Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 76

Bạn thân mến!
Ồ, hẳn là bạn sẽ trở thành kẻ thù của tôi, nếu tôi không cho bạn biết chi tiết một ngày của mình diễn ra như thế nào. Vậy thì đây là sự phơi bày không chút giấu diếm mà bạn muốn. Tôi sẽ chia sẻ ngay cả điều này: tôi đang đến tham dự những bài giảng triết học. Hôm nay đã là ngày thứ 5 liên tiếp tôi đến trường nghe triết gia giảng bài, từ 2 giờ chiều mỗi ngày.
"Sao cơ, ở tuổi của ông?" Tại sao không? Có gì ngờ nghệch bằng không thể học một thứ chỉ vì bạn đã chấm dứt việc học của mình (trong chương trình trường lớp - formal education) trong một thời gian dài?
"Ý ông là gì? Chẳng lẽ tôi cũng nên theo mấy cậu công tử bột thời nay?" Nhưng tôi thực ra đang làm tốt trong những năm cuối đời nếu đó là điều duy nhất khiến tôi cảm thấy khó khăn trong việc học của mình (Lời người dịch: Ở đây có một ý mỉa mai mà hơi khó tìm hiểu. Mình chỉ đoán là cách học đã thay đổi theo thời gian, và có vẻ mấy cậu công tử bột ấy học một cách khoa trương tô vẽ). Và, thêm nữa, đây là trường học chấp nhận mọi người trong mọi lứa tuổi.
"Vậy đó là cách ta nên sử dụng thời gian tuổi già - để chạy theo bọn trẻ?". Vậy không lẽ bạn cho rằng già cả như tôi thì chỉ có thể đến nhà hát hay cưỡi kiệu đến trường đấu, có mặt ở tất cả những trận đánh võ đài, và thật ngượng ngùng khi phải đến trường triết học? Bạn nên tiếp tục học tập bao lâu bạn còn thiếu kiến thức; hoặc, nếu ta tin vào những câu châm ngôn, bao lâu bạn còn sống trên đời. Và đó chính là thứ mà ta thu được ở đây (từ việc học triết): bạn nên tiếp tục học cách sống bao lâu bạn còn sống trên đời. Ở điểm này tôi cũng có thứ để dạy lại. "Đó là gì?", bạn hỏi. Đó là ngay cả người già cũng có những thứ cần học.
Nhưng mỗi lần tôi đến trường, tôi cảm thấy xấu hổ với xã hội của mình. Bạn biết đấy, tôi phải đi qua nhà hát Naples trên đường đến nhà Metronax. Nhà hát thì chật kín. Một đám đông nồng nhiệt cổ vũ một nghệ sĩ thổi sáo; hay người thổi tiêu Hy Lạp theo sau đó, rồi đến cả người dẫn chương trình. Nhưng ở nơi bàn về thế nào là một con người đức hạnh, và làm thế nào để được như thế, thì hầu như toàn ghế trống, và ý kiến chung là những người ở đây thường không có việc gì thú vị hơn để làm. Người ta gọi họ là những kẻ lười biếng đầu óc trống rỗng. Thực ra thì, ta cũng chẳng cần bận tâm đến sự chế giễu ấy - sự đánh giá của những kẻ ngờ nghệch xung quanh. 

Một người khi đã hiểu rõ rằng mục đích của mình là cao đẹp thì hoàn toàn có thể cười nhạo chính những sự chế giễu ấy.

Hãy khẩn trương lên, bạn của tôi. Hãy vươn tới, đừng để những thứ đã xảy ra với tôi cũng sẽ xảy đến với bạn - để bạn cũng phải là một học sinh khi đã về già. Nhưng lý do thực sự bạn nên khẩn trương là vì thứ bạn đã quyết tâm rèn luyện là thứ mà có lẽ bạn có học cả đời cũng chưa đủ.
"Tôi cần phải tiến bộ đến đâu, đạt đến mức nào?", bạn hỏi. Nhiều nhất bạn có thể. Bạn chờ đợi điều gì? Không ai đạt đến sự thông tuệ bởi may mắn. Tiền bạc thường đến theo thời vận; quyền chức cũng có thể được ban cho bạn; ngay cả sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng nhiều khi cũng đến mà bạn không cần phải làm gì; nhưng phẩm cách thì chắc chắn sẽ không đến một cách tự nhiên với bạn. Hoàn toàn không dễ để một người đạt được mục đích đó, lượng công việc là không thể thực hiện được trong thời gian ngắn; nhưng nỗ lực ấy rất đáng, vì một khi ta đã có được nó ta sẽ sở hữu tất cả mọi thứ tốt đẹp cùng một lúc. Vì chỉ có một thứ duy nhất là tốt đẹp - thứ cao quý thiêng liêng (phẩm cách). Bạn sẽ thấy không thứ gì khác trong những thứ người đời ca ngợi tán dương mà có được sự chắc chắn và vĩnh cửu ấy.

Tại sao ư? Giờ tôi sẽ giải thích lại cho bạn, vì bạn cho rằng lời giải thích trong thư trước của tôi là chưa đủ rõ ràng - nó chỉ để ca ngợi phẩm cách thay vì chứng minh. Vậy thì đây sẽ là bản chính xác của những gì đã được bàn đến.
