Bạn có phải là kẻ mơ mộng, mãi nhìn ngắm bầu trời?
Mỗi ngày bầu trời xanh kia đều không giống nhau, và có khi nào bạn tự đặt câu hỏi vì sao lại có những sự thay đổi ấy chưa? Và những đám mây mang nghĩa gì?
Thật thú vị rằng đám mây cũng như dấu vân tay, hay vân tai của người sẽ không bao giờ giống nhau, cho nên dù bạn có nhìn lên bầu trời mỗi ngày thì cũng chẳng thể nào chán được.
Hơn thế, những đám mây kia còn có thể dự báo trước nhiều điều hoặc cho chúng ta biết được nhiều điều nhờ vào màu sắc và độ cao của chúng như: thời tiết ( đẹp trời, sắp mưa, nắng, khô hanh,…), mùa trong năm,…
Bài viết nay chỉ giúp tiết lộ một vài sự thật thú vị về mây và công dụng của mây đến bạn.
Từ nhỏ chúng ta đã biết mây được hình thành nhờ hơi nước bốc lên, gặp lạnh, ngưng tụ trong không khí. Hoặc bất ngờ hơn khi nhiều người không biết được rằng những đám mây nhẹ tênh trên bầu trời đó có thể nặng đến vài tấn. Mây thực chất nặng hơn không khí rất nhiều, nhưng vì nhưng không khí ấm xung quanh nên nó không rơi xuống và lơ lửng trên bầu trời.
Màu sắc của mây
Các màu mây chủ yếu thường thấy ở Việt Nam là trắng, đỏ cam, vàng, ánh tím, xám. Thực chất, vì là những hạt nước nhỏ ngưng tụ, nên mây thường không có màu. Màu sắc chúng ta thấy được từ các đám mây thực chất là sự phản xạ/ hấp thụ/ tán xạ ánh sáng.
Hay nói một cách khoa học hơn là vì mật độ dày đặc của các giọt nước trong các đám mây làm cho ánh sáng bị phản xạ ra bên ngoài trước khi nó đi được vào trung tâm hay không.
- Những đám mây thường có màu trắng đó là vì mật độ hơi nước trong nó không quá dày đặc. Khi đó bầu trời thường nắng ráo, ít mây và mây mỏng, ánh sáng Mặt Trời dễ dàng xuyên qua nên chúng thường mang màu trắng
- Đỏ cam, ánh tím: Những đám mây lúc bình minh hay hoàng hôn có màu đỏ cam, ánh tím ( hoàng hôn ) là vì lúc đó mây rất dày, ánh sáng Mặt Trời phải xuyên qua một lớp khí quyển dày đặc và chỉ có ánh sáng đỏ và cam mới có bước sóng đủ mạnh để chiếu lên các đám mây, khiến chúng có màu đỏ cam đặc trưng.
- Hoặc hiếm hơn bạn có thể may mắn nhìn thấy được mây ngũ sắc. Nhưng những màu sắc sặc sỡ này thường báo hiệu cho việc nắng nóng sắp kéo dài.
Phân loại mây
Các đám mây thường được chia thành 2 loại chính là Mây lớp_ Stratus ( mây tầng ) và Mây đối lưu_ Cumulus( mây tích ). Sự phân loại này được dựa vào độ cao của mây tính từ mặt đất. ( từ bài thuyết trình trong hội Askesian_1802 bởi Luke Howard )
Theo đó, mây tầng là các đám mây xếp thành tầng, còn mây tích là các đám mây tròn hơn, chất thành đống, và thường bắt gặp vào những ngày nắng mát.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loại mây chính này bằng mắt thường nhờ vào hình dạng của chúng:
<i>Hình 1: Hình dạng cụ thể của các loại mây</i>
Hình 1: Hình dạng cụ thể của các loại mây
Từ 2 loại mây chính trên, mây được chia làm 10 loại.
<i>Hình 2: Độ cao thường thấy của các loại mây và đặc điểm thời tiết</i>
Hình 2: Độ cao thường thấy của các loại mây và đặc điểm thời tiết
1. Mây Trung tích:
Việt Nam đang bước vào giao mùa Xuân Hè, đây gần như là thời điểm thời tiết đẹp nhất trong năm. Đây là mùa mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những đám mây Trung tích (Altocumulus). Nếu một sáng đẹp trời, hơi ẩm ướt bạn bắt gặp những đám mây này thì có thể vào cuối ngày sẽ có mưa, giông hoặc thời tiết sẽ sắp chuyển lạnh. Việc nhận biết các loại mây như thế này có thể giúp bạn đề phòng trước những chuyến đi chơi ngoài trời hoặc chuẩn bị trước áo mưa cho mình chẳng hạn.
