Thái Cực thôi thủ “Thật” cùng “Giả”
 (Bổn văn là do Mã Trường Huân tiên sinh khẩu thuật, Vương Tử Bằng tiên sinh biên soạn lại )

MÃ TRƯỜNG HUÂN tiên sinh
Võ thuật biểu diễn không phải là để thực chiến, vốn dĩ chưa nói tới hai chữ thật – giả trong vấn đề này, nhưng là vừa nói đến Thái Cực thôi thủ, thật-giả hai chữ liền không chỉ là một vấn đề bình thường mà hơn nữa còn là một vấn đề cực kỳ trí mạng.
“Tam tiết côn tiến thương”, “Tay không đoạt đao” thể loại võ thuật biểu diễn này, hai người đánh nhau, đương nhiên không phải sự thật, nhưng mà tất cả khán giả đều cảm thấy màn biểu diễn thật xuất sắc, mãnh liệt, trước nay đối với thể loại này cũng sẽ không có người yêu cầu hai người biểu diễn phải thực sự “ngươi chết ta sống”. Nhưng lại nói đến Thái Cực thôi thủ, loại hình này dường như biến thành một hình thức thôi luyện làm người xem cảm thấy mập mờ không thể chịu đựng được.
Tôi ở công viên cùng bọn đồ đệ thôi thủ, thường xuyên có người hỏi: “Lão tiên sinh, ngài đây là đánh thiệt hay giả vậy?” “Giả, là giả, là chúng tôi biểu diễn thôi.” Ngoại trừ trả lời như vậy, đối với một người bình thường vốn không có tiếp xúc quá Thái Cực thôi thủ, còn có thể nói được cái gì nữa đâu?
Kỳ thật, đối với sự hoài nghi Thái Cực thôi thủ như vậy, trước mắt người bình thường dường như Thái Cực thôi thủ cũng dần dần đã bắt đầu trở thành một loại hình thức biểu diễn. Không riêng gì người khác, năm đó tôi lần đầu tiên nhìn thấy các vị lão sư thôi thủ cũng hoài nghi, đây là thật chăng? Một chút có vẻ dùng sức cũng không cần, người có thể bị đẩy ra ngoài hai ba trượng? Cho đến khi tôi cùng Lưu Vãn Thương lão sư học thôi thủ, lại tại nhà gia sư Vương Tử Anh kiến thức thôi thủ, mới hiểu được nguyên lai thôi thủ “ là sự thật”! Thôi thủ này, chỉ có chính bản thân mình tự cảm nhận, mới có thể minh bạch, người đứng xem không rõ.
Trong ấn tượng của tôi, có một lần biểu diễn, là ở trên phong đài, chúc mừng Hongkong trở về với đại lục năm 1997, hai đồ đệ của tôi lên đài biểu diễn, tôi ở thính phòng ngồi dự khán. Bên cạnh người xem chỉ trỏ chê bai? Rằng là :“Ngươi xem này hai người biểu diễn rất giống……”
Bởi vì không nhận thức được rõ mà sinh hoài nghi, loại hoài nghi này không kỳ quái. Nhưng, nếu là có ý thức, có mục đích nhằm phủ định loại hình thôi luyện này, hậu quả  thực nghiêm trọng, đặc biệt là loại quan điểm này xuất phát từ miệng chuyên gia nào đó, liền trực tiếp ảnh hưởng quyết sách lãnh đạo. Năm 1979, Đại Hội võ thuật toàn quốc, tôi cùng Cát Lương Thần biểu diễn thôi thủ, lần biểu diễn kia đại khái là lần cuối cùng, sau này không còn có sự kiện quy mô “biểu diễn thôi thủ”  nào như vậy nữa. Bởi vì lãnh đạo lên tiếng, nói đây là lão sư cùng đồ đệ đi lừa đảo, lão sư cùng đồ đệ liên hợp lại lừa người xem, cho nên liền ngừng cho phát triển.