Mọi thứ đều được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn về tính chất của chúng. Cây nho được đánh giá qua độ sai quả và hương vị của rượu; với con hươu thì là qua tốc độ của nó. Đối với con la, bạn hỏi lưng của nó khỏe thế nào, vì nhiệm vụ duy nhất của con la là tải đồ. Với chó, điều quan trọng nhất là khả năng đánh hơi nếu là giống dùng để đánh hơi các con thú hoang; hay tốc độ nếu để săn chúng; hay sự lỳ đòn nếu là chó để chiến đấu hoặc phá hoại. Trong mọi thứ, ta sẽ thấy chất lượng được đánh giá theo đặc tính tự nhiên được dùng để lựa chọn. Vậy, với con người, đâu là thứ giá trị nhất? Lý trí. Chính bởi lý trí nên con người mới vượt trên mọi giống loài, và chỉ xếp thứ hai sau Chúa. Vậy nên một lý trí hoàn hảo vẹn toàn là đặc điểm nổi trội nhất, mọi thứ khác chúng ta đều chia sẻ với cây cối và động vật.
Con người khỏe mạnh; sư tử cũng vậy. Hình dáng của con người đẹp đẽ; con công cũng vậy. Con người nhanh nhẹn, ngựa cũng vậy. Tôi không nói rằng con người không thể sánh bằng động vật trong những đặc điểm ấy. Tôi cũng không phải đang bàn đến thứ vĩ đại nhất của con người, mà là thứ khiến chúng ta khác biệt. Con người có cơ thể, cây cối cũng vậy. Con người có khả năng hành động và di chuyển theo ý muốn; nhưng những con quái thú, hay cả loài sâu bọ cũng vậy. Con người có giọng nói, nhưng chó sủa thì còn to và vang hơn thế nào; tiếng kêu của đại bàng thì cao hơn đến thế nào; hay sâu hơn thế nào tiếng bò rống; hay ngọt ngào và luyến láy uyển chuyển hơn thế nào tiếng hót chim sơn ca! Vậy, có gì thật sự đặc biệt ở con người? Đó chỉ có thể là lý trí. Khi một người hiểu đựơc tầm quan trọng và nỗ lực cố gắng toàn vẹn nó, anh ta đạt đến sự trọn vẹn cao quý theo đúng bản chất của con người.
Tóm lại, nếu như ta xét mọi giống loài theo đúng đặc tính tự nhiên của chúng, và chỉ ca ngợi chúng khi chúng đạt được đến đỉnh cao tự nhiên của đặc tính ấy; đồng thời cũng đồng ý rằng thứ tốt đẹp đặc biệt của con người là lý trí, thì tương tự như vậy, khi một người toàn vẹn được lý trí của mình, anh ta xứng đáng được ngợi ca vì đã đạt đến đỉnh cao tự nhiên của con người. Thứ lý trí toàn vẹn hoàn hảo ấy chính là phẩm cách.
Vậy nên phẩm cách - thứ duy nhất thực sự khác biệt ở con người - cũng là thứ duy nhất tốt đẹp của con người. Vì ta đâu có bàn đến tất cả mọi thứ tốt đẹp, mà là thứ tốt đẹp chỉ có ở con người. Thêm vào đó, nếu không thứ gì khác ngoài lý trí là duy nhất thuộc về con người, thì lý trí sẽ là thứ duy nhất tốt đẹp ở họ. Nhưng nếu chấp nhận như vậy, thì ta cũng phải thừa nhận rằng thứ tốt đẹp ấy phải được đánh giá quan trọng hơn tất cả những thứ còn lại. Tức là nếu lý trí của một người có những đánh giá sai lầm, anh ta sẽ bị lên án; nhưng nếu lý trí của anh ta là sáng suốt đúng đắn, anh ta cần phải được chấp nhận và tán dương. Vì khi xét xem một người được chấp nhận hay đáng lên án trong cộng đồng, ta cần phải hướng sự chú ý tới thứ tốt đẹp duy nhất và cao nhất.

Bạn không nghi ngờ gì về việc nó là thứ tốt đẹp; bạn chỉ băn khoăn đó là thứ tốt đẹp duy nhất mà thôi. Vậy thử nghĩ lại xem: nếu một người sở hữu tất cả những thứ khác, như sức khỏe, tiền bạc, huyết thống hoàng gia, đi đến đâu cũng được chào đón bởi vạn người, nhưng bị tất cả cho là người xấu, bạn sẽ lên án hắn. Ngược lại, nếu một người không có bất cứ thứ gì mà tôi nói đến ở trên, không tiền, không mối quan hệ, không dòng dõi danh giá, không phả hệ đầy tự hào, nhưng lại được tất cả thừa nhận là con người đức hạnh, bạn sẽ chấp nhận và tán dương anh ta. Vậy nên đó là thứ tốt đẹp duy nhất của con người, bởi ai sở hữu nó đều đáng được ca ngợi ngay cả khi anh ta không có những lợi thế khác, trong khi một người không có nó thì sẽ bị phê bình và khước từ ngay cả khi anh ta sở hữu tất cả mọi thứ khác.