2. Mây Ti
Mây ti hay còn được biết đến như mây đuôi ngựa, được nêu trên ảnh 2 là báo hiệu thời tiết tốt nhưng nếu tầm nhìn bầu trời của bạn được phủ đầy bởi mây ti thì rất có thể thời tiết sẽ thay đổi đột ngột trong 24h tới, thường là sự giảm sút về nhiệt độ hoặc mưa.
3. Mây Ti tích
Mây ti tích thường xuất hiện vào những ngày lạnh đẹp trời mùa đông. Có nghĩa là những đám mây bạn thấy vào các mùa khác, nhìn tương tự, nhưng thực chất có thể là mây tích tầng và mây trung tích. Việc phân biệt các loại mây này dựa vào độ cao cách mặt đất của các đám mây, và gò mây ti tích thường nhỏ hơn 2 loại trên.
3. Mây ti tầng:
Bên cạnh khái niệm thường thấy của mây ti tầng trên ảnh, chúng ta còn dễ xác định vì chúng tạo thành một vầng hào quang trên bầu trời xung quanh cả mặt trời và mặt trăng. Mây ti tầng xuất hiện thường là dấu hiệu của thời tiết xấu (mưa), mưa vừa hoặc mưa nhỏ nhưng trong thời gian dài vào cuối thu đầu đông.
5. Mây tầng tích
Nếu bắt gặp mây tầng tích thì đó có thể dấu hiệu của mưa đá.
Mây tầng tích và trung tích thường có hình dạng giống nhau, nhưng dấu hiệu thời tiết của chúng lại có phần khác nhau, tuy nhiên không phải khó khăn để phân biệt chúng. Ngoài việc mây trung tích bay cao hơn, tuy nhiên mắt thường khó ước chừng được độ cao của các đám mây nên khi giơ bàn tay của bạn lên trời theo hường của đám mây. Nếu gò mây có kích thước bằng với ngón tay cái của bạn, đó là mây trung tích. (Nếu nó gần với kích cỡ nắm tay hơn, thì đó có thể là mây tích tầng). nhưng nếu đã có kiến thức nền tảng về 2 loại mây này, bạn cũng có thể dựa vào tính chất mùa, địa lý để phân biệt.
6. Mây vũ tầng
Nếu bạn thấy mây vũ tầng xuất hiện thì có nghĩa là trời sắp mưa. Mây vũ tầng là đặc trưng cơ bản của của những cơn mưa mùa xuân và hè. Mây vũ tầng không có hình dạng cụ thể, có màu xám sẫm đồng nhất, che khuất ánh sáng mặt trời bởi cấu trúc của các hạt nước trong mây dày đặc.
7. Mây tích
Mây tích hình thành vào những ngày nắng đẹp, trong trẻo khi mà mặt trời chiếu sáng trực tiếp mặt đất phía bên dưới (đối lưu hoàn toàn). Vì thế chúng nhận được danh hiệu những đám mây “thời tiết đẹp”. Mây tích thường xuất hiện vào cuối buổi sáng, phát triển, và sau đó biến mất vào buổi tối.
Phần đỉnh của mây ti tích tròn, phồng, và có màu trắng rực rỡ khi trời ngập nắng, trong khi phần đáy của chúng phẳng và tương đối tối.
8. Mây vũ tích
Mây vũ tích hay còn được biết đến như những đám mây giông bão. Vì vậy, nếu nhìn thấy chúng, bạn có thể chắc chắn rằng có một mối đe dọa thời tiết khắc nghiệt ở gần đó (ngắn nhưng mưa lớn, mưa đá và thậm chí có thể là lốc xoáy). Bằng mắt thường mây vũ tích giống như những đám mây được phát triển từ mây tích, ngoại trừ việc chúng mọc thành những tòa tháp rất cao với những phần trên phình ra trông giống như súp lơ. Ngọn mây vũ tích thường luôn được làm phẳng theo hình dạng của một cái đe hoặc lông vũ, chân mây thường mờ và tối.
9. Mây tầng
Mây tầng lơ lửng trên bầu trời như một lớp mây xám phẳng, dẹt, không có đặc trưng để phân biệt ở các cao độ nhỏ. Chúng giống như sương mù ôm lấy đường chân trời (thay vì mặt đất). Những đám mây tầng thường được trông thấy vào những ngày ảm đạm, u ám và thường có liên quan đến sương mù hay mưa phùn. Trong những tháng lạnh hơn, chúng có thể chịu đựng suốt cả ngày, làm cho cảnh quan trông ảm đạm hơn. Khi mùa xuân đến chúng xuất hiện vào lúc sáng sớm và phân tán vào ban ngày. Cho biết thời tiết tốt.
Nguồn: wikipedia