bìa sách cuốn 1984 của George Orwell
bìa sách cuốn 1984 của George Orwell
Năm 1946, trong cuốn Một Chín Tám Tư (Tựa gốc là Nineteen Eighty-Four) của mình, nhà văn George Orwell đã viết rằng ngôn ngữ chính trị “được thiết kế để làm cho những lời nói dối nghe có vẻ trung thực và việc mưu sát thì đúng đắn, đồng thời mang đến cho làn gió thuần khiết một vẻ ngoài vững chắc.” Điều ông thực sự muốn nói tới chính là lối nói nước đôi đang rất được giới truyền thông và kinh doanh ưa thích.
William Lutz, nhà ngôn ngữ học người Mỹ đã định nghĩa Nói chuyện nước đôi như thế này:
LỐI NÓI NƯỚC ĐÔI LÀ LOẠI NGÔN NGỮ ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ TRỐN TRÁNH TRÁCH NHIỆM, KHIẾN CHUYỆN CHƯỚNG TAI GAI MẮT TRỞ NÊN DỄ CHỊU, THỨ XẤU XÍ TRỞ NÊN THU HÚT. VỀ CƠ BẢN NÓ LÀ LOẠI NGÔN NGỮ GIẢ VỜ ĐỂ GIAO TIẾP NHƯNG RÕ RÀNG KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY, LÀ LOẠI NGÔN NGỮ ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ GÂY HIỂU LẦM TRONG KHI VẪN RA VẺ VÔ TỘI.

Phân loại các lối nói nước đôi

Lối nói nước đôi lợi dụng sự không rõ ràng của ngôn ngữ để bẻ cong sự thật, mô tả sự vật sự việc sao cho có lợi nhất cho người nói. Cách nói này không phải do lỡ lời mà được sử dụng bởi những cá nhân rất tinh vi trong giao tiếp. Họ thực sự muốn mọi chuyện trở nên khó hiểu để thao túng người đọc, người nghe nhằm đạt được ý đồ định sẵn. Theo William Lutz, có 4 cách để nói chuyện nước đôi, đôi khi người ta có thể phối hợp giữa các cách lại với nhau để ra hiệu quả thoả mãn nhất.
1. Nói giảm nói tránh: sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn để bẻ cong thực tế, khiến sự vật sự việc đỡ nghiêm trọng và đáng sợ hơn.
2. Thuật ngữ: sử dụng những thuật ngữ chuyên môn với người không thuộc chuyên ngành nhằm gây ấn tượng, chứng tỏ trình độ…
3. Từ khó hiểu ít gặp: sử dụng những câu từ phức tạp, ít phổ biến trong thời đại khiến người nghe khó hiểu, nhằm đánh lạc hướng và che giấu câu chuyện đằng sau.
4. Ngôn ngữ thổi phồng: chọn lựa những từ ngữ nghe có vẻ quan trọng để mô tả những sự việc, sự vật bình thường phổ thông.

Các công ty đã sử dụng lối nói nước đôi như thế nào?