Vấn đề ta đang xét đúng với con người cũng như đúng với mọi vật. Ta coi một con thuyền là tốt không phải bởi những thứ trang trí hay sơn đắt tiền, hay mũi thuyền được khảm vàng bạc, cũng không phải con thuyền có bức tượng Chúa bằng ngà, hay con thuyền được chất đầy của cải, mà khi nó luôn cân bằng, đủ chắc chắn để vượt qua mọi sóng gió trên biển, và có thể lướt nhanh trước mọi gió lốc. Ta coi một thanh kiếm là tốt không phải khi nó có dây gươm mạ vàng, cũng không phải khi bao kiếm được nạm ngọc, mà là khi lưỡi kiếm sắc và mũi kiếm có thể xuyên qua mọi lá chắn. Với một cây thước, bạn không hỏi nó đẹp như thế nào mà nó thẳng đến thế nào. Mọi thứ đều được ca ngợi theo đặc điểm khiến nó khác biệt và bởi thứ nó làm được. Con người cũng vậy, sẽ không thích hợp để cân nhắc bao nhiêu đất đai anh ta có thể trồng trọt, bao nhiêu tiền của anh ta có như lợi nhuận mỗi năm, hay bao nhiêu người đến xin tiếp kiến anh ta, hay cái ghế anh ta ngồi đắt đến thế nào, hay trong suốt đến thế nào cái cốc anh ta uống nước, mà là những phẩm cách của anh ta. Anh ta chỉ tốt đẹp nếu lý trí của anh ta sáng suốt, toàn vẹn, thẳng thắn và đúng đắn, và thuận theo tự nhiên. Đó chính là phẩm cách; là thứ thiêng liêng cao quý và tốt đẹp duy nhất ở con người. Vì chỉ có lý trí mới có thể khiến một người trở nên toàn vẹn, chỉ có lý trí làm anh ta có thể hạnh phúc thực sự. Và thứ mà khiến anh ta hạnh phúc thực sự thì phải là thứ tốt đẹp duy nhất của anh ta.
Chúng ta cũng nói rằng những hành động dựa trên, hay thuận theo phẩm cách - đều tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu đi đến cốt lõi bạn sẽ thấy chỉ có phẩm cách là thứ tốt đẹp duy nhất, bởi không thứ gì là tốt đẹp mà không có nó. Phẩm cách khiến tâm trí sáng suốt hơn, vững vàng hơn, cao quý hơn, và khoáng đạt hơn. Bởi những thứ khác, những thứ bên ngoài người ta thường khao khát có được sẽ chỉ làm tâm trí thấp kém đi và khiến nó suy yếu, và ngay cả khi tưởng như chúng khiến tâm trí trở nên nhanh nhẹn linh hoạt (để tìm ra cách sở hữu chúng), thì thực ra chúng cũng đang che mờ tâm trí, khiến nó không thể nhận ra sự nhỏ bé vô giá trị của chúng.
Mọi hành động trong cả cuộc đời đều được quyết định dựa trên sự cân nhắc thứ gì là cao đẹp thứ gì là tầm thường. Cụ thể hơn, một người tốt sẽ làm những thứ anh ta cho là cao đẹp, ngay cả khi chúng khó khăn vất vả, và thậm chí là nguy hiểm. Ngược lại, anh ta sẽ không làm những thứ tầm thường hèn hạ, ngay cả khi chúng đem lại tiền của, tiện nghi, và quyền lực. Không gì có thể khiến anh ta run sợ và từ bỏ những hành động cao đẹp; không gì có thể dụ dỗ anh ta làm những việc tầm thường. Nhưng thực tế là chỉ khi có được suy nghĩ rằng không thứ gì ngoài phẩm cách là tốt đẹp và không có gì xấu ngoài những thứ hèn hạ đáng hổ thẹn, thì anh ta mới có thể thực hiện những hành động cao đẹp ấy một cách vô điều kiện và tránh những việc tầm thường đáng hổ thẹn.
Đồng thời, phẩm cách là thứ duy nhất tốt đẹp ở con người, bởi vì nó không thể bị thay đổi hay làm sai lệch theo bất cứ cách nào. Nó tránh được mọi rủi ro của sự thay đổi. Những kẻ ngờ nghệch (nếu gặp đúng thầy) có thể dần dần trở nên thông thái, nhưng thông thái thì sẽ không thể, và không bao giờ biến thành ngờ nghệch.
Tôi đã nói (có lẽ bạn còn nhớ) rằng có những người có thể vượt trên mọi thứ mà người đời luôn mong muốn hay sợ hãi, nhờ một cảm xúc mạnh mẽ đột ngột. Ví dụ như một người có thể tự nguyện từ bỏ của cải, người khác sẵn sàng đưa tay ra trước ngọn lửa, một người khác nữa mà nụ cười không tắt ngay cả khi đang bị tra tấn; hay một người không để giọt nước mắt nào rơi trong ngày tang của con mình, và người khác đối mặt với cái chết mà không hề tỏ ra thất vọng suy sụp. Tất cả là bởi yêu, giận, hay những ham muốn tột bậc khiến họ đủ sức đối mặt với những tình huống khó khăn nguy hiểm ấy. Nhưng nếu một khoảnh khắc ngoan cường bởi cảm xúc cũng có thể biến những điều ấy thành hiện thực, thì phẩm cách còn có thể làm được nhiều hơn thế, thứ không hành động bốc đồng và đột ngột, mà thay vào đó có một sức mạnh vững vàng, bất biến không thay đổi. Thực ra, những hoàn cảnh như thế, thứ có thể bị coi thường bởi những người hành động vì cảm xúc mạnh mẽ đột ngột thúc đẩy, hay luôn luôn bởi những người thông thái, chính chúng không tốt cũng không xấu. Chỉ có phẩm cách mới khiến chúng trở nên tốt đẹp, vì nó có thể bước đi một cách hiên ngang giữa hai thái cực của vận mệnh, với một sự khinh thường đối với cả hai.

