Vấn đề, thực trạng

<i>Nguồn: Internet</i>
Nguồn: Internet
Thế giới hiện đại ngày càng phát triển đi đôi với sự phát sinh của những bất cập trong nhận thức đòi hỏi chúng ta cần có sự đổi mới trong  suy nghĩ và hành vi; trong đó bộ phận Báo chí, Truyền thông đại chúng góp phần không nhỏ trong việc định hình tư tưởng của khán giả đại chúng. Cho đến gần đây, một phong trào khác của người châu Á – Stop Asian Hate – lại một lần nữa sôi sục để chống đối sự kỳ thị và phân biệt đối xử cực đoan đối với cộng đồng người gốc Á trên thế giới, cụ thể là tại Mỹ.
“Theo số liệu trích dẫn từ một bài viết trên tạp chí Times, tại NewZealand, 54% người gốc Trung Quốc bị phân biệt đối xử, tổng số các cuộc tấn công vào dân gốc Á tăng 300% tại Anh, tới 12% các cuộc tấn công vào người Á ở Úc là các tình thế mang tính đe dọa bạo lực.” ( BBC). Song hành theo đó, một chủ đề cũng rất đáng quan tâm chính là về hình tượng người Châu Á trên màn ảnh Hollywood; sức ảnh hưởng từ các cơ quan ngôn luận có cả tích cực lẫn chiều hướng tiêu cực nhưng đều đã và đang gây nên những hệ lụy to lớn cho cộng đồng nhập cư gốc Á nói riêng và cộng đồng Châu Á nói chung.
Bài viết với mong muốn đem lại cho công chúng có những góc nhìn đa chiều, nhận định công bằng dựa theo năng lực hơn là sắc tộc, màu da.

Lý thuyết áp dụng

Thành kiến, những hành vi sai lệch và xung đột trong tư tưởng/Ý thức hệ

<i>Nguồn:Internet</i>
Nguồn:Internet
Thành kiến và những hành vi sai lệch nếu xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đưa ra những kết luận chính xác . Những người đại diện hay là người của công chúng đều phải tránh những hành vi sai lệch gây tranh cãi khi mà những  hành vi này đều có thể gây ra những bất tuân và nghi ngờ tính chính trực của quyết định được đưa ra .
  Những định kiến và hành vi sai lệch về người châu Á trong mắt phương Tây phải bị loại bỏ hoàn toàn trong xã hội hiện đại và trong phương tiện truyền thông đại chúng khi mà các diễn viên người châu Á thường bị giao các vai diễn ngốc nghếch, quá lố, là đối tượng tình dục hay đầy tớ. Những định kiến đầy tính xúc phạm và ấu trĩ này liên tục bủa vây và hạn chế cơ hội của người Châu Á trên thị trường phim quốc tế.
Báo cáo “2020 Hollywood Diversity Report” về tính đa dạng tại Hollywood do Đại học California ở Los Angeles (UCLA) thực hiện cho thấy 91% giám đốc điều hành tại các hãng phim lớn và cỡ trung là người da trắng, trong khi báo cáo hội nhập Annenberg Inclusion Initiatives do Đại học South Carolina (USC) thực hiện cho thấy chỉ có 3,3% đạo diễn của 1.300 bộ phim phổ thông nhất được phát hành từ năm 2007-2019 là người không da trắng  điều này bắt nguồn từ những xung đột trong tư tưởng/ý thức hệ khi mà những quyết định tuyển chọn nhân sự gốc Á cản trở bởi hàng loạt những định kiến và tiềm ẩn những thành kiến , thiên vị và không chính trực lên cộng đồng người gốc Á.
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hollywood không hề dễ dãi với các đại diện của cộng đồng người Mỹ gốc châu Á. Giở lại lịch sử, sự quy chụp này có liên quan đến nữ diễn viên Anna May Wong, người đóng vai kẻ hung ác trong bộ phim The Thief of Baghdad (1924)
<i>The Thief of Baghdad (1924)</i>
The Thief of Baghdad (1924)
và bộ phim Daughter of the Dragon (1931).
<i>Daughter of the Dragon (1931)</i>
Daughter of the Dragon (1931)
Nhiều thập kỷ sau vai diễn của Wong, Hollywood vẫn không hề quan tâm đến việc rút kinh nghiệm để tránh lặp lại sai lầm cũ khi mà phân biệt chủng tộc bởi phương tiện truyền thông ảnh hưởng rất lớn đến đại chúng và ý thức hệ người dân. Người châu á được khắc họa như những mọt sách, ù lì, chỉ giỏi tính toán, tệ ở khoản giao tiếp,… Phụ nữ thì thường bị xem là “quá nữ tính, nhu nhược” hoặc “kỳ lạ” không mạnh mẽ như phụ nữ phương Tây!. Người đàn ông thì lại được là kém hấp dẫn, nhân vật làm nền và không xứng đáng có một mối quan hệ hoàn chỉnh và sự phát triển đầy đủ về mặt tính cách.
Hay nhiều hơn nữa là những định kiến như người Nhật Bản cứng nhắc, người Trung Quốc giỏi võ hoặc dân Mông Cổ man rợ, hiếu chiến… Những định kiến này có thể đến từ một phần văn hóa nhưng nó mang nhiều hơn tính quy chụp và điều này ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, gây phẫn nộ cho những người diễn viên Mỹ gốc Á nói chung khi mà khả năng được tuyển chọn đã ít, tệ hơn là khi họ góp mặt trên phim thì lại là nhân vật Châu Á ngu ngơ, đầy những khuôn mẫu để chọc cười cho khán giả.

