"Nếu thuận lợi thì phần tiếp theo: "Với tư cách người đọc - Mình tha thiết muốn gì ở 1 bài viết" sẽ sớm ra đời..."
Rất tiếc!
Sau khi hoàn thành kỷ luật, mình bỗng mất đi khát khao viết tiếp. Mình bỗng lười vì không biết đích đến tiếp theo là gì. Vô định.
Nếu chúng ta cũng từng trải qua cảm giác tương tự thì chúc mừng. Khoảnh khắc viết bài này, mình đã xác định lý do và có giải pháp cho vấn đề nan giải ấy. Nhưng mà lạc đề rồi, chuyện đó tính sau...
Trở lại vấn đề chính, hôm nay mình thực hiện đúng lời hứa. Với tư cách người đọc, mình tha thiết muốn gì ở một bài viết.
Thực ra 100 là con số ước lượng chứ thực tế nhiều hơn. Nhưng Spiderum chưa có tính năng thống kê nên mình để tạm 100 vậy. Đó là con số ít với vài anh chị nhưng mình nghĩ đủ nhiều khi đóng vai một độc giả bình thường, thỉnh thoảng ghé Spiderum….
Mục đích vẫn vậy: Nếu nó có ích với dù chỉ 1 người thì cũng nên làm. 
Chống chỉ định những ai cảm thấy quá ổn với khả năng của mình hoặc đơn thuần chỉ viết cho vui. Bài này dành cho những ai thực sự muốn có bài viết tốt hơn.
Tốt = Giá trị + Hấp dẫn + Mượt mà, theo hành trình trải nghiệm tự nhiên. (Vì một bài viết chắc chắn phải có giá trị nên bài này chỉ xoay quanh các yếu tố hấp dẫn và mượt mà)

Nội dung

1. Tiêu đề hoặc tiêu tùng !?

Nếu nó dở.
Hôm trước mình vô tình đọc rằng: Trong thời đại lượng thông tin ngập tràn như hiện nay, chúng ta có quá nhiều lựa chọn. Spiderum cũng không ngoại lệ. Tab “Dành cho bạn” hay tab “Mới nhất” đều có 20 bài hiển hiện để chúng ta có quyền chọn thứ bản thân muốn.
Thế nếu không phải tác phẩm của ai đó có danh phận, 1 bài bình thường phải chọi với 19 đối thủ còn lại. Xác suất vỏn vẹn 5%.
Tưởng tượng tiêu đề là cánh cửa và nội dung là những thứ bên trong. Chúng ta chưa biết đằng sau cánh cửa có gì thì đâu sẽ là yếu tố thu hút?
Có những lúc phải đánh giá qua vẻ bề ngoài...Vì đó là căn cứ duy nhất.
Có những lúc phải đánh giá qua vẻ bề ngoài...Vì đó là căn cứ duy nhất.
Một người đọc như mình sẽ lướt nhanh tiêu đề và quyết định: Bài nào có vinh dự được chọn.
Thế tiêu đề sao cho hay?
Cũng từ bài viết trên Spiderum, mình nhặt được bí kíp này của bác Phùng Thái Học. Đây không phải giải pháp từ gốc như tư duy khi đặt tiêu đề, cách cắt nghĩa thế nào là hay, là dở…Nó sẽ giải quyết trực tiếp phần ngọn. Mọi người có thể tham khảo tại đây để áp dụng luôn. (Nhớ tự điều chỉnh và phát triển thêm nhé)
Ngoài những ý ai cũng biết, theo mình cảm nhận thì một tiêu đề nên tránh những lỗi này
- Khó hiểu/ Đánh đố người đọc 
Ước gì Spiderum cho chỉnh sửa hoặc xóa sau 14 ngày :>>
Ước gì Spiderum cho chỉnh sửa hoặc xóa sau 14 ngày :>>
Ví dụ không xa xôi, đây là chính mình với bài đầu tiên. Lúc đó mình nghĩ: “Đặt tiêu đề lạ lạ thì người ta mới thắc mắc mà bấm vào? ”. Đúng ! Mình nghĩ đúng nhưng thực hành lại khác.
Lần cuối "lần đầu" của mọi người là bao nhiêu lâu rồi?. Mọi người đọc lên thì cảm giác như thế nào ạ? Nó không đủ lạ mà còn diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Bây giờ nghĩ lại mình kiểu: Aaaaaa...kèm cái tặc lưỡi :>
- Thể hiện quá rõ nội dung/ Ít có sự bất ngờ
<i>Mình xin phép mượn chỉ để ví dụ ạ. Nếu tác giả có ý kiến thì mình sẽ gỡ bỏ ngay lập tức</i>
Mình xin phép mượn chỉ để ví dụ ạ. Nếu tác giả có ý kiến thì mình sẽ gỡ bỏ ngay lập tức
Đây là bài đầu tiên của bạn này. Mình không bàn tới nội dung nhưng nếu chỉ xét tiêu đề, nó khó hấp dẫn mình click vào. => VD: Đâu là giá trị lớn nhất của gia đình?
Cái gì quá cũng không tốt. Quá khó hiểu hay quá rõ cũng vậy. Huống gì lối tiếp nhận thông tin độc hại ngày nay - Đọc title phán nội dung. Nếu tiêu đề lộ rõ ý chính, độ thu hút đã bị trừ điểm đáng kể. 
- Tiêu cực
Tiêu cực = Vibe buồn/ Từ ngữ quá lố...
Như từng đề cập, mình sẽ từ chối tiếp nhận thông tin độc hại. Điều này liên quan tiêu chuẩn cá nhân nên mình không bàn luận nhiều. Nhưng vì một môi trường lành mạnh hơn, không người đọc nào lại muốn xung quanh toàn năng lượng xấu hay toxic đâu.

2. Tiêu đề phụ không "phụ" đâu !?

Sau khi thành công thu hút chú ý ở tiêu đề chính, việc có 1 tiêu đề phụ thú vị sẽ knock out sự băn khoăn của độc giả. Họ chắc chắn bấm vào.
Về tiêu đề phụ thì mình chưa thấy ai chia sẻ nên mình sẽ tự đúc kết vậy :>.
- Nói trúng nhu cầu: Nếu bạn đang tìm chén thánh để kỷ luật... - Nói ngược: Đừng đọc nếu bạn không muốn tốt hơn - Giật tít: Chỉ cần đọc bài này, bạn sẽ… - 1 trích dẫn nào đó: Kỷ luật đưa chúng ta đến nơi mà động lực không làm được - Đặt câu hỏi: Có 3 kiểu người thông minh, bạn thuộc kiểu nào sau đây...?
Thực ra cách đặt tiêu đề phụ cũng tương tự như tiêu đề chính. Nhiều bài còn không có tiêu đề phụ vẫn ổn nên nó đúng tên gọi của nó: Phụ là phụ.
Nhưng nếu làm thêm gì đó khiến một thứ trở nên tốt hơn, vậy tại sao không làm?
*Với mình, tiêu đề phụ gắn liền với cá tính. Kiểu như cá tính mạnh thì sẽ có những câu dẫn đỉnhhh.
*Nói nãy giờ mà mới xoay quanh tiêu đề thôi hả? Nhiềuuu thế @@ Vì...

3. Đầu tiên nhưng đừng thành cuối cùng.

Tiêu đề là thứ đầu tiên đập vào mắt người đọc. Trừ vấn đề nằm trong phạm vi quan tâm của họ, một vấn đề bình thường + tiêu đề dở thì bước đầu tiên đó cũng là cuối cùng.
Trong lưu ý khi tạo video ngắn, 3 giây đầu quyết định người xem có ở lại hay không. Nếu thành công, khả năng họ xem tới cuối video rất lớn. Điều đó vẫn đúng trong việc đọc, nếu phần đầu hấp dẫn thì khả năng đọc tới cuối bài rất cao...
*Nếu bạn đang đọc đến đây, có phải nó đang đúng?
Với dạng topic chia sẻ quan điểm như mình, một bài sẽ có nhiều ý khác nhau và không theo lộ trình cụ thể. Việc lựa chọn ý nào mở màn là yếu tố sống còn.
Thậm chí ở quy mô nhỏ hơn. Headline đầu tiên hay câu đầu tiên cũng quan trọng nữa.
Mình thuờng mở bài bằng story telling (kể chuyện cá nhân), triển khai từ headline lạ (Tiêu đề = tiêu tùng?) và bắt đầu đoạn với trích dẫn, câu hỏi (“M không nghe lời t là dở rồi”,...)

4. Mạch lạc hoặc đi lạc

Ủaaa, cái ý hay hay kia nằm ở đoạn nào nhỉ ?
Cái cảnh ngồi vắt não đọc hết bài dài 10p với lượng thông tin dày đặc, chúng ta thở phào nhẹ nhõm và muốn kéo lên xem lại vài ý chính nhưng mà…"Ủaaa, cái ý hay hay kia nằm ở đâu nhỉ? Mục lục gì sơ sài quá!"
Thế là mạch trải nghiệm bị đứt đoạn. Tự nhiên có chút quạo.
Vậy nên nếu không phải dạng nhật ký, mình tha thiết mong bố cục rõ ràng trong bài viết. Nó không chỉ giúp cho người đọc mà còn có ích với cả bản thân người viết. Vì lập outline xong là xong 50% rồi đó!
Ngoài ra để tránh đi lạc, chúng ta nên thống nhất bối cảnh ngay từ đầu, càng cụ thể càng tốt. (Tư cách người đọc, tốt là gì, chống chỉ định cho ai...)
Mình từng đọc bài nào đó ở Spiderum với ví dụ khá hay: Khi hỏi người yêu: Em muốn ăn gì? Thì có thể phân tích theo trình tự:
Em muốn ăn đồ khô hay nước? -> Nước Phở, bún, mỳ, lẩu,...-> Bún Bún cá, bún riêu, bún bò -> Bún bò Bún bò A, bún bò B, bún bò C -> Done

5. Ngắn hay dài?

Spiderum có khả năng ước tính số phút đọc của bài viết (0 phút, 3 phút, 5 phút). Nhưng chưa bao giờ mình quan tâm yếu tố đó khi chọn.
Nếu nó đủ hay thì sẽ được đón nhận. Một khi đã vào guồng, đọc hết bài là điều chắc chắn.
(16/20 bài đánh giá cao nhất của Spiderum đều có độ dài >15 phút đọc)
Ngoài ra, dài hay ngắn không quan trọng bằng chúng truyền đạt những gì. Đọc bài dài 10p hay 1p đều có ích miễn mình biết thêm đôi điều.
*Khi viết nháp đừng ngại nó dài quá, cứ bung lụa hết ý rồi sau đó tinh gọn dần. Nó dài 10 thì tinh gọn còn 7,8 chứ nếu nó chỉ có 5 thì rút gọn còn 1 ư?

6. Kết thúc đẹp

Con người trải qua cả quá trình nhưng đánh giá dựa vào trải nghiệm cuối
Ý kiến nào đó mình từng nghe
Nếu như phần mở đầu cần 10 phần công sức thì phần kết sẽ cần 9.
*Kết bài tóm gọn các ý chính là điều cần thiết nhưng thường ít được quan tâm. Trong những bài gần đây, mình đều design 1 ảnh để tóm gọn ý chính cho người đọc dễ tổng hợp.
*Mình biết hơi tham nhưng đọc một bài đầu voi đuôi chuột thì khá hụt hẫng. Nếu đã lỡ viết thì ráng cân xứng độ dài của các ý, miễn nó không quá chênh lệch kiểu ý A, ý B dài 10 dòng trong khi ý C chỉ gồm 3 dòng. Nếu ý đó không đủ nhiều để khai thác thì tóm gọn 1 câu là đủ. (Ví dụ ở bên dưới)
Vậy phần đầu cũng đầu tư, phần cuối cũng đầu tư còn phần thân lại càng phải đầu tư. Không sai, một bài viết tốt thường được chăm chút tỉ mỉ như thế - Attention to detail skill (Khả năng chú ý tới chi tiết)
Thay vì hỏi tại sao bài của bản thân chưa nhận nhiều hưởng ứng, chúng ta hãy tự hỏi:
Bản thân đã thực sự hết mình chưa? Nếu chưa, mình có thể làm gì để nó cải thiện hơn?
Sau khi tối ưu bài viết với: tiêu đề chính, tiêu đề phụ, yếu tố đầu tiên, bố cục mạch lạc, ngắn hay dài và kết thúc đẹp. Dưới đây sẽ là vài tips nhỏ để bài viết hấp dẫn và giúp trải nghiệm của người đọc mượt mà hơn.
- Nên chia ý và khai thác rõ từng ý thay vì gộp chung - Nên tách câu dài thành nhiều câu ngắn - Nên có nhiều story telling của chính mình - Nên chèn câu hỏi để người đọc tự cảm nhận mình trong đó - Nên xài (nên, thử) thay vì mệnh lệnh (phải, đừng...)
Xong phần nội dung! Vì content is king nên đó là lý do mình đề cập nội dung trước tiên.
Nhưng với đứa quan trọng thẩm mỹ như mình, hình thức cũng cần thiết không kém

Hình thức

1. Ảnh đủ ổn

Với tính chất phi lợi nhuận, đa số các bài đều không quá quan trọng ở mặt hình ảnh. Nhưng nếu giữa 2 bài như nhau thì ảnh đẹp vẫn tốt hơn
Đẹp = Liên quan tới nội dung + (Nét) + (Khác lạ)
Chẳng phải chúng ta thường nghe: Con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ đó hay sao?

2. Lay out vừa mắt

Đây là ý kiến tùy người người nhưng nếu đọc, mình thích một đoạn không quá dài (<10 dòng).
Vì trong lúc buồn trời chán đời, chúng ta tìm đọc giải sầu... Nhưng vừa bấm vào hiện lên cả trang chữ dày san sát nhau thì có ổn không?

3. Highlight khi có thể

Chúng ta không cần ngại, cứ highlight, tô đậm, in nghiêng những câu quan trọng hoặc đáng chú ý.
Giữa một rừng chữ thì việc chúng ta show hẳn ra: Đây, ý này là ý hay sẽ giúp người đọc dễ nhận biết hơn. Không cần phải đánh đố kiểu: Tôi viết thế đó, họ có nhận ra ý đồ hay không là chuyện của họ.
Mình khá lạm dụng chúng, nhưng mình quan niệm
Tiềm ẩn hay càng tìm càng ẩn?
Mà chắc gì đã rảnh để tìm :>
Thể hiện một cách khiêm tốn thay vì khiêm tốn mà không thể hiện nó ra.
Mình thay đổi nhận thức từ sau câu này luôn
Số lượng trước -> Chất lượng sau: Với những người chưa chuyên như mình, nhiều còn hơn bỏ sót. Ý nào bản thân thấy hay thì cứ làm nổi bật, nó sẽ có ích với ai đó. Một bài dài 10p nhưng đọng lại 1 câu cũng tốt rồi.

4. Bio ấn tượng

Một cách đơn giản "hạ gục" độc giả. Nếu chúng ta nghiêm túc thu hút người đọc thì bio hấp dẫn là điểm cộng rất lớn.
Với người đọc như mình, khi thấy một bio hay thì sẽ nảy sinh cảm giác tò mò đi cùng hành động bấm vào trang của người đó, hoặc đơn giản nhờ Bio hay nên upvote :>.
Ủa nếu bạn nghĩ không cần đâu -> Quay lại từ đầu bài mình đã nói: Nếu đơn giản chỉ viết cho vui thì khỏi cần. Còn đã nghiêm túc thì hãy ráng thêm xíuuuu đi.
Một vài bio mình nhớ: - Tôi là kẻ mở miệng ra sẽ nói điều gì trông có vẻ đạo lý và tâm linh. - Tôi thích kinh doanh F&B và viết truyện kiếm hiệp - I do stuff here
Nhìn chung, một bài viết tốt sẽ gồm cả nội dung lẫn hình ảnh đủ ổn. Đó là về mặt tổng thể. Thế nhưng tổng thể tốt không đảm bảo trải nghiệm người đọc sẽ mượt mà, bởi có nhiều chi tiết nhỏ xíu nhưng ít được để ý.
Toàn bộ góc nhìn của mình ở trên đều hướng tới tối ưu những điều be bé như thế (giải quyết ngọn ngành). Còn muốn giải quyết từ gốc thì Spiderum đã có quá nhiều bài hướng dẫn. Tại khuôn khổ này, mình sẽ tóm gọn qua đúng 3 bước:
B1: Muốn viết hay thì hãy đọc nhiều B2: Sau khi đọc nhiều thì hãy viết nhiều để kiểm chứng B3: Sau khi kiểm chứng nhớ ngẫm lại và hoàn thiện ở lần sau
Nếu tạo ra thành quả nhưng chưa ổn -> Quay lại bước 1...
TỪ TỪ THONG THẢ TIẾP TỤC TIẾN TỚI...
________________________________________________________________________
Tất cả đều là quan điểm của mình và mang tính chất tham khảo. Mọi người toàn quyền tiếp thu có chọn lọc. Mình sẵn sàng đón nhận góp ý hoặc góc nhìn khác nếu mọi người có điều gì muốn nói.
Hơn nữa, chỉ với 1 giây upvote hoặc 30 giây comment nhưng sẽ là sự ủng hộ rất lớn về mặt tinh thần. Mình đều rất trân trọng ạ.
Ngoài Spiderum, mình còn chia sẻ về Personal Growth và Life Hack tại kênh Instagram cùng tên: _because.wecan_.Cảm ơn mọi người đã - đang - sẽ đồng hành cùng mình trên hành trình này.