Nếu bạn chấp nhận ý kiến cho rằng có những thứ khác ngoài phẩm cách là tốt đẹp, thì sớm muộn rồi sẽ có lúc bạn không thể coi trọng phẩm cách như nó đáng được coi trọng. Vì không một phẩm cách nào có thể duy trì vị trí của nó nếu có những thứ ở trên hay ngang hàng với nó. Nếu có thứ như vậy, ta sẽ không thể thuận theo lý trí, nơi cội nguồn của phẩm cách, và theo cả chân lý, thứ không thể tồn tại nếu không có lý trí. Và bất cứ ý kiến nào mà trái ngược với chân lý thì đều là sai lầm.
Bạn thừa nhận rằng người đức hạnh thì cần phải có thái độ cực kỳ tôn kính với Chúa (hay những đấng thiêng liêng). Vì lý do đó, ông ta có thể chịu đựng một cách thanh thản bất cứ thứ gì xảy đến với ông ta, vì ông ta biết rằng nó xảy đến theo ý Chúa - Ngài đã sắp đặt tất cả mọi sự trên đời. Nếu điều đó đúng, thì trong mắt ông ta những hành động cao quý là thứ tốt đẹp duy nhất; bởi vì điều đó bao gồm cả tuân mệnh Chúa, không bao giờ nổi giận trước những xoay chuyển đột ngột của vận mệnh hay phàn nàn về số phận mình mà thay vào đó chấp nhận định mệnh một cách kiên tâm và hành động như được yêu cầu. Nếu có thứ gì tốt đẹp khác với phẩm cách, thì ta sẽ luôn bị phân tâm bởi lòng tham sống hay sự thèm muốn những thứ của cải trong cuộc sống, và điều đó thì sẽ khó có thể chịu đựng nổi, nó không có điểm dừng và luôn thay đổi. Trong khi phẩm cách thì luôn có giới hạn rõ ràng của nó, và vì vậy nên ta sẽ phải thừa nhận rằng nó là thứ tốt đẹp duy nhất.
Tôi đã nói rằng nếu những thứ mà Chúa không sở hữu - như tiền của, chức vị - là tốt đẹp, thì cuộc sống của con người còn thậm chí được ban phước nhiều hơn Chúa. Giờ hãy nghĩ thêm về điều này: nếu bạn đồng ý với chúng tôi (những Stoic), linh hồn ta sau khi tách lìa khỏi cơ thể vẫn còn tồn tại, trong một tình trạng hạnh phúc hơn cho nó so với khi nó còn bị gắn kết với cơ thể. Nhưng, nếu ta coi những thứ bên ngoài là tốt đẹp vì chúng có lợi cho cơ thể, thì linh hồn ta sẽ chịu thiệt khi tách rời; và đó là điều trái ngược với quan niệm kia của ta, khi nói rằng linh hồn ta sẽ không hạnh phúc khi nó được tự do và tìm đến với cõi vĩnh cửu của vũ trụ hơn là khi nó bị rằng buộc và giới hạn trong cơ thể con người. Tôi cũng nói rằng nếu những thứ mà loài vật sở hữu ngang bằng với con người là tốt đẹp, thì loài vật cũng có thể có được một cuộc đời hạnh phúc cao đẹp; điều chắc chắn là không thể (Lời người dịch: mình nghĩ ý Seneca ở đây là nhấn mạnh đến cái hạnh phúc của nhận thức, và điều này thì chắc không thể có ở loài vật. Chứ không phải là Seneca cho rằng loài vật thì chắc chắn không hạnh phúc). Một người sẽ phải đối mặt, chịu đựng mọi thứ để có thể bảo vệ được phẩm cách của mình, nhưng điều đó sẽ trở nên không cần thiết nếu người đó cho rằng có những thứ tốt đẹp khác bên cạnh phẩm cách.

Tôi đã nói rõ về vấn đề này trong thư trước; ở đây tôi chỉ cố gắng cô đọng nó lại, và đưa ra một tóm tắt ngắn gọn. Nhưng điều ấy sẽ không bao giờ tự nó trở thành chuẩn mực với bạn nếu bạn không nâng tâm trí mình lên một mức nhất định. Hãy tự hỏi mình rằng: nếu hoàn cảnh đòi hỏi bạn phải chết vì Tổ quốc vì dân tộc, dùng sinh mạng mình để đổi lấy sinh mạng của hàng vạn đồng bào, liệu bạn có giơ đầu lên trước lưỡi kiếm, không những một cách tự nguyện mà còn cảm thấy hân hoan hạnh phúc (vì sự hy sinh cao quý của mình)? Nếu bạn làm thế, thì tức là sẽ không có một thứ gì khác là tốt đẹp, vì bạn đã từ bỏ tất cả để thực hiện hành động cao quý ấy.