Chủ nghĩa vị kỉ

Chủ nghĩa vị kỉ cho rằng những hành vi đặt mục tiêu cho bản thân hoặc lợi ích cho bản thân lên hàng đầu là động cơ cho thành công.
 Khi nói về điện ảnh Hollywood chúng ta thường được biết đến sự thống trị màn ảnh của họ với hàng loạt bom tấn liên tục nổ ra trên thị thường phim điện ảnh quốc tế. Xứ Hollywood hoa lệ là nơi mọi điều đều có khả năng trở thành hiện thực: từ những câu chuyện của người đẹp đem lòng yêu quái vật cho đến những cuộc phiêu lưu lên vũ trụ xa xôi, hay thậm chí là những biệt đội siêu anh hùng đại diện cho cái tốt, cái chính nghĩa ngày đêm giải cứu thế giới. Chỉ cần có người dám tưởng tượng, Hollywood đều sẵn sàng biến những suy nghĩ ấy thành hiện thực.
Ấy vậy mà vẫn còn những điều khiến nhiều người đau đáu: sự hiện diện quá ít ỏi của người châu Á trên thị trường điện ảnh tầm cỡ nhất thế giới. Là do thiếu đi diễn viên đủ tài năng, hay những câu chuyện liên quan tới châu lục lớn nhất thế giới không đủ hấp dẫn?. Theo trang báo Time, một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù người Mỹ gốc Á chiếm tới 5,4% tổng dân số tại đất nước này, số nhân vật chính người châu Á trong các bộ phim chỉ chiếm 1,4% vào năm 2014. Vào năm 2018, một báo cáo cho hay chỉ có 12% những vị trí sản xuất phim được đảm nhiệm bởi người châu Á. Ở Hollywood, thật khó khi muốn nói về sự công bằng. Những vai diễn về nhân vật gốc Á đã hiếm, đôi khi chúng còn chẳng được dành cho người châu Á thể hiện. Bộ phim nổi tiếng Breakfast At Tiffany’s có nhân vật Yunioshi người Nhật được thủ vai bởi Mickey Rooney người Mỹ, da trắng phau phau.
<i>Mr. Yunioshi</i>
Mr. Yunioshi
Gây xôn xao gần đây nhất, chúng ta có nữ diễn viên tài năng Tilda Swinton đóng vai Thượng Giả Tôn Ẩn - một nhân vật (đáng lẽ ra) có gốc Tây Tạng trong Doctor Strange. "Yellow face" là một cụm từ để chỉ những trường hợp trên, khi diễn viên da trắng thể hiện một nhân vật da vàng hay “Whitewashing” là khi diễn viên da trắng đóng một vai diễn mà đáng lẽ ra nhân vật phải là người da màu. Giáo sư Xã Hội Học Nancy Wang Yuen tại Đại Học Biola cho hay, "Họ thường làm mắt híp đi bằng đồ hóa trang. Họ làm thế để biến nhân vật thành trò cười, biến người Trung Quốc hay người châu Á trông gian xảo, hài hước nhất có thể. Cách thể hiện ấy tạo ra những hình mẫu rập khuôn đang tồn tại rộng rãi trong xã hội.".
<i>Yellowface</i>
Yellowface
Câu chuyện người châu Á bị xuất hiện rập khuôn trong những bộ phim Mỹ không còn là điều gì đó mới. Hình ảnh người Châu Á theo khuôn mẫu đã được khán giả Mỹ nói riêng và đại chúng nói chung chấp nhận rộng rãi, các nhà làm phim tập trung vào tệp khách hàng này, một tệp khách hàng đơn giản và tràn đầy vị kỉ khi họ muốn thấy những điều bản thân cho là đúng được xác nhận và họ không phải hiểu biết sâu hơn về văn hóa quốc gia khác, họ chỉ cần đi theo những sự quy chụp và khuôn mẫu như trên. Khán giả đại chúng nói chung họ chấp nhận những gì dễ tiêu hóa, dễ xử lý mà quên mất rằng họ có thể đi lối mòn thiên kiến nhận thức hay thậm chí bị dắt mũi bởi những gì phim ảnh khắc họa.