Năm 1981 ở Thẩm Dương, mở họp thảo luận về quy tắc thi đấu thôi thủ, tôi tham gia. 1982 năm về sau, thi đấu thôi thủ kiểu mới liền bắt đầu thí nghiệm, cũng hoàn toàn thay thế thôi thủ kiểu cũ. Thôi thủ cùng tán thủ cơ hồ là đồng thời được bắt đầu chuyên môn hóa và phát triển, nhưng mà để nói thật thì đó chỉ là trên lời nói, tán thủ càng ngày càng hoàn thiện, càng ngày càng thành công, thôi thủ lại càng ngày càng xuống dốc. Thứ nhất mất đi người xem, thứ nhì lại mất đi Thái Cực quyền nội hàm. Đã không có cái xác, cũng không ra cái hồn.
Thôi thủ đối luyện ở đầu thập niên 60 đã từng phổ biến một thời. Khi đó, Bắc Kinh mỗi khi trời ấm áp một chút thì đông thành, tây thành, Bắc Hải đều có sân thể dục ngoài trời, mỗi năm đều cử hành rất nhiều lần những buổi võ thuật biểu diễn. Mùa hè, mùa đông ở sân thể dục ngoài trời, một buổi biểu diễn Thái Cực mà nói, người xem chật như nêm cối. Dương Vũ Đình lão tiên sinh cũng đi xem, dọn một cái ghế dài nhỏ, ngồi ở trong đám người, đây đều là tôi chứng kiến. Khi đó tất cả mọi người đều thích xem những buổi diễn như vậy, vé vào cửa một mao tiền.
Những vị lão võ thuật gia đều sáu bảy mươi tuổi, Ngô Bân Lâu lão sư biểu diễn đao lý gia tiên ( bài Tiên- một lại vũ khí), Thân Tử Tựu biểu diễn công phá và ngoại công, Trương Văn Bình biểu diễn nhào lộn.
Kế đó, nội gia quyền buổi biểu diễn lại dành riêng phía sau, có buổi có đủ Thái Cực, Bát Quái, Hình Ý biểu diễn , cũng có buổi chỉ biểu diễn Thái Cực mà thôi. Khi đó buổi diễn mời tới vị lão tiền bối niên kỷ lớn nhất là gần 90 tuổi Lý Nghiêu Thần lão tiên sinh, các vị lão tiền bối khác còn có Trần Tử Giang, Lạc Hưng Võ ( hình ý ), Thôi Nghị Sĩ, Vương Tử Anh, Dương Vũ Đình, Từ Trí Nhất, Ngô Đồ Nam. Tuổi trẻ hơn một chút có Thượng Vân Dung, Vương Đạt Tam, Lý Bỉnh Từ, Lưu Cao Minh, Tống Chí Bình, Tôn Phượng Thu. Khi đó tại Bắc Kinh, Thái Cực quyền chủ yếu là Dương thức cùng Ngô thức. Mỗi lúc biểu diễn bắt đầu, trước tiên là Lý Bỉnh Từ cùng Lưu Cao Minh hai vị lão sư biểu diễn quyền giá, Thái Cực kiếm, Thái Cực đao. Sau đó là Tôn Phượng Thu, Tống Chí Bình tiền bối, hai vị này ở  độ tuổi trung niên, đi một chút bộ pháp, luyện thôi thủ. Phần sau thì đều là nhóm các vị lão tiên sinh biểu diễn, đầu tiên sẽ cùng nhau giảng giải hay bàn luận quyền pháp, cuối cùng sẽ là biểu diễn thôi thủ, đây là phần được hoan nghênh nhất. Tôi nhớ rõ vừa mới bắt đầu thì người ra biểu diễn chính là Dương Vũ Đình, Thôi Nghị Sĩ, Từ Trí Nhất, Ngô Đồ Nam, sau lại Vương Tử Anh, Hách Giai Tuấn lần lượt các vị lão tiền bối đều ra biểu diễn. Lúc đó có nhiều thời điểm, người xem đông đến nỗi ngay cả chỗ ngồi cũng đều không có.

