Đi chùa cầu gì?
Khi thượng đế muốn trừng phạt ai, ngài sẽ khiến mọi ước muốn của kẻ ấy trở thành hiện thực. (Danh ngôn)
Có 3 bạn chơi thân với nhau cùng đi chùa lễ Phật. Sau khi lễ Phật xong, bạn A hỏi bạn B:
- Khi lễ Phật, mày cầu gì vậy?
- Tao cầu phước cho tất cả chúng sinh, nghĩa là trong đó có cả bản thân tao và người thân của tao luôn. Thầy tao dạy không nên cầu cho riêng ai cả, vì làm như vậy là ích kỷ. Vậy mày cầu gì?
- Tao cũng cầu cho tất cả chúng sinh.
- Hehe, vậy mày giống tao rồi.
- Khác á mày. Không ai dạy tao cầu làm sao hết nên ban đầu tao chỉ cầu cho riêng mình thôi. Sau này, tao mới cầu cho tất cả chúng sinh, vì làm như vậy tao thấy mình thượng đẳng hơn người khác về đạo đức và tâm linh. Hehe...
B mới quay qua hỏi C:
- Còn mày cầu gì?
- Tao thấy hai đứa mày chắp tay nhắm mắt cầu thì tao làm theo cho đỡ khác người chớ hổng biết cầu gì. hehe. Vì tao muốn cái gì thì tự mình làm luôn cho chắc ăn, cầu người khác làm dùm thì dễ thất vọng lắm.
- Ủa, trên đời này có những thứ mày hổng làm nổi, hổng kiểm soát nổi thì phải lên tiếng nhờ trời phật support mày chớ?
- Tao thấy tâm cầu cũng là tâm tham, tham nhỏ nhỏ cho vừa đủ sức mình thì nghiệp nó quật nhẹ nhẹ, đời có vui có buồn, chớ tham lớn quá sức mình thì nghiệp nó quật sấp mặt lờ, tao chịu hỏng có nổi.

Bài liên quan nè:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Mai Dạ Phúc Ca
Đi chùa để cầu đã là ko đúng rồi. Nên câu hỏi "Đi chùa cầu gì?" không có ý nghĩa. Hỏi thế cũng giống như hỏi "Sừng thỏ màu gì?"
Trong tiếng Pali có nhiều từ khác nhau diễn tả các sắc thái "tham" khác nhau nhưng dịch sang tiếng Việt toàn là "tham" cả nên ý nghĩa bị đánh đồng. Các loại "tham" này gây nghiệp khác nhau nên không đánh đồng như nhau được. Có loại tham nó giống như thuyền để qua sông. Không có thuyền ko qua sông được, ko tham giác ngộ thì cũng ko giác ngộ được.
- Báo cáo

mười bốn chín
Note cho lần đi chùa sắp tới :))
- Báo cáo

thothinhlongdepzai
Cầu vợ được vợ, cầu con được con…”. “ cái “cầu” của thế gian là cái cầu tà vạy: Sống bất thiện, đầy rẫy tham sân si; giết mổ, làm mâm cao cỗ đầy, thắp hương sì sụp khấn vái… rồi cầu hết cái này đến cái nọ. Cái “cầu” này là mê tín dị đoan, vốn chỉ khổ công vô ích…
Cái “cầu” trong Phật Pháp tuy nói là “cầu” nhưng ở đây là “cầu ở nơi chính mình.” Thế nào là cầu ở nơi chính mình? Vạn sự vinh nhục được mất, giàu nghèo…mà ta có trong đời, vốn đều là quả cảm thành bởi cái nhân đã gieo trong quá khứ. Mà nghiệp của chúng sanh đa phần là bất định nghiệp, nghĩa là nó có thể xoay chuyển , khi gặp nhân duyên thì nảy mầm, trổ thành hoa quả.
Chư Phật và Bồ Tát dạy chúng ta phương pháp để chuyển nghiệp, đoạn ác duyên, không cho hạt giống ác nẩy mầm; cũng dạy ta cách để tăng trưởng thiện duyên, khiến hạt giống thiện nẩy mầm. Như ta tin nghe lời dạy của các Ngài, rồi sống thiện lương, làm lành lánh ác, lại tu tập để tích chứa công đức vô lậu khiến nghiệp lực được chuyển hóa. Ác nghiệp được chuyển hóa, thiện nghiệp tăng trưởng thì tất nhiên sẽ hóa giải được hết thảy tai ương, chướng ngại. Còn như ta biết tu để chuyển nghiệp mà chẳng chịu hành trì, thì Phật hay Bồ Tát cũng bó tay, không thể can thiệp vào nghiệp lực của ta. Đó là ý nghĩa của việc “Cầu nơi chính mình”.
- Báo cáo
SieuNhanSuSu
Cầu cũng là tâm tham =))))
- Báo cáo