Hãy nghĩ xem sức mạnh của những thứ cao quý lớn đến nhường nào: bạn sẽ chết vì đất nước, ngay cả khi bạn nhận ra sự cần thiết của điều đó chỉ trước khi bạn thực hiện mà thôi. Đôi khi từ những hành động cao đẹp ấy, một người được tận hưởng cái hạnh phúc có lẽ là lớn nhất cuộc đời, dù chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi; và dù cho không một lợi ích nào của hành động có thể đến được với người đó khi anh ta đã chết và rời khỏi cõi người, thì vẫn có một niềm hạnh phúc dâng trào trong việc dự tính trước hành động ấy. Con người dũng cảm ngay thẳng ấy, khi tưởng tượng ra những giá trị từ cái chết của mình - tự do cho đất nước, sự an toàn cho tất cả đồng bào - thì đứng trên đỉnh cao của niềm hạnh phúc, anh ta tận hưởng sự ngọt ngào của cái chết. Nhưng nếu một người bị tước đoạt ngay cả niềm hạnh phúc khi làm điều vĩ đại cuối cùng ấy, thì anh ta vẫn sẽ lao đến cái chết, tìm thấy niềm hạnh phúc chỉ trong việc hành động đúng đắn với trái tim mình. Hơn thế nữa, bạn có thể nói với anh ta tất cả những điều làm nhụt chí, bạn có thể nói: "Hành động của anh sẽ sớm đi vào quên lãng, và anh sẽ chẳng nhận được mấy sự biết ơn và niềm cảm kích từ mọi người". Thì anh ta sẽ trả lời: "Tất cả những thứ đó đâu có gì quan trọng khi xét về hành động của tôi. Suy nghĩ của tôi chỉ tập trung vào hành động ấy mà thôi. Tôi biết nó là một hành động cao quý. Bởi vậy, tôi sẽ nghe theo nó và làm bất cứ thứ gì thuận theo nó"
Vậy nên, đó là thứ tốt đẹp duy nhất, và không chỉ những tâm trí toàn vẹn mới có thể nhận ra điều này, mà cả những tâm trí được sinh ra một cách tự nhiên với bản năng đúng đắn (tức gần như tất cả mọi người, trừ những người không may sinh ra không hoàn hảo), còn tất cả mọi thứ khác thì không đáng kể và luôn thay đổi. Bởi vậy nên chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng khi có được chúng: ngay cả khi vận mệnh ban tất cả những thứ đó (của cải, danh tiếng, quyền lực, vv.) cho một người, người đó sẽ chỉ cảm thấy nặng nhọc mà thôi. Luôn luôn chúng là những gánh nặng, và đôi khi có thể đè nát người sở hữu.

Không ai trong số những người bạn nhìn thấy mặc áo tía (những người quyền cao chức trọng thời bấy giờ) là thực sự may mắn, nhiều hơn người diễn viên may mắn khi được trao cho vai vua chúa và quần áo hoàng gia trên sân khấu, khi họ trình diễn một phong thái khệnh khạng trước khán giả với quần áo được làm phồng lên và những đôi ủng diễn kiểu cách; nhưng ngay khi họ bước xuống sân khấu những thứ ấy được cởi bỏ và họ trở về với vóc dáng bình thường. Không ai trong số những người có của cải và chức vị thực sự vĩ đại. Tại sao bạn cho anh ta là vĩ đại? Bởi vì bạn tính cả bệ đỡ trong việc đánh giá anh ta. Một người lùn thì không thể trở nên cao ngay cả khi ở trên đỉnh núi; và một người cao lớn vẫn sẽ cao ngay cả khi bạn đặt anh ta ở dưới hố.

Đó là lỗi lầm của chúng ta, là cách chúng ta bị đánh lừa: ta không đánh giá người đời bằng bản chất của họ mà thay vào đó ta cộng thêm những thứ bên ngoài mà họ có. Nhưng khi ta muốn có một đánh giá chính xác về con người họ, ta phải đánh giá họ một cách “trần truồng”. Để anh ta cởi bỏ những tài sản thừa kế, chức vị, và tất cả những thứ khác vận mệnh đã trao cho anh ta. Cả cơ thể anh ta nữa. Tập trung vào tâm trí anh ta và nhìn vào những giá trị thật sự và sự tiến bộ của anh ta: đó là thực chất, hay chỉ là vay mượn mà thôi.