Lý Nghiêu Thần lão tiên sinh
Thế nhưng, khi mà thôi thủ đổi thành cạnh kỹ[1] về sau trở đi, người xem càng ngày càng ít, thậm chí người biểu diễn so ra còn nhiều hơn cả người xem. Hoàn toàn mất đi quần chúng cơ sở.
Tiếp theo, thôi thủ thi đấu ngày nay hoàn toàn mất đi Thái Cực quyền nội hàm. Hiện tại thôi thủ thi đấu, không chỉ có hoàn toàn không thể hiện được cái nội hàm của Thái Cực quyền đó là “ dĩ tĩnh chế động, lực tòng nhân tá, xá kỷ tòng nhân, tứ lạng bạt thiên cân”, thậm chí mất đi cơ bản kỹ thuật. Có người nói hiện tại thôi thủ giống đấu vật, kỳ thật tôi phải nói là đến cả đấu vật cũng không bằng, bởi vì đấu vật bên trong đó còn có kỹ xảo, hiện tại thôi thủ thi đấu chỉ có thể nói là “đấu bò”. Có người còn phát minh phương pháp huấn luyện tương ứng với đấu bò thật, tỷ như ở bờ cát đẩy xe cút kít đầy đá. Nhiều năm như vậy về sau, nội hàm đã không có, người xem cũng đánh mất.
Lấy một cái ví dụ như vậy, chúng ta dẫu không nên đối với thôi thủ thi đấu quá khắt khe, nhưng mà phải nói thật, loại hình thôi thủ thi đấu thực sự đã đi vào ngõ cụt.
Cứu lấy Thôi Thủ thi đấu một con đường sống
Trước đây một thời gian, tôi phát hiện trên 《 thế giới Thái Cực diễn đàn mạng》 một thiên văn chương. Bài văn nhắc tới việc tác giả và đệ tử của họ đã lấy được thành tích tốt trong giải đấu thôi thủ. Giọng văn không có đắc chí, mà là đối với thôi thủ trong hiện tượng thi đấu kiểu “đấu bò” suy ngẫm. Đây đúng là một việc đáng mừng. Hiện tại, Trung Quốc các ban ngành liên quan cũng đối với thôi thủ thi đấu thử nghiệm kiểu này nhiều năm như vậy rồi, để dẫn tới tình trạng như ngày này cũng nên tiến hành tổng kết cùng suy nghĩ lại, hy vọng đây là một cơ hội, có thể làm Thái Cực thôi thủ trở về đến bản chất vốn có của nó.
Thái Cực thôi thủ từ bản chất của nó mà nói, là phương thức thao luyện độc đáo của Thái Cực quyền, nó là một loại phương thức huấn luyện. Luyện Thái Cực quyền không đánh mộc nhân thung, không đấm bao cát, không ai lại đi va cột gỗ. Nó yêu cầu dùng người làm đối tượng thao luyện, mà cụ thể biểu hiện ra ngoài chính bằng Thái Cực thôi thủ. Bản thân Thôi thủ cũng không phải thực chiến, nhưng là thông qua nó luyện tập dần dần bồi dưỡng cả hai người đối luyện gia tăng độ nhạy, thông tĩnh lực[2]. Loại bài tập này, dần dần củng cố thành phản xạ của cơ thể con người, sau đó ở trong thực chiến mới có thể không trải qua quá trình sử dụng tư duy tại chỗ, trực tiếp phản ứng lại như một phản xạ chiếm tiên cơ. Loại này công phu tạm thời gọi là “Thái Cực kình”[3],muốn luyện ra loại Thái Cực kình này, nhất định phải dựa theo 《 Thái Cực quyền luận 》của Vương Tông Nhạc tông sư mới có thể luyện ra, nó không phải lực lượng cơ bắp, càng không nên dùng ngoại lực để gia công.

Thầy trò lớp Thái cực chụp ảnh chung ( hàng phía trước thứ 2 từ trái sang Quách Tùng Đình, thứ 3 Vương Mậu Trai, thứ tư Triệu Thiết Tam; xếp sau Vương Mậu Trai là nhi tử  Vương Tử Anh)
Trước kia, tôi tập luyện tại nhà Vương Mậu Trai tiên sinh (1862-1940), là vào thời điểm trước giải phóng, lão tiên sinh vì huấn luyện thôi thủ, trong nhà đều là sử dụng sàn gạch men sứ, mỗi ngày dùng dầu chà bóng loáng, rất là trơn, người bình thường nếu không chú ý đều đứng không vững, năm đó tôi đến nhà Vương lão sư học quyền, tại đây luyện thôi thủ trên mặt sàn như vậy. Ở Vương gia, chỉ cần Vương Tử Anh tiên sinh nhìn thấy có người lén dùng sức, lập tức liền nói cho người đó “ngươi không cần tới, ngươi cũng không cần luyện Thái Cực quyền”. Loại này “Sử lực khí đích hoạt” [4]không phải Thái Cực quyền, cũng không cần luyện. Khắt khe là thế cho nên, rất nhiều người từ Vương gia hai đời tông sư thái cực( Vương Mậu Trai và Vương Tử Anh ) học tập được vô số điều minh ngộ, cho nên lúc đó Ngô thức Thái Cực quyền thế hệ thứ ba là Lưu Quang Đấu, Dương Vũ Đình, Trương Kế Chi, Lý Văn Kiệt, Tào Ấu Phủ chờ thụ giáo Vương Mậu Trai tiền bối. Ngô thức Thái Cực thế hệ thứ tư: Lưu Vãn Thương, Lý Kinh Ngộ, Ôn Minh Tam, Tôn Phượng Thu hay Ngô thức Thái Cực quyền đời thứ năm : Mã Trường Huân, Đới Ngọc Tam, Triệu Đức Phụng, Lý Thụ Tuấn chờ đợi nửa đời người được đến thỉnh Vương Tử Anh tiên sinh trực tiếp truyền nghề.
Lúc mà Lưu Vãn Thương lão sư dạy tôi, có nói nhiều nhất một câu đó là: Đừng dùng sức. Lưu lão sư công phu thâm sâu, chạm lên người tôi rung một cái liền khiến tôi đi ra ngoài hai ba trượng. Sư gia Vương Tử Anh công phu càng đáng sợ, lão sư đến rung tay cũng không thấy, cũng nhìn không ra, cái mà  Vương lão sư giảng chính là “Thái Cực thôi thủ không cần tay”.
Hiện tại, rất nhiều người đều cường điệu việc thực chiến, càng cường điệu lên thì đích thị càng không có mà sử dụng. Mặc kệ là thắng vẫn là thua, đó là sử dụng “Thái Cực quyền” mà thắng sao? Đó là “ Tứ lạng bạt thiên cân sao?” Các người là đem đối thủ đẩy ra ngoài hay là không thì tôi xem đều là dùng sức khí đẩy ra ngoài, tức là đi xô đẩy nhau. Đây không phải Thái Cực quyền, cùng Thái Cực quyền không có quan hệ.
Cho nên, từ góc nhìn của quốc gia mà nói, nếu là muốn chân chính khai quật Thái Cực quyền nội hàm công phu, nếu nguyện ý  học tập thôi thủ, yêu thích loại vận động học thuật này, nên nghiêm túc học tập quyền lý, theo lý luyện tập mới có thể không đi lệch hướng. Hiện tại phần lớn công viên mỗi tuần đều có người mang sở thích tụ tập ở bên nhau nghiên cứu, diễn luyện thôi thủ. Nhưng nhìn kỹ thì những người dùng thôi thủ đấu sức không phải là ít. Chúng tôi cho rằng sở dĩ sử dụng thôi thủ để đấu sức, vẫn là do quyền lý không rõ, cần thiết phải gia tăng học tập quyền lý.