Chủ nghĩa trách nhiệm

Chủ nghĩa trách nhiệm cho rằng mỗi người đều có ảnh hưởng đến nhau. Do đó mỗi hành vi cần được cân nhắc với trách nhiệm cho cả những người xung quanh.
Một vài năm trở lại đây, cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng sắc tộc trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Những bộ phim như Get Out hay Black Panther chính là những thành tựu to lớn, chân thật về hình ảnh người gốc Phi trên truyền thông đại chúng. Và điều tương tự cũng diễn ra với người gốc Á. Đầu năm 2020, Chlóe Zhao trở thành người phụ nữ gốc Á đoạt Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất. Hay giải Oscar thuộc về Parasite của đạo diễn Bong joon Ho với giải phim xuất sắc nhất lần đầu tiên trong lịch sử được trao cho một bộ phim không sử dụng tiếng Anh. Điều này dần mở ra cánh cổng mới cho các ngôi sao người châu Á tại Hollywood.
<i>chloe zhao and bong joon ho</i>
chloe zhao and bong joon ho
Ở lĩnh vực phim truyền hình, chúng ta có hàng loạt phim Châu Á hoặc diễn viên chính gốc Á thống trị Netflix với những Kim’s Convenience (2016-2021), Never have I ever (2020- ), The half of it (2020) và đặc biệt là bom tấn 2018 Crazy Rich Asians khi đã đập tan những định kiến, giới thiệu hình ảnh người gốc Á thành công, độc lập, tư duy mới và góp phần khẳng định rằng, thị trường khán giả Châu Á rất đông đảo.
<i>crazy rich asians nick young</i>
crazy rich asians nick young
Khán giả Việt đã từng phổng mũi khi thấy Ngô Thanh Vân trong những phút đầu của Star Wars, hay mới đây nhất là khi chị trở thành người bạn đồng hành của nữ minh tinh Charlize Theron trong bộ phim The Old Guard của Netflix. Marie Kelly Tran - cô gái gốc Việt xuất hiện trong loạt phim Star Wars mặc dù là nạn nhân của vấn nạn phân biệt chủng tộc của fan quốc tế, cũng hiên ngang đứng thẳng và tự hào vì đã góp phần cho sự thay đổi, trở thành người Mỹ gốc Á đầu tiên xuất hiện trong vũ trụ Star Wars.
<i>marie kelly tran</i>
marie kelly tran
Nỗ lực vươn ra biển lớn của các nghệ sĩ không chỉ là để phục vụ mục đích cá nhân, những cánh cửa, những rào cản họ đang chật vật mở ra sẽ giúp sức cho biết bao thế hệ đi sau tiếp tục tranh đấu, để lại dấu ấn cho người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung tại sân chơi quốc tế. Bởi lẽ sẽ không có thành công, thay đổi đáng giá nào xảy ra nếu không có sự kiên trì đấu tranh và dai dẳng của chúng ta. Chính tư duy trách nhiệm với nghề, trách nhiệm với hình ảnh của dân tộc và sự phấn đấu không ngừng nghỉ của họ sẽ đóng góp phần không nhỏ xóa đi rào cản tưởng như bất khuất giữa tài năng Châu Á và điện ảnh thế giới.
Những thay đổi tích cực của điện ảnh và truyền thông đã tác động như thế nào đến hình ảnh người Châu Á thế kỉ 21
- Mặc dù vấn đề văn hóa và định kiến trong ngôn luận truyền thông không phải là chuyện có thể thay đổi một sớm một chiều nhưng thông qua điện ảnh chúng ta đã thấy có sự thay đổi tích cực như thế nào đó trong cách truyền thông, ngôn luận và điện ảnh khắc họa hình ảnh người Châu Á.  Từ phim ảnh, đại chúng đã đón nhận những bộ phim của Châu Á một cách tích cực hơn, trước đây sẽ có những vấn đề phân biệt chủng tộc như không có một số người phương Tây không thích diễn viên Châu Á tham gia vào phim của họ do rào cản về ngoại ngữ, không đủ khả năng đóng những bộ phim tầm cỡ lớn. Nhưng giờ điện ảnh Châu Á đã phát triển vượt bậc, khả năng ngoại ngữ được cải thiện, sự xuất hiện rộng rãi của các diễn viên trên phương tiện truyền thông đã khiến đại chúng dễ dàng chấp nhận hơn một hình ảnh mới về người Á Châu hiện đại, văn minh.