Nếu ánh mắt anh ta kiên định khi nhìn thanh kiếm sắc bén đang đe dọa mình, nếu anh ta biết rằng nó không tạo nên điều gì khác biệt nếu hơi thở cuối của mình là từ miệng hay từ một cái cổ bị chặt, thì có thể coi anh ta là thực sự hạnh phúc - nếu, khi nghe đến tù tội và đi đày và những nỗi sợ hãi khác của con người, anh ta không có chút để tâm mà thay vào đó chỉ nói:
Đâu có thứ đau khổ chịu đựng nào là mới mẻ đột ngột
Tất cả chúng đã đến với ta trước đây
Trong tâm trí ta, ta đối mặt, và biết phải hoàn thành chúng như thế nào cho ra một con người (trích thơ Virgil)
Ngươi, Aeneas, đe dọa ta với những sự trừng phạt ấy ngày hôm nay; nhưng chính ta đã luôn tự đe dọa mình với chúng, và đã tự chuẩn bị bản thân như một con người để đối mặt với bất cứ sự kiện nào (dù thảm khốc hay đớn đau đến đâu chăng nữa) có thể xảy ra trong đời.
Mọi sự bất hạnh đều sẽ trở nên nhẹ nhàng nếu tâm trí được chuẩn bị cho chúng. Nhưng kẻ ngờ nghệch và những người đặt hy vọng cả vào vận mệnh thì thấy rằng mỗi thay đổi của cuộc đời đều mới mẻ và không thể lường trước. Vì với những tâm trí không được rèn giũa và thiếu kinh nghiệm, một phần lớn những bất hạnh của họ đến từ sự mới mẻ của hoàn cảnh. Bằng chứng cho điều này là khi họ đã quen với hoàn cảnh mà lúc đầu họ cho là nghiệt ngã, họ có thể chịu đựng chúng một cách kiên nhẫn hơn nhiều. Vì lý do đó mà thánh nhân tự làm mình quen với những bất hạnh trước cả khi chúng thực sự tới: những bất hạnh mà người đời làm cho nhẹ nhàng hơn bằng cách chịu đựng chúng, ông ta khiến chúng dễ chịu đựng hơn bằng cách ngẫm nghĩ về chúng. Đôi khi chúng ta nghe thấy những lời của người không có kinh nghiệm: "Tôi đã biết nó đang đợi tôi mà". Thánh nhân biết rằng mọi thứ dù nghiệt ngã nhất đều đang đợi ông ta. Vì vậy nên với bất cứ điều gì xảy đến, ông ta cũng có thể nói: "Ta đã biết mà".
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 You swear you will become my enemy if I don’t inform you about
every one of my day’s activities. See how forthright I am in my life
with you. I will share even this: I am taking philosophy lessons! Today
is the fi fth day I have gone to school to hear the philosopher
lecturing from two o’clock onward.
“What, at your age?” Why not? What could be more foolish than
failing to learn a thing simply because you haven’t learned it earlier?
2 “So I’m supposed to take after the youthful squires?”* I’m doing quite well by my advancing years if I don’t shame them any more
than that. Here is a school that admits people at any age.
“Is this what old age is for—to go chasing after the young?” Shall
I go to the theater in my old age; shall I ride in my sedan chair to
the Circus, be present at every gladiatorial match, and yet blush to
visit a philosopher? 3 You should keep learning as long as you lack
knowledge; or, if we believe the proverb, as long as you live. And that
is just what this learning is for: you should keep learning how to live
for as long as you live. On that point I have something to teach as
well. “What’s that?” you ask. It is that even the old have something
to learn.
4 But every time I enter the school, I am ashamed for the human
race. As you know, I have to pass right by the theater of Naples on
my way to the house of Metronax.* Th e theater is packed. A cheering
crowd decides who is a good fl utist; the trumpeter has a following,
and so does the announcer. But in the place where the question is
who is a good man, where one learns what a good man is, the seats
are almost empty, and the general opinion is that those who are there
have nothing better to do. People call them useless drones. Well, I
don’t mind that sort of ridicule: the criticism of ignorant people is
not something to get upset about. One whose aims are honorable
should scorn their very scorn.
5 Make haste, then, Lucilius. Move quickly, lest what happened
to me should happen to you, and you become a pupil in your old age.
But the real reason you should make haste is that the study you have
embarked upon is one you can scarcely learn thoroughly even if you
do become an elderly learner.
“How much progress can I make?” you say. As much as you attempt.
6 What are you waiting for? No one attains wisdom merely
by chance. Money will come of its own accord; public offi ce will be
conferred on you; popularity and infl uence will perhaps be accorded
you without any action on your part; virtue, though, will not just happen
to you. Th e work it takes to recognize it is neither easy nor short;
but the eff ort is worth making, for by it one will take possession of
every good at once. For there is but one—the honorable. You will
fi nd nothing real, nothing sure, in those things that reputation favors.
7 I will now explain why the honorable is the sole good, since you
judge that I failed in my earlier letter to achieve that end, praising the thesis rather than proving it. Here, then, is a concise version of
what has been said on the subject.*
8 Each thing is so constituted as to have its own excellence.
Fertility commends the vine; fl avor the vintage; swiftness the stag.
About a mule, you ask how strong its back is, for the only function of
a mule is to carry burdens. In a dog, the chief quality is keenness of
scent if it is to track the game; speed of foot if it is to chase the game
down; and boldness if it is to dart in and harry. In each, its best quality
ought to be that for which it is born and by which it is assessed.
9 What, then, is the distinctive property of a human being? Reason.
It is by reason that the human surpasses animals and is second to the
gods. Th erefore perfected reason is the human’s distinctive excellence;
everything else is shared with animals and plants.
