Ta dễ dàng cảm thấy bất mãn khi một tờ giấy trắng có vết mực . Mà quên mất còn rất nhiều khoản trắng chưa được sử dụng và rất dễ lưu tâm tìm thấy những điều bất như ý . Hay một người dễ dàng đay nghiến tổn thương trong quá khứ và một người khác dễ dàng lờ đi xem tổn thương của người khác là bình thường.
Trầm cảm sát thủ thầm lặng
Trầm cảm sát thủ thầm lặng
Một bài báo đăng tin một học sinh lớp 9 tự tử do kết quả thi kém . Ta dễ dàng nhận được những bình luận về : “lối sống giới trẻ quá dễ dãi dẫn đến có hành động cực đoan với khó khăn đầu đời” - “ gia đình dãi dỗ kiểu gì mà con cái tiêu cực thế ?” Hàng ngàn thước đó về đạo đức - hiếu hạnh - nhân quyền tiếp tục được đưa ra để đo lường giá trị của thể xác vừa trúc bỏ linh hồn . Các kết luận lạnh lẽo liên tục tưới tẩm lên một người đã chết “sống thế sống tiếp chất đất” . Và ta mặc định cuộc đời của câu bé lớp 9 đó là thất bại. Chứ không quan tâm đó là tiếng chuông cảnh tỉnh của bệnh trầm cảm đã đi vào tế bào gia đình tấn công những thành viên yếu thế nhất . Có quá nhiều tại sao cho hành động bốc đồng của cậu bé . Nhưng ko ai đặt mình vào hoàn cảnh của nạn nhân đã căng mình khổ sở như thế nào khi phải tự giải quyết những xung đột nội tâm không thể giải bày . Nhiều gia đình vì thân danh dòng họ đã để gánh nặng thành tích về điểm số lên bờ vai yếu ớt của những đứa trẻ hoặc nói trắng ra là con phải sống thay cuộc đời bố mẹ vì xưa bố mẹ chưa làm được nên giờ con phải làm . Bóp chết ước mơ của những đứa trẻ . Tiến sĩ trường Đại học Harvard Howard Gardner đã chỉ ra con người có 8 loại hình trí thông minh đa dạng khác nhau: Thông minh Nội tâm, Thông minh Giao tiếp, Thông minh Ngôn ngữ, Thông minh Logic – Toán học, Thông minh Hình ảnh, Thông minh Âm nhạc, Thông minh Cơ thể, Thông minh Thiên nhiên. Nhưng con nhà mình thì phải trên thông thiên văn dưới tường địa lý giữa thấu nhân tâm . Một đứa trẻ khi phải gánh trọng trách quá lớn và nội lực chịu đựng thì còn chưa cứng cáp . Thì cách duy nhất đó là tự mình giải thoát chính mình . Đó là cái nhìn chín chắn của đứa trẻ lớp chín . Chúng ta đã áp đặt cái nhìn của người trưởng thành lên cho một đứa trẻ . Và chưa bao giờ nhìn lại nếu cùng thời điểm người cha người mẹ người thầy cô đã có thể làm được tốt như trẻ chưa.
Khi nạn nhân biến thành đối tượng chỉ trích
Khi nạn nhân biến thành đối tượng chỉ trích
Một cặp vợ chồng chia tay ở độ tuổi 60. Lý do “người chồng mang tất hôi khi đi ngủ” . Và một loạt những tranh cãi xung quanh quyết định của người phụ nữ . Và mọi kết thúc hôn nhân thì thất bại đều chủ yếu nằm ở người phụ nữ không biết vun vén trong ngoài cho gia đình - nhà có tróc mái thì người phụ nữ vẫn phải giữ ngọn lửa ấm hàn gắn gia đình. Và tiếp theo là những chân ngôn lưu truyền kim cổ : “ làm thế rồi sao nhìn mặt dòng họ - rồi con con cái nghĩ gì - thôi sống đến từng tuổi này rồi ráng sống nốt trọn đời vì con vì cái” . Hàng loạt những thẩm phán giấy đã phán quyết người vợ , người bà , người chị với hằng hà sa số tội trạng lỡ dám sống vì mình. Kể lại người phụ nữ 40 năm trước bỏ dỡ việc học lánh thân về hậu phương để chồng an tâm khởi sự . Và nhận lại bao chua cay núp bóng sống bám nhà chồng - con heo nuôi còn đẻ mà con đàn bà không biết đẻ ( khi người vợ khó sanh ) . Những cơn mưa bạo hành ngôn ngữ , thể xác liên tiếp như các dây chuyền tự động của các Nhà máy . Niềm vui thì chôn nhẹm , nước mắt chỉ chực trào chan cơm bao năm bao tháng đổi lấy giấc ngủ ngon cho con cho cái . Rồi tới những buổi chiều tà bên dốc kia của cuộc đời người phụ nữ muốn sống cho bản thân thì thân phận nạn nhân bao nhiêu năm lại trở thành hung thủ phải đứng trước vành móng ngựa . Gần đây có tranh cãi về quan điểm “Ly hôn gia tăng là một tính hiệu tốt của tiến bộ xã hội” từ một đạo diễn . Về phần nào đó mình đồng ý với quan điểm này . Vì sẽ rất khốn khổ khốn nạn cho người phụ vì để duy trì hoà khí của gia đình mà người phụ nữ phải hy sinh . Ai cũng mưu cầu hạnh phúc . Nền tảng của hạnh phúc là mỗi thành viên phải tự biết yêu lấy mình . Khi yêu thương bản thân đúng cách ta sẽ biết cách đối xử với người khác bằng cử chị chân thành .
Những chủ đề không nằm trong phạm vi phổ thông : tận hưởng - selfie cùng những câu châm ngôn cắt ghép thì những vấn đề có độ sâu hơn : Trầm cảm - hưng cảm - rối loạn lo âu ( Tâm lý ) , chủ nghĩa khắc kỷ - lối sống tối giản - zero waste - sống chậm ( phong cách sống ) , triết học , ... đều rất khó tiếp cận và dễ bị né tránh do đó là những vấn đề khó gần . Cần nhiều kiến thức để phản biện . Nhiều người chọn né tránh hoặc xem nó là không tồn tại . Khi đó người nghe dễ dàng đưa ra các nhận định quán tính rất nhanh chóng - về những quan sát bề nổi và thiếu chiều sâu . Đơn cử về bệnh Trầm cảm - hưng cảm - rối loạn lo âu . Là căn bệnh WHO sắp vào vị trí thứ 2 đem lại gánh nặng cho toàn thế giới chỉ sau về bệnh lý mạch vành . Số lượng người tự tử do trầm cảm ngày càng tăng cao gấp 3-4 lần người chết do tai nạn giao thông . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm : di truyền - chấn thương tâm lý giai đoạn chưa trưởng thành như bạo hành gia đình , xâm hại tình dục ,... và lối sống thiếu khoa học khi trưởng thành. Nếu một người không cảm thấy hạnh phúc ở hiện tại là dấu hiệu của bệnh trầm cảm . Tuy nhiên - ít ai dám nói rằng tôi có triệu chứng trầm cảm , hưng cảm , rồi loạn lo âu ,... vì khi đó họ sợ bị xem nhưng một người mắc bệnh thần kinh , là một giống loài yếu đuối so với đồng loại . Họ ngại chia sẽ kể cả người thân trong gia đình vì chính người cha người mẹ trong gia đình đó cũng chưa bao giờ có được nhiều thông tin về nó và lời khuyên duy nhất là cứ quên nó đi thì mọi người sẽ qua . Và hậu quả của trầm cảm kéo dài là bạo hành ngôn ngữ , bảo hành gia đình , và đỉnh điểm là kết liễu bản thân
Các vấn đề chướng ngại tâm lý không thể được giải quyết khi ta chỉ vờ lơ nó đi hoặc xem nó như không có . Cách tốt nhất là nhìn nhận nó là có thật . Tôi có bệnh về tâm lý . Chấp nhận sống với bệnh tâm lý của mình .khi đó việc làm tốt hơn cuộc sống của bản thân là quan trọng trên hết - vì chính năng lượng của ta toả ra sẽ cộng hưởng đến những người xung quanh. Và tôi chủ động đối phó với bệnh tâm lý của mình chứ không bị động để nó hành hạ . Hiện tại đã có nhiều phương pháp chữa lành trầm cảm bằng phương pháp tự nhiên : thiền định , thực hành chánh niệm , gần gũi thiên nhiên , leo núi , các hoạt động vận động gắn liền với thiên nhiên ,...
Ý nghĩa tích cực của các vấn đề tiêu cực : là đòn bẩy của trãi nghiệm tâm lý - ta dễ cảm thông và nhận diện tâm lý của người có triệu chứng tương tự . Ta trở nên trầm tĩnh vì đã có kinh nghiệm xử lý khi tâm trạng có những tác động đột ngột . Giống như ngọc có dũa thì mới sáng
Trong trường hợp ta vẫn tiếp tục bị người khác kỳ thị hoặc dè biểu về mặt chưa tốt của mình : “ mày là thằng ái kỷ , tự kỷ , trầm cảm không giống ai - yếu sinh lý” . Ta sẽ không còn bị dày vò về những lời lẽ huỷ nhục đó nữa . Ta sẽ xem xét - Điều đó có thực không ? Nếu không ... thì quan tâm nó làm gì . Còn nếu thì ta có nên quan tâm những lời này hay không . Có 2 dạng thường thốt ra loại ngôn ngữ này :
+ Loại người tự cho mình là thánh nhân - sinh ra và lớn lên đã thoát ly hỉ nộ ái ố - bi hoan ly hợp - nên không hề có một tổn thương tâm hồn nào . Hoặc cố gồng mình với cái tôi giả tạo để che đi một nội tâm đầy vết sẹo . Vì thường người bị tổn thương là người dễ tìm ra cách làm tổn thương người khác . Không nên quan tâm lời nói của người giả tạo
+ 2 loại người quá thiếu trải nghiệm - ít trải nghiệm về kinh nghiệm sống và độ sâu về tâm lý . Vì việc trải nghiệm sẽ dẫn đến thiếu kiến thức và cuối cùng là kết luận những người mình không thể hiểu được là yếu đuối , khác người. Ta lại càng không quan tâm người thiếu kiến thức nói về mình
Vì vậy tiêu cực - tích cực , mặt phải - mặt trái cũng chỉ là các đối trọng của vấn đề . Nó sẽ không có đúng và sai mãi mãi . Các tốt nhất ta nên chấp nhận nó và chủ động đồng hành cùng nó với kiến thức và trải nghiệm của bản thân.
Chấp nhận sự hai mặt của vấn đề - và đồng hành chủ động
Chấp nhận sự hai mặt của vấn đề - và đồng hành chủ động