Lí do đơn giản đằng sau là khi khách hàng nói “Em thiết kế thế này không đẹp, thế kia mới đẹp” thì mình nên phản ứng như thế nào?
Trường hợp 1: Đồng ý với khách hàng.
Chấp nhận rằng cái “đẹp” với mình và cái “đẹp” với mỗi khách hàng là không giống nhau.
Chấp nhận cầm tiền và làm theo cái “đẹp” đối với khách hàng.
Trường hợp 2: Không đồng ý với khách hàng.
“Khách này không có gu, chẳng biết gì về thẩm mỹ cả. Mình mới là người được học và rèn luyện về lĩnh vực này, không phải họ”
Câu chuyện tiếp theo là câu chuyện dành thời gian thuyết phục khách hàng theo ý mình. 
Thuyết phục thành công, nhận job.
Thuyết phục không thành công, bay job hoặc trở lại với trường hợp 1.
Việc này thực ra không hề mới, trong quá trình lớn lên, hầu hết chúng ta đều đã từng có trải nghiệm về câu chuyện sở thích cá nhân. Có thể là khi tranh cãi với đứa hàng xóm rằng “ô ăn quan” không hay, “nhảy dây” mới hay. Hoặc là với đứa bạn cùng bàn rằng môn Hóa chán òm, môn Vẽ mới là chân ái. Hay khi tranh luận với ace trong nhà rằng búp bê barbie nên mặc váy màu đỏ thay vì màu hồng.
Phần  lớn sau mỗi trường hợp, cách giải quyết khá tương đồng, hoặc là đấm  nhau chí chóe hoặc là “Ờ thế mày thích màu đỏ, còn tao thích màu hồng  được chưa? Không cãi nhau nữa.”
(Nhưng cả hai cùng thích búp bê barbie nhé ahihi)
Let's agree to disagree - Cùng đồng ý là mình không đồng ý với nhau.
Điều lúc này ta đang làm là cố gắng để cả hai ngừng tranh cãi và không vướng vào rối ren không hồi kết, không phải là cố gắng để học về những sự thật quan trọng của thẩm mỹ.
Sự thật nửa vời này mang lại mâu thuẫn với những điều khác. Nếu "gu thẩm mỹ" chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân, ai làm gì theo ý thích mình cũng được, thì vì điều gì mà bạn nghe những người khác nói rằng Leonard, Michelangelo, Raphael là những nghệ sĩ tuyệt vời?
Nếu  nhắc đến “gu thẩm mỹ”, rất nhiều người sẽ nói với bạn rằng “gu thẩm mỹ là yếu tố chủ quan”. Họ tin vào điều này bởi vì họ thực sự cảm thấy như vậy. Khi họ thích một thứ gì đó, họ không biết tại sao. Đó có thể là nó  “đẹp”, hoặc vì cha mẹ họ đã có một cái tương tự, hoặc vì họ thấy nó trên tạp chí với một ngôi sao nổi tiếng, hoặc vì họ biết là nó đắt tiền.
Rất nhiều thông tin mà ta có trong quá trình lớn lên đến từ TV, đài báo, tạp chí, hoặc ta được nghe người khác nói như vậy.
Ta có thể đều đã nghe tới cụm từ “định hướng truyền thông” hay “dẫn hướng dư luận” từ truyền thông.
Có bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật mà ta có thể tin? Và dựa vào đâu ta tin những điều đó?
Hãy thử nhắc tới kim cương, biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, quyền lực, giàu sang, tình yêu, hôn nhân
.Từ đâu ta có niềm tin rằng một viên đá sáng bóng gắn với cái đẹp, quyền lực, giàu sang, tình yêu, hôn nhân?
Link tham khảo:https://cafebiz.vn/.../kim-cuong-de-beers-vu-boc-phet-vi...https://www.businessinsider.com/history-of-de-beers-2011...
Hay con người có thực sự tiến hóa từ loài vượn?
Đối với chúng ta, những người thiết kế, nếu có một thứ gọi là vẻ đẹp, chúng ta cần phải có khả năng nhận ra nó. Chúng ta cần gu thẩm mỹ tốt để tạo ra những thiết kế tốt. Thay vì coi vẻ đẹp như một thứ trừu tượng vô  hình, chúng ta hãy thử coi nó như một câu hỏi thực tế:

Làm thế nào để bạn tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt?

Dù ta làm công việc gì, ta có bản chất tự nhiên muốn làm tốt hơn. Diễn viên muốn tăng người theo dõi, nhà văn muốn viết nhiều tác phẩm tốt hơn, cầu thủ thắng trận bóng, CEO tăng thu nhập. Đó là một vấn đề của niềm  tự hào và niềm vui thực sự, để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Nhưng nếu công việc của bạn là thiết kế, và không có gì gọi là đẹp, thì làm cách nào để bạn biết bạn làm tốt hơn? Nếu gu thẩm mỹ chỉ là  sở thích cá nhân, thì mọi người đã hoàn hảo sẵn rồi: bạn thích bất cứ  thứ gì bạn thích, và thế là hết câu chuyện.
Nói rằng gu thẩm mỹ chỉ là sở thích cá nhân là một cách tốt để ngăn ngừa tranh chấp. Vấn đề là, nó không đúng. Bạn sẽ cảm thấy điều này khi bạn bắt đầu thiết kế.
Tương  tự như bất kỳ công việc nào khác, khi bạn tiếp tục thiết kế, bạn sẽ thiết kế tốt hơn, nhanh hơn, tối giản hơn,.... gu thẩm mỹ của bạn sẽ thay đổi. Và nếu bạn đang làm thiết kế tốt hơn, đồng nghĩa với việc gu trước đây của bạn của bạn không chỉ khác mà còn là tệ hơn hiện tại.
 Gu thẩm mỹ của bạn đã thay đổi như thế nào? 
 Khi bạn mắc lỗi, điều gì làm bạn mắc phải chúng?
Như vậy hẳn phải có các tiêu chí nào đó để có thể đánh giá thiết kế tốt và chưa tốt. Những tiêu chí đánh giá đó có thể là gì? Cùng bàn tới trong số sau nhé.
Ok, mình xin kết thúc số này tại đây.
Hẹn gặp lại các bạn trong số tới!
#High_on_Sharing
#Delnary_Topic