Th e human is strong; so are lions. He is beautiful; so are peacocks.
He is swift; so are horses. I am not remarking that he is surpassed
in all these attributes: my inquiry is not what attribute is greatest in
humans but what it is that is particular to humans. Th e human has
a body; so do trees. He has the capacity for impulse and voluntary
movement; so do beasts, and worms too. He has a voice—but how
much louder is the barking of dogs; how much higher the cry of the
eagle; how much deeper the bellow of bulls; how much sweeter and
more melodious the trilling of the lark! 10 What is special about a
human being? Reason. When that is set straight and made complete,
it achieves the blissful fulfi llment of human nature.
Th erefore if each thing is worthy of praise and arrives at the culmination
of its own nature when it perfects its own particular good,
and if the particular good for a human is reason, then if a person
perfects his reason, he is worthy of praise and has attained the culmination
of his own nature. Th is perfected reason is called virtue, and
is also the same as the honorable.
11 Hence the one thing that belongs solely to the human is the
sole good of the human. For we are now asking not what the good
is but what the human good is. If nothing but reason belongs solely
to the human, this will be his sole good. But this good must be
weighed in with all other attributes: if anyone proves to be bad, he
will be blamed; if good, he will be approved.* Hence that by which
a human being is approved and blamed is his primary and only distinctive
attribute.
12 You do not doubt that this is a good; you doubt whether it is
his sole good. If someone should be found who has all other advantages—
health, riches, a fi ne family tree, an entry hall crowded with
visitors—but it is agreed that he is a bad person, you will criticize
him. Conversely, if someone has none of those things I listed—neither
money, nor throngs of clients, nor noble birth, nor a long line of
ancestors—but it is agreed that he is a good person, you will approve
of him. Hence this is indeed the sole good of the human, since one
who has it is to be praised even if he is lacking in other advantages,
while one who does not have it is condemned and rejected even if he
is well supplied with other advantages.
13 Th e situation is the same for humans as for things. What we
call a good ship is not the one decorated with expensive paints, nor
the one whose prow is tipped with gold or silver, nor the one whose
hold is ornamented with ivory, nor the one laden with royal treasure
and the bursaries of nations, but rather the steady vessel, stoutly made
with joints that keep the water out, sturdy enough to withstand every
assault of the sea, swift and unfazed by the wind. 14 What we call a
good sword is not the one with a gilded baldric, nor the one whose
sheath is studded with gems, but the one whose cutting edge is keen
and whose point will slice through every kind of defensive armor.
With a ruler, you do not ask how pretty it is but how straight it is.
Everything is praised for that feature which is distinctive of it and
for which it is obtained. 15 So in a human too, the pertinent consideration
is not how much land he has under the plow, not how much
capital he has to invest, not how many clients attend him, not how
expensive a bed he lies in, not how transparent his drinking goblet
is but how good a person he is. Yet he is good only if his reason is
fully developed, straight and right, and adapted to the intent of his
nature. 16 Th is is called virtue; this is the honorable and the sole
good of the human being. For since only reason perfects a human,
only reason makes him perfectly happy. But that by which alone he
is made happy is his sole good.
We say too that those things which proceed from virtue and are
connected with it—that is, all the activities of virtue—are themselves
goods. Still, virtue is the sole good, because there is no good without
it. 17 If every good inheres in the mind, then whatever strengthens, exalts, enlarges the mind is a good. But virtue makes the mind stronger,
loftier, and more expansive. For other objects of our desire also
lower the mind and weaken it, and when they seem to elevate us, they
are actually puffi ng us up and deceiving us with empty wind. Th e sole
good is therefore that by which the mind is made better.
18 All the actions of an entire life are governed by consideration
for what is honorable and what is base; reasoning about what to do
or not do is guided accordingly. Let me explain. A good man will
do what he believes is honorable, even if it is arduous, even if it is
dangerous. Conversely, he will not do what he believes is base, even
if it brings money, or pleasure, or power. Nothing will frighten him
away from what is honorable; nothing will entice him toward what
is base. 19 So it is only if there is no good other than virtue and nothing
bad except what is shameful that he will pursue the honorable
unconditionally and avoid the base unconditionally, and will look to
those two in every action of life.
If virtue alone is unperverted and it alone maintains its own
condition, then virtue is the one good that cannot turn out to be
anything other than good. It escapes all risk of change. Foolishness
creeps toward wisdom; wisdom does not relapse into foolishness.
20 I have said (as perhaps you remember) that there are some
who by unconsidered impulse have trodden beneath their feet those
objects the common crowd either wants or dreads. Examples can be
given of one who threw away his wealth, one who set his hand on fi re,
one whose smile did not abate under torture, one who shed not a tear
at the funeral of his children, one who met death without dismay, all
because love, anger, or desire drove them to court such dangers. If a
brief steeling of the mind can do so much when roused by the spur
of the moment, then virtue can achieve all the more, being rigorous
not on some sudden impulse but equally on all occasions, constant
in its strength. 21 It follows that those objects that are scorned quite
often by the imprudent, and always by the wise, are neither good nor
bad. Virtue itself, then, is the sole good, which walks proudly between
opposite fortunes with lofty scorn for both.
