tới ngày hôm nay.
Tuy nhiên ở Châu Âu cũng không khá hơn, giáo lý và các định chế Kito Giáo cũng cản trở sự phát triển của khoa học không kém gì, các tòa án dị giáo, các cuộc săn lùng phù thủy được dựng lên. Ví dụ là Galileo đã bị tòa án dị giáo kết tội và bị giam cho tới khi chết. Tuy nhiên, tại Châu Âu vẫn có sự tự do cá nhân nhất định, người ta tin rằng thế giới là có trật tự do thượng đế tạo ra. Người ta tuyên bố nghiên cứu khoa học chỉ để khám phá sự sáng tạo của thượng đế. Đó là vì sao trong thời kỳ đêm trường Trung Cổ Châu Âu, chúng ta vẫn thấy có những phát minh khoa học được ra đời.
Các cuộc thập tự chinh của Giáo Hoàng nhằm phục hồi sự kiểm soát của Công Giáo ở Trung Đông cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự phục hưng của khoa học Châu Âu. Khi các đội quân thập tự tiến về Trung Đông, họ đã thảm sát những người không theo Công Giáo, những người bị coi là di giáo. Nhưng vì sao nó lại liên quan tới sự phục hưng của văn minh Châu Âu ? Đó là vì ở thế kỷ thứ sáu. Khi Mohamed sáng tạo ra đạo Hồi, tới thế kỷ thứ 7, thứ 8, người Ả Rập Hồi Giáo đã chiếm hết toàn bộ Trung Đông và đem quân đi phổ cập đạo Hồi khắp thế giới. Khi họ tới Maroc, họ đi thuyền sang Tây Ban Nha và chiếm được đất nước Tây Ban Nha. Đồng hóa Tây Ban Nha trở thành người Hồi Giáo(Đó là vì sao người Tây Ban Nha hiện nay có nét gần như người Ả Rập hiện nay). Họ tiếp tục tấn công Pháp và Đức, tới khi tấn công Đức thì baị trận. Nếu không có người Đức ngăn chặn người Ả Rập thì chắc bây giờ cả Châu Âu đều bị cải đạo sang Hồi Giáo rồi :))(Đó cũng là nguyên nhân vì sao cho tới hiện nay Châu Âu vẫn có rất nhiều người theo đạo Hồi đặc biệt ở Tây Ban Nha).
Thì khi người Ả Rập xâm lược Châu Âu(lúc đó là văn minh Hy Lạp đang phát triển) , họ đã lấy tất cả những sách tri thức của người Châu Âu sao chép sang tiếng Ả Rập mang về nước, sau đó phá hủy sách của người Châu Âu đi. Cho tới khi cuộc thập tự chinh của người Công Giáo đi qua các nước Ả Rập này, họ mới nhận ra rằng, toàn bộ nền văn minh của Hy Lạp bị người La Mã phá hủy nằm ở các quốc gia Ả Rập này. Họ mới mang về Châu Âu và phục hồi lại văn minh Hy Lạp. Cho nên sự kiện này đã làm cơ sở cho thời đại phục hưng sau này. Phục hưng là gì, là phục hồi lại thành tựu của văn minh Hy Lạp sau thời kỳ đêm trường trung cổ đen tối. Vậy nên Kito giáo vừa kìm hãm sự phát triển khoa học nhưng cũng vô tình giúp khoa học Châu Âu phát triển.
Về chính trị:
Tần Thủy Hoàng - vị vua vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc đã thống nhất và đồng hóa các dân tộc Trung Quốc từ rất sớm . Trung Quốc có sự thống nhất về lâu dài cũng là do Tần Thủy Hoàng. Có thể nói Trung Quốc là quốc gia có nền chính trị tập quyền lâu đời nhất. Tuy nhiên ở Châu Âu lại khác, nền văn minh Hy Lạp là nền văn minh thành bang, không có sự thống nhất. Quyền lực được phân chia cho các thành bang. Các thành bang lại có chế độ chính trị khác nhau, Athens theo cộng hòa dân chủ, Sparta theo chế độ quân chủ tập quyền. Các thành bang phải vươn lên nếu không sẽ bị tiêu diệt. Sự cạnh tranh đó là làm động lực cho sự phát triển. Các triết gia như Aristoste, Socrates, Plato, các nhà khoa học như Pythagore, Archimede, Thales, Euclid, Hippocrates,.. các nhà sử học như Herodotus cũng ra đời trong thời kỳ này. Còn ở phương Đông, Trung Quốc là đầu tàu của sự phát triển, hầu như chẳng có quốc gia nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Vì vậy khi Trung Quốc phát triển, các quốc gia chư hầu cũng phát triển, khi Trung Quốc suy thoái, các quốc gia chư hầu cũng suy thoái theo.
Về con người:
Không phải người Á Đông chúng ta kém thông minh hơn người Phương Tây. Một số quốc gia Đông Á còn có chỉ số IQ thuộc top đầu thế giới. Bằng chứng trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam thống trị. Hay trong các trường đại học của Mỹ, các học sinh Đông Á có thành tích học tập vượt trội so với các chủng tộc còn lại .Tuy nhiên trong các giải Nobel thì người Đông Á kém hơn hẳn. Điều này được lý giải bởi trong gen của người Đông Á có tính tò mò ít hơn trong gen người phương Tây. Cụ thể hơn, sự đa dạng trong các thành tựu khoa học được quyết định bởi sự ham học hỏi (DRD4-7 repeat), tính ổn định tinh thần (5HTTLPR long form), và chủ nghĩa cá nhân (mu-opioid receptor gene; OPRM1G allele). Người Đông Á thường có xu hướng ít phát triển những đặc điểm trên, những yếu mà chúng quyết định sự thành công vượt bậc. Vì những đặc điểm này tạo nên một ‘kết cấu chặt chẽ’, ta quy định chỉ số q (đo đạc tính tò mò) từ những tần suất xuất hiện của nó trên gene trên toàn bộ dân số thế giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng cả điểm IQ và chỉ số q đóng góp rất lớn vào số giải thưởng Nobel trên đầu người. Nhìn vào các cuộc phát kiến địa lý từ rất sớm của người phương Tây, có thể nói họ rất tò mò với thế giới bên ngoài.
Để trở thành môt nhà khoa học thành công, một người phải có hứng thú với những thứ mới lạ, điều mà cần đến trí thông minh ham học hỏi. Thể loại vận dụng não bộ như thế này không được yêu cầu ở học sinh, khi mà lý thuyết và những thông tin liên quan cần thiết đều đã được trình bày trong sách. Kiến thức thuộc lòng không cần thiết cho việc một người trở thành nhà khoa học đại tài. Có những khía cạnh học hỏi điều mới mẻ là con đường dẫn đến sự mở rộng hay thay thế những kiểu tư duy lối mòn cũ kỹ. Chắc chắn một điều những học giả toàn tâm toàn ý tuân theo những kỷ luật của riêng họ, và những nhà khoa học sáng tạo nhất là những người hướng ngoại (Simonton, 1988, 2009). Người ta thường nói, người Trung Quốc có thể làm tốt được mọi thứ, trừ việc sáng tạo :)). Để nói về trình độ copy, không quốc gia nào có thể làm tốt hơn người Trung Quốc. Nhưng sáng tạo thì chịu thua.
Chủ nghĩa cá nhân được định nghĩa như một tính cách quan tâm chủ yêu đến bản thân (Hofstede, 2002). Bản thân cố chấp quyết định nên cân nhắc cái gì và theo đuổi một mực thứ gì trong đời, điều đó dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của những nhà khoa học này với những nhà nghiên cứu khác (Eysenck, 1995). Những người yêu bản thân thường chủ động tìm kiếm các mối quan hệ xã hội như bạn bè, bạn đời ở một mức độ chừng mực mà không mang tính ràng buộc. Người Châu Âu ghi điểm cao về tính cách này, và khoa học cũng cần những bộ óc như vậy.
Cuối cùng, để có thể tạo ra 1 quốc gia phát triển về khoa học kĩ thuật, chúng ta cần:
+Bài trừ các quan điểm tôn giáo nhằm kìm hãm sự phát triển, các tư tưởng danh phận, an phận,....
+Bài trừ giáo dục học thuộc lòng, khơi dậy sự tò mò, tư duy sáng tạo của mỗi học sinh.
+Thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân trong tư tưởng của xã hội.
Nguồn tham khảo:
https://spiderum.com/bai-dang/Tai-sao-nguoi-Chau-A-danh-duoc-it-giai-Nobel-uhh
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất