Dưới góc độ một đứa tiếp nhận quá nhiều lời khuyên và cũng đang chia sẻ lời khuyên (trải nghiệm) về phát triển bản thân. Mình sẽ đưa ra góc nhìn từ cả 2 bên. Đây là phần 1, với tư cách người nghe
- Phạm vi: Nhừng lời khuyên trên cả MXH và ngoài đời sống. 
- Đối tượng cung cấp: Người thành công, kẻ thất bại, người giàu người nghèo, cô chú anh chị hoặc tới cả đứa bạn, ai cũng từng khuyên người khác mà :>.
- Chủ đề được khuyên: Quan điểm sống, vấn đề cá nhân.  
- Bài viết này gồm 3 phần: Lý do chúng ta không đón nhận, Cách tiếp thu chúng hợp lý và lời nhắn nhủ tới người đưa ra lời khuyên. 

1. Lý do chúng ta không đón nhận

“M không nghe lời t là dở rồi”
*kèm theo cái nhếch miệng
“Sợ chi mà sợ, anh làm được thì m lo chi”
*cùng vẻ mặt khinh khinh

- Của cho không bằng cách cho. Và lời khuyên không bằng cách khuyên.

Mình không thể hiểu tại sao nhiều người trình bày quan điểm bản thân nhưng tâm thế thì như bắt buộc người khác. Họ nghĩ rằng lời họ là chân lý và chúng ta phải làm như thế mới đúng.
Phải làm như thế mới đúng.
“Phải làm”. Chúng ta là đạo diễn kiêm nhân vật chính trong bộ phim về cuộc đời mình. Thế ai là người có toàn quyền quyết định ? Mình xin mượn câu này của Bray:
“Các bạn là khán giả, không phải bồi thẩm đoàn”
“Đúng”. Trừ pháp luật có đúng sai hoàn toàn và mỗi sân chơi sẽ có luật của riêng nó, còn tất cả vấn đề liên quan cá nhân đều là hợp/không hợp. Nó có thể hợp với họ, nhưng chắc gì ổn với mình. 
Thế nên, nhiều lúc chúng ta nhận ra thành ý của người khác nhưng cách họ thể hiện lại khiến ý nghĩa của điều đó giảm sút ghê gớm. Hoặc tệ hơn là chúng ta còn không nhận ra những ý định (thẳm sâu) kia và chúng phản tác dụng. Chúng ta từ chối cả nó lẫn người nói… 
Mình từng đọc câu này khá đúng. Rằng trong cuộc bàn luận về một chủ đề, khi một người trở nên giận dữ, mọi lời họ nói sẽ mất giá trị…

- Mấy thứ lý thuyết suông

Hãy kỷ luật, hãy chăm chỉ, hãy can đảm…
Điểm chung của những thứ này là chúng chỉ gồm 2 bước.
Bước đầu: Hãy. Bước cuối: Kỷ luật/chăm chỉ/can đảm.
Còn rất rất nhiều bước giữa thì không được đề cập. Với mình, một lời khuyên trình bày rõ ràng quan điểm chỉ mới thành công 50%. 50% còn lại, phải trả lời được “How to”.
Đồng ý việc cung cấp góc nhìn cho người khác tham khảo đã xứng đáng hoan nghênh. Nhưng với tư cách người nghe, người đọc, khi ghi nhận vào đầu thông tin kia, mình sẽ khá gật gù nhưng sau đó chợt nghĩ: Ủa rồi làm sao?
Trên MXH với lối viết giật tít câu like hay ngoài đời với việc chỉ nói nhưng không đề ra phương án hành động. Những điều đó chẳng khác nào mớ chữ cái để tạo thành câu, nói cho vui miệng.
Ở đây, mình bao gồm thêm cả những khóa học rỗng tuếch. Tưởng rất ra gì nhưng lại chẳng có gì.
Cái quy trình khi tiếp nhận những thứ lý thuyết suông sẽ là:
Chưa nhận thức vấn đề tồn tại -> Nhận thức vấn đề -> Tìm kiếm giải pháp (KHÔNG CÓ) -> Lợi ích sau khi thành công.
Đáng nói ở đây, 2 bước: Nhận thức vấn đề và lợi ích sau khi thành công lại quá nhiều mà thiếu đi bước giải pháp. Hoặc có nhưng hời hợt. (VD như mình thấy ra rả bài viết về sự cần thiết của kỷ luật, lợi ích nó mang lại...còn làm sao thì họ không nói?). Viễn cảnh huy hoàng khi thành công khiến chúng ta ảo tưởng rồi nhanh chóng lao vào trước khi nhận ra: Đâu có dễ ăn như vậy. Chúng ta vỡ mộng cùng sự ác cảm với mấy lời khuyên "Nói dễ hơn làm". Đây chính là lý do self help thường bị ghét.

- Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng

Đã ghét tới cả tông ti họ hàng thì mấy lời khuyên có trọng lượng gì :>
Dù giỏi đến đâu, tốt đến cỡ nào thì vẫn có người không thích. Mình thấy Shark Linh là trường hợp bị “chửi” khá nhiều. Trên spiderum, một trận battle khô máu giữa 2 bên quan điểm là ví dụ.  
<i>Không liên quan mà Spiderum thời đó nhìn đông vui z :&gt;</i>
Không liên quan mà Spiderum thời đó nhìn đông vui z :>
Mình đề cập ý này vì muốn chúng ta: nghiêm túc dùng lý trí đón nhận lời khuyên từ những người đó thay vì bị cảm xúc chi phối. Ví dụ như mình không thích người đó vì phong cách làm việc. Nhưng về phạm trù khác là quan điểm sống, chúng ta nên thử lắng nghe, biết đâu lại hữu ích?
Kiềm chế cảm xúc là kỹ năng quá quan trọng và nên được trau dồi ở bất kỳ lứa tuổi.
Nhìn chung, cách nói không hợp, sự lý thuyết suông hay cảm xúc cá nhân sẽ khiến những lời khuyên sẽ bị bỏ ngoài tai. Nhưng cũng có nhiều lời vàng ngọc đáng để tâm trong số đó...

2. Vậy tiếp thu chúng như thế nào thì hợp lý?

- Chúng ta muốn gì? Vì mục tiêu của mỗi người khác nhau nên chúng ta cần đảm bảo lời khuyên đó có tới đúng thứ mình cần hay không? Như họ khuyên bùng cháy lên nhưng chúng ta chỉ muốn an yên bình lặng thì sao?
Khi cảm thấy 2 bên không chung chí hướng thì cứ lướt qua nếu trên MXH hoặc cảm ơn rồi tạm ngưng nếu ngoài đời. Đừng đi xa hơn để rồi cả 2 nhận lại những điều không vui vẻ.
Như khi tranh luận với đứa bạn, mình thường hỏi: “M đang nói về ý A phải không, hay là sao á ?” để quyết định tiếp tục hoặc “À, vậy thôi…”
- Chúng ta sợ gì? Thì họ nghĩ điều kia là thoải mái nhưng đâu biết chúng ta không thích nó?. Như mùa hè kêu tắm biển mát lắm nhưng chúng ta cấm kỵ với nước thì ai biết?
Điều nhẹ nhàng với người khác nhưng lại red flag với chúng ta. Với những trường hợp như thế thì nhớ bình tĩnh, bình tĩnh và bình tĩnh. Vì chúng ta rất dễ nổi bùng lên khi họ chạm vào điểm yếu của bản thân. Nhớ tự nhủ rằng, chỉ là vô tình trùng hợp vì họ không biết điều đó mà. Mình cứ thông cảm đón nhận rồi hành động sau tùy tính.
*Gửi gắm câu này mình thấy tâm đắc:
Đừng cố quá để rồi quá cố, đừng đột biến để rồi đột tử…
*Quan trọng nhất
- Chúng ta có gì? Vì hoàn cảnh không ai giống ai nên cần cân nhắc nguồn lực bản thân. (Tài chính, khả năng, thời gian, sức khỏe..) Như khuyên nên nghỉ việc để tận hưởng nhưng lúc nghỉ thì tiền đâu sống?
Có mẩu chuyện kinh điển về yếu tố nguồn lực này, chắc chúng ta cũng biết.
Bill Gates bỏ học và trở nên giàu. Nhưng ông ta bỏ Harvard, có cha làm luật sư, mẹ làm giám đốc và gia đình triệu phú…
Thế nên đừng chỉ trích lời khuyên của các Shark, của mấy ông thành công hay đơn giản của đứa bạn giỏi...Tất cả được áp dụng trong điều kiện của họ. Còn thứ chúng ta có thì khác nên nhớ suy tính kỹ trước khi áp dụng. 
Muốn gì, sợ gì, có gì? Với 3 câu hỏi đơn giản trên, chúng ta sẽ chọn lọc thông tin và áp dụng hợp lý hơn. Nhưng trớ trêu khi nhiều người không biết điều đó, họ nghe, họ đọc một cách thụ động và không có sự chọn lọc.

3. Vậy mình muốn nhắn nhủ tới những người đưa ra lời khuyên

Thực ra là tới tất cả chúng ta vì ai chẳng từng gợi ý, cung cấp, khuyên bảo người khác điều gì đó
- Thái độ trước, trình độ sau
Chúng ta hãy tưởng tượng với chính mình. Rằng bản thân sẽ thích nhận thái độ, không khí như thế nào từ người khác? Là vui vẻ thoải mái hay cau có khó chịu? Tự nghĩ nếu mình tiếp nhận những năng lượng như thế, bản thân sẽ tiếp nhận như thế nào để xác định đúng thái độ trước.
Trình độ: Người khôn ngoan là người biết mình không biết gì. Một vấn đề luôn có nhiều biến số nên không thể đảm bảo nó sẽ đúng như cách chúng ta nghĩ. Vậy nên hãy trang bị ý thức rằng: mình có thể sai bất cứ lúc nào và đừng thần thánh hóa lời khuyên của bản thân.
- Tôn trọng quyền được sai của người khác. Có vấp ngã có lớn khôn. Nếu đã tận tâm để khuyên nhưng bên kia làm khác thì hãy tôn trọng quyết định đó. Với quan điểm sống: “Mọi thứ xảy ra đã là tốt nhất dành cho mình”, mình tin đúng - sai, hợp - không hợp thì cũng đều có ích với người kia. Nó sẽ tốt trong khía cạnh nào đó mà chúng ta không biết được nên cứ tôn trọng lựa chọn của họ nhé.
- Đã hứa thì hãy làm, đã làm thì làm cho trót. Nếu đã giúp thì hãy ráng giúp cho nó tốt nhất trong khả năng bản thân…Điều này liên quan tới quan điểm của bản thân mình: Sống một cuộc đời không hối hận. Mỗi người sẽ có cách tiếp cận khác nhau, có người sẽ bảo: Mắc mớ gì phải cực z" nên vẫn quy về câu chuyện tùy người. Nhưng mình tin, ráng giúp thêm một xíu thì sẽ tránh được nhiều xíu ray rứt sau này...
Kết lại, với tư cách người nghe, mình thực sự cảm ơn ý kiến từ người khác.
Còn với góc nhìn của người khuyên, mình sẽ đề cập ở phần 2.
We don’t know what we don’t know
Chúng ta sẽ không biết những điều mình không biết. Kiến thức đó sẽ mãi không được khai sáng cho tới khi có người cung cấp góc nhìn về nó. Vậy nên mình đều trân trọng mọi ý kiến được nghe. Việc bên kia đưa lời khuyên ra sao, độ chính xác như nào thì chúng ta không thể kiểm soát...
Cứ làm tốt nhất thứ trong khả năng: Tiếp thu có chọn lọc…
________________________________________________________________________
Tất cả đều là góc nhìn của mình và mang tính chất tham khảo. Mọi người toàn quyền tiếp thu có chọn lọc. Nếu nó giúp được ai đó thì mình đều rất vui. Ngoài ra, mình sẵn sàng đón nhận góp ý hoặc quan điểm khác nếu mọi người có điều gì muốn nói.
Àaa, đây là một phần trong định hướng dài hạn về Personal Branding của mình, với kênh instagram cùng tên _because.wecan_. Mình sẽ được tiếp thêm động lực rất nhiều nếu mọi người ghé qua đó ủng hộ nha.
Mình thực sự biết ơn tất cả.