22 If you accept the view that something besides the honorable
is a good, then every virtue will have a hard time. For no virtue can
be maintained if it looks to anything beyond itself. If that is the case, it is contrary to reason,* on which the virtues depend, and to truth,
which does not exist without reason. And any view that is contrary
to truth is false.
23 You admit that the good man must of necessity be supremely
respectful toward the gods. For that reason he will calmly tolerate
anything that happens to him, for he knows that it has happened
through the divine law by which all events are regulated. If that is
the case, then in his eyes honorable conduct will be the sole good; for
that includes obedience to the gods, neither raging against the shocks
of fortune nor complaining of one’s own lot but accepting one’s fate
with patience and acting as commanded.* 24 If there is any good
other than the honorable, then we will be dogged by lust for life and
for life’s equipment—and that is intolerable, unending, ill-defi ned.
Th us the sole good is the honorable, which has a limit.
25 We said that if things in which the gods have no share, like
money and public offi ce, are goods, then human life will be more
blessed than the lives of the gods. Now add this consideration: if
indeed our souls linger on when released from the body, a happier
condition awaits them than while they are embodied. But if those
things that we use through the body are goods, they will be worse off
after their discharge, and that is contrary to our intuition that souls
that are free and released into the universe are happier than souls
locked up under siege. 26 I had also said that if those things are goods
that pertain no more to humans than to animals devoid of speech,
then animals too will partake of happiness, and that is impossible.
For the sake of the honorable, one ought to put up with absolutely
anything; but if there were some good besides the honorable,
there would be no such obligation.
27 I pursued these topics at greater length in my earlier letter;
here I have compressed them, giving a brief overview. But a view of
this kind will never seem to you to be true unless you raise your mind
to a higher level. Ask yourself this: if circumstances should require
you to die for your country, purchasing the lives of all its citizens at
the cost of your own, would you stretch out your neck not just willingly
but even gladly? If you would, then there is no other good, for
you are abandoning everything to have this.
See what great power there is in the honorable: you will die for
the state, even if you realize the need only just before you are to do it. 28 Sometimes from an extremely beautiful object one experiences
great joy even in a tiny space of time; and although no profi t from
the act performed accrues to the one who is deceased and removed
from human life, still there is satisfaction in the very contemplation
of the deed ahead. A just and courageous man, when he envisions the
benefi ts of his death—the freedom of his homeland, the safety of all
those for whom he lays down his life—is at the height of pleasure,
and is gladdened by his own danger.* 29 But if one is deprived even
of this joy that the doing of this greatest, last deed provides, even
then one will still plunge down into death, fi nding satisfaction in
acting correctly and with due devotion. Confront him with many
reasons to be dissuaded; say to him, “Your act will soon be forgotten
and will win hardly any gratitude or esteem from the populace.”
He will reply, “Everything you are saying is external to my task. My
concern is with the task itself. I know that task is honorable, and so
I follow wherever it summons me to go.”
30 Th is, then, is the sole good, as recognized not only by the perfect
mind but also by the mind that is nobly born and of good natural
disposition. Other things are fl eeting and changeable. Possessing
them is an anxious matter: even when a kindly fortune piles them
on, they weigh heavily on their owners. Always they are a burden;
sometimes they are even a mockery.
31 Not one of those whom you see wearing the purple is fortunate,
any more than actors are fortunate when assigned to bear the
scepter and royal robes on stage, when they parade before the audience
in wide garments and platform shoes, then immediately go off ,
remove their footgear, and resume their proper stature. Not one of
those whom wealth and public offi ce have taken to the top is truly
great. Why does he appear great? You are including the pedestal in
his measurement. A dwarf is not tall even if he stands on a mountain;
a giant will keep his height even if he stands in a pit. 32 Th is is our
mistake; this is how we are fooled: we do not assess people by what
they are but add to them the trappings of their station. Yet when you
want to make a true assessment of a person and know what he is like,
strip him naked. Let him shed his inheritance, his offi ces, and all of
fortune’s other lies. Let him take off even his body. Contemplate his
mind and see what is his quality and what his stature: is he great
through his own store or someone else’s? 33 If his gaze is steady as he looks upon the fl ashing swords, if he knows it makes no diff erence
to him whether he breathes his last through his mouth or through
his opened throat, then call him happy—if, when he hears of prison
and exile and all the needless terrors of human thoughts, he feels no
concern but says,
“No aspect of these labors,
Sibyl, arises new or unforeseen
by me: I grasped it all before this day,
and in my mind I faced and fi nished all.*
You, Aeneas, make such proclamations on this day only; I make them
always to myself, and since I am human, prepare myself for human
events.”
34 Misfortune’s blow falls lightly when the mind is prepared for
it. But the foolish and those who put their trust in fortune fi nd that
every aspect life presents is new and unexpected. For inexpert minds,
a large portion of their misfortune lies in the novelty of it. 35 Evidence
of this is that when they have grown used to the circumstances
they had considered harsh, they endure them more patiently. For this
reason the wise man accustoms himself to misfortunes that are yet
to come: he takes what others make light through long endurance
and makes it light through long refl ection.* We sometimes hear the
voices of the inexpert saying, “I knew this was waiting for me.” Th e
wise man knows that everything is waiting for him. No matter what
happens, he says, “I knew it.”
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: