Cuộc đời đầy bi kịch của Virginia Woolf để lại những dấu ấn trong tác phẩm "Bà Dalloway" như thế nào
"Ngày 28 tháng 3 năm 1941, Virginia Woolf gia nhập hàng ngũ những nhà văn thiên tài đã tự kết thúc cuộc đời mình. Ra đi ở tuổi 59, bà đã kịp để lại những tác phẩm nay đã thành kinh điển của chủ nghĩa hiện đại Anh cũng như văn học thế giới.
Virginia Woolf (1882 - 1941) là tiểu thuyết gia, nhà văn tiểu luận người Anh, một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỉ 20.
Cùng với Marcel Proust và James Joyce, Woolf đã tiên phong trong việc sử dụng “Dòng ý thức như một công cụ trần thuật”, Woolf đã dành toàn bộ năng lực và sức sáng tạo của mình cống hiến cho văn học và trở thành một trong những nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện đại.
Woolf đã trải qua một cuộc đời đầy bi kịch. Không được đến trường mà được bố dạy dỗ tại tư dinh của gia đình ở Hyde Park Gate. Tuổi thơ của bà chìm trong những chấn động tâm lý dữ dội và liên tiếp – anh trai cùng mẹ khác cha lạm dụng tình dục, năm 13 tuổi mẹ qua đời, và trong vòng 9 năm tiếp theo, bà liên tiếp phải chịu tang bố, chị gái, và anh trai.
Chuỗi bi kịch khủng khiếp này tác động sâu sắc đến Virginia Woolf. Những "cơn điên" của bà xuất hiện từ rất sớm và gắn liền với con người nhà văn bên trong Virginia Woolf, và chính Woolf cũng đã cảm nhận rất rõ điều này khi cầm bút. Hai vợ chồng nhà Woolf không có con bởi Leonard tin rằng Virginia không có đủ sức mạnh tinh thần và thể chất để làm mẹ. Bà liên tục phải đối mặt với chứng biếng ăn, mất ngủ và bệnh đau đầu. Rất nhiều những cơn trầm cảm đến với Woolf sau mỗi lần bà thoàn thành một cuốn tiểu thuyết.
Sau những nỗ lực cuối cùng chống lại cảm giác điên loạn của mình, ngày 28/3/1941 bà nhét đầy đá vào các túi áo và nhảy xuống dòng sông Ouse gần nhà tự vẫn. Bà đã kết thúc cuộc đời đầy bi kịch cùng chuỗi ngày điên loạn ấy và để lại cho nền văn học những tác phẩm nổi tiếng thế giới như: Ngày và Đêm, Căn phòng của Jacob, Bà Dalloway, Đến ngọn hải đăng, Orlando, Căn phòng riêng, Ba đồng tiền vàng…
Những cơn "điên loạn" của thần kinh được miêu tả rõ nét và sống động qua cuộc đấu tranh dữ dội của nhân vật Septimus - một cựu chiến binh bị hậu chấn tâm lý sau khi tham gia Thế chiến I - Nhân vật song song trong tác phẩm "Bà Dalloway".
Mối tình đồng giới của bà với nhà văn Vita Sackville-West cũng được thể hiện trong tác phẩm Bà Dalloway với mối quan hệ của Bà Dalloway và Sally.

Gemma Arterton (phải) trong vai Vita Sackville-West và Elizabeth Debicki trong vai Virginia Woolf
Cái kết bi kịch của Septimus cũng là cái kết mà Woolf đã dự báo trước trong tác phẩm về số mệnh của bà về sau.
"Ngày 28 tháng 3 năm 1941, Virginia Woolf gia nhập hàng ngũ những nhà văn thiên tài đã tự kết thúc cuộc đời mình. Ra đi ở tuổi 59, bà đã kịp để lại những tác phẩm nay đã thành kinh điển của chủ nghĩa hiện đại Anh cũng như văn học thế giới: Bà Dalloway, Đến ngọn hải đăng, Orlando, và cuốn tiểu luận Căn phòng riêng. Bà tự trầm sau một cuộc đời vật lộn với chứng bệnh mà sau này được cho là rối loạn lưỡng cực, cùng với những đợt trầm cảm nặng kéo dài. Dưới đây là ba bức thư tuyệt mệnh, trong đó gồm hai bức gửi cho người chồng, Leonard Woolf (mà bà viết vào hai thời điểm khác nhau, bức đầu được cho là viết vào tuần trước khi tự sát, bức thứ hai được cho là viết vào đúng hôm 28), và một bức bà gửi cho chị gái, Vanessa Bell."


Hai phiên bản bìa mềm và bìa cứng giới hạn tác phẩm "Bà Dalloway" do Trần Nguyên dịch, Rainbow Books xuất bản và phát hành - 2022


Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này