Khẳng định lại quan điểm của bài về tính chính thống của văn hóa trên truyền thông.

- Những xung đột đạo đức trong việc khắc họa hình ảnh về sắc tộc tôn giáo giới tính nói chung và vấn đề được đề cập nói riêng cần có những con người có trách nhiệm và có sự cam kết nhất định với đạo đức nghề nghiệp bản thân, họ cần có trách nhiệm trong xây dựng hình ảnh con người một cách công bằng và bình đẳng nhất có thể, đồng ý rằng chúng ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, nhưng hi vọng những hình ảnh phân biệt chủng tộc,giới tính, tôn giáo và sặc mùi vị chủng tộc sẽ không còn xuất hiện trên truyền thông đại chúng một cách vô ý tứ và thiếu trách nhiệm như điện ảnh đã từng.
Qua bài phân tích của nhóm, sau khi thảo luận cùng nhau dựa trên những lý thuyết đạo đức đã được học bên cạnh đó cùng nhau phân tích vấn đề và nhằm đưa ra những kết luận mà nhóm sự đúng đắn và nên có. Theo chúng tôi, tuy về mặt kỹ xảo hay trình độ phát triển điện ảnh của Châu Á vẫn còn tụt hậu so với Hollywood. Nhưng họ vẫn đang tiến bộ và cố gắng không ngừng nghỉ từng ngày, cải thiện cả về lối viễn xuất, nhập vai, kịch bản,…Mỗi châu lục nào cũng có những chất riêng  và mang lại những giá trị khác nhau. Chúng như những mảnh ghép, phải đầy đủ thì mới tạo ra một bức tranh hoàn hảo. Mỗi người nghệ sĩ dù ở quốc gia nào ở Châu Lục nào hay màu da nào… Cũng đều nhằm với mục đích mang lại giá trị đến cho khán giả của mình, cần phải dẹp bỏ những rào cản sắc tộc, văn hóa để hướng đến một xã hội công bằng, văn minh, tốt đẹp.
Tài liệu tham khảo:
Hoa, Q.(2020).Truyền thông và kiến thức thông tin chống phân biệt chủng tộc. Truy cập 29/11/2021, từ https://ngaynay.vn/truyen-thong-va-kien-thuc-thong-tin-chong-phan-biet-chung-toc-post92560.html
ELLE Feature Team (2021). LẮNG NGHE CHIA SẺ TỪ NGƯỜI TRONG CUỘC ĐỂ BIẾT NGƯỜI CHÂU Á TẠI MỸ ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI ĐIỀU GÌ.Truy cập 28/11/2021. Từ https://www.elle.vn/the-gioi-van-hoa/phong-trao-stop-asian-hate-len-tieng-vi-nguoi-chau-a
Chấy,H.(2020).Cánh cửa xứ Hollywood đang mở ra, và người châu Á đang mạnh mẽ giành lại quyền hiện diện của mình!.Truy cập 28/11/2020. Từ https://kenh14.vn/da-den-thoi-cua-nguoi-chau-a-tren-man-anh-hollywood-20201111150641037.chn
Mai,N.P(2021).Phân biệt và kì thị người gốc Á đã có từ lâu.Truy cập 29/11/2021. Từ https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56564667.amp
Nguyên,T(2021).Phụ nữ Châu Á dưới lăng kính Hollywood: Phân biệt chủng tộc đã ăn vào máu!?.Truy cập 29/11/2021. Từ https://thegioidienanh.vn/phu-nu-chau-a-duoi-lang-kinh-hollywood-phan-biet-chung-toc-da-an-vao-mau-52291.html
Tiên,T(2020).Cách nhìn phiến diện về người châu Á trong phim Hollywood.Truy cập 28/11/2021.Từ https://ione.net/cach-nhin-phien-dien-ve-nguoi-chau-a-trong-phim-hollywood-4145139.html
p/s: Đây là bài luận môn Đạo đức nghề nghiệp của nhóm em, ace nếu đọc tham khảo có thể cho thêm lời khuyên để tụi em cải thiện ạ !!!