Lối nói nước đôi là một tệ nạn trong ngôn ngữ, sử dụng chúng trong giao tiếp rõ ràng là cố tình lừa lọc đối tác. Mặc dù là như vậy, lối nói nước đôi vẫn liên tục là công cụ ưa thích của nhiều công ty, tổ chức. Dưới đây là một số cách họ vẫn dùng để đánh lạc hướng tâm trí của bạn.
Trên các tem nhãn bao bì thực phẩm: chúng ta dễ dàng bắt gặp những nhãn sản phẩm đề: tự nhiên naturally, không chất béo chuyển hóa no trans fat, tốt cho sức khỏe healthy, ít calo less calories, làm ngọt tự nhiên sweetened naturally… Tất cả đều được sử dụng lối nói nước đôi không rõ ràng để khiến người tiêu dùng hiểu nhầm rằng sản phẩm của họ tốt cho sức khỏe. Ví dụ như sữa Milo của Nestle được tuyên truyền là bữa sáng dinh dưỡng cho trẻ em nhưng thực chất 40% thành phần chính sản phẩm này lại là đường.
Thành phần sữa milo: ngoài đường thì milo còn được bổ sung thêm siro glucose (cũng là đường) để tạo ngọt
Thành phần sữa milo: ngoài đường thì milo còn được bổ sung thêm siro glucose (cũng là đường) để tạo ngọt
Trong các quảng cáo tiếp thị: Trong một chiến dịch quảng cáo mỹ phẩm thân thiện với môi trường, Innisfree Hàn Quốc đã phải xin lỗi công chúng vì lọ tinh chất được làm bằng giấy của họ hoá ra lại là lọ nhựa được che giấu bằng một lớp giấy dày bên ngoài (*). Hoặc nhiều quảng cáo điện thoại Samsung đều tuyên bố Galaxy S7 có thể sử dụng được dưới hồ bơi và biển nhưng thực tế không phải như vậy (**).
bao bì giấy của Innisfree
bao bì giấy của Innisfree
Trong chính công ty của bạn: khi sếp của bạn thông báo “cắt chi tiêu” thực chất điều này sẽ đồng nghĩa với cắt lương hoặc phúc lợi hay tệ hơn là sa thải bớt nhân sự.
Trong các tin tức về khoa học: đôi khi bạn đọc được nhiều mục tin có kiểu viết như thế này “theo một nghiên cứu gần đây cho thấy trà xanh có tác dụng chống ung thư” Hay “trong một thí nghiệm của trường xyz sử dụng kem chống nắng có thể bị ung thư”. Tất nhiên bạn sẽ không tin hoàn toàn nhưng cảm xúc của bạn về sản phẩm được nhắc tới sẽ bị chi phối và kết quả dễ thấy là bạn sẽ mua nhiều hơn hoặc tránh xa một loại hàng hoá nhất định.
Trong các hợp đồng: sử dụng nhiều từ ngữ chuyên môn khó hiểu, hoặc các điều kiện hợp đồng không rõ ràng kết hợp với in cỡ chữ siêu nhỏ gây nhầm lẫn cho người đọc. Điều này đặc biệt dễ gặp trong các hợp đồng mua bán nhà đất, hợp đồng sử dụng sản phẩm trí tuệ. Nổi tiếng nhất là sự vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ của hoạ sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị.

Ngôn ngữ là thứ vũ khí mềm dẻo nhưng sắc bén

Ngôn từ rất trừu tượng nhưng lại có thể trở thành thứ vũ khí sắc bén cho bất kỳ ai biết cách sử dụng. Rất nhiều tin giả, giả khoa học đã được xuất bản và được nhiều công chúng tin tưởng nhờ vào khả năng thuyết phục của người viết. Họ khéo léo sử dụng các từ ngữ mơ hồ dễ gây hiểu lầm, phóng to hoặc ém nhẹm đi sự thật cần được công bố, tiện tay sử dụng những bằng chứng khoa học chưa được xác minh để tăng độ uy tín cho bài viết của mình. Họ rõ ràng biết rằng phần đông công chúng không thể kiểm chứng được tính xác thực của các nghiên cứu này, nhờ vậy họ dễ dàng công bố thông tin mà không gặp nhiều  trở ngại. Về lâu dài, như Joseph Goebbels, bộ trưởng tuyên truyền phát xít Đức, vẫn hay nói “Một lời dối trá nếu được lăp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật”.
Trong cuộc sống, đúng và sai luôn tồn tại đồng thời, những thứ đứng ở ranh giới đó hay vùng xám đạo đức dễ dàng bị bẻ cong dưới miệng lưỡi của những kẻ hùng biện tài năng. Mỗi khi một sự việc được kể lại, tuỳ theo mục đích của người kể mà câu chuyện sẽ bị bóp méo ít nhiều. Hãy cẩn thận nghe lại câu chuyện từ góc nhìn của nhiều cá nhân khác nhau và tự đưa ra kết luận cho mình. Cụ thể hơn, đừng vội đánh giá một câu chuyện từ một phía, thay vào đó bạn nên tìm thêm các góc nhìn khác của sự việc và tự mình rút ra kết luận. Chăm chỉ rèn luyện sự tỉnh táo và tư duy phản biện là cách duy nhất để bảo vệ mình khỏi sự dối trá của lối nói nước đôi đáng rất phổ biển trong xã hội ngày nay.
(*)https://malaysia.news.yahoo.com/k-beauty-brand-innisfree-apologises-090751936.html
(**)https://edition.cnn.com/2019/07/04/tech/samsung-australia-lawsuit/index.html