Lại nói, tìm cho thái cực thôi thủ một con đường sống ở đâu?
Biểu diễn một là có thể triển lãm Thái Cực thôi thủ tài nghệ, hơn nữa biểu diễn cũng có thể là một sự thi đấu nữa. Cần gì phải biết hắn là ai, ai biểu diễn giống “Thái Cực quyền”, ai biểu diễn phù hợp 《 Thái Cực quyền luận 》, ai có thể thể hiện ra được Thái Cực “Nhược giả đạo chi dụng, phản giả đạo chi động” nội hàm, người đó liền được công nhận là xuất sắc. Mặc kệ thiệt hay giả, ít nhất đấy là một sự giới thiệu, chân chính Thái Cực thôi thủ là cái hình dạng này đây, ít nhất ở hình thức cùng vẻ ngoài thượng hẳn là như vậy.
“Giả tác chân thời chân diệc giả” (Giả làm thật khi thật cũng giả), Đạo gia giảng “Mượn giả tu chân”, thời gian dài, cũng liền biến thành thật sự. Lại nói, nếu là từ lúc bắt đầu từ căn bản đã sai rồi, anh tiêu phí sức lực càng lớn, chỉ có thể khoảng cách đối với Thái Cực quyền càng xa hơn. Cái đó gọi là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, sai một ly đi nghìn dặm.
Từ ý nghĩa này mà nói, tìm cho Thái Cực thôi thủ “Biểu diễn” một con đường sống, cũng là cho Thái Cực quyền một con đường sống, cũng là con đường để cho hậu nhân có thể biết được Thái Cực quyền chân chính là thế nào.
Chú thích :
[1] Kỹ thuật cạnh tranh
[2] Nguyên văn : 松静力 Tùng Tĩnh Lực hay Thông Tĩnh Lực, có thể mang ý là 1 dạng power Train, đường truyền lực
[3] Nguyên Văn: 劲 có thể phiên âm là Kính hay Kình
[4] Nguyên Văn: 使力气的活 – sử dụng khí lực , ý chỉ lực lượng cơ bắp thô thiển
Bổ sung: Ngô thức Thái Cực là hệ thống thái cực nhiều người theo tập thứ 2 trên thế giới theo Dương Thức. Ngô thức bắt nguồn từ Ngô Toàn Hựu, một tướng lĩnh bát kỳ người Mãn đổi sang họ Ngô, ông học Thái Cực từ Dương Lộ Thiền. Vương Mậu Trai tiên sinh trong bài có đề cập là đệ tử của Ngô Toàn Hựu, là một thương gia buôn gạch ngói ở Bắc Kinh, cũng là danh sư Thái Cực Quyền. Lịch sử quyền thuật là một bộ môn rất phức tạp, trên đây, bài văn chỉ đi sâu vào việc tập luyện thôi thủ, muốn biết rõ hơn về Quyền Thuật Trung Hoa phát triển rực rõ vào thời Thanh Mạt Dân Quốc, cần bỏ công sưu tầm và đọc nhiều tài liệu hơn. Cá nhân mình tập Trần Thức Thái Cực đã hơn 3 năm, nhưng càng ngày càng thấy quyền thuật là một bộ môn cực kỳ khó và cần áp dụng kiến thức khoa học rất nhiều.

Bản chuyển ngữ phi lợi nhuận của Vũ Hoàng Nhật Tân. Copy nhớ để lại tên người chuyển ngữ, tên nhóm dịch Tinh Tú Các. Người chuyển ngữ chịu trách nhiệm về bản chuyển ngữ này. Kính mong nhận được đóng góp bàn luận
Dự án nghiên cứu võ thuật của tụi tớ đang làm thì đổ bể, nhưng cũng thấy tiếc vì bỏ công, thấy vui vì được hoạt động cùng nhau. reup lên đây cho vui