Cuộc cách mạng AI: Con đường dẫn đến siêu trí tuệ
Lưu ý nhỏ: Bài viết được viết năm 2015...
Lưu ý nhỏ: Bài viết được viết năm 2015
Bạn cảm thấy như thế nào nếu đứng ở vị trí này trên biểu đồ?
Hẳn là sẽ rất yomost nếu đứng ở đó, nhưng bạn phải nhớ một điều là khi đứng ở vị trí này thì bạn sẽ không thể nhìn thấy bên phải, tức là không thể nhìn thấy tương lai. Nó sẽ trông như thế này:
Đến lúc này mọi chuyện sẽ xảy ra bình thường.
Tương lai xa? – Sẽ đến sớm thôi!
Thử tưởng tượng bạn lấy một cỗ máy thời gian và quay về năm 1750, lúc này thế giới vẫn chưa có điện để sử dụng. Để giao tiếp ở khoảng cách xa thì bạn phải hét lên hoặc sử dụng một khẩu đại bác để bắn thông tin qua cho nhau, còn “người vận chuyển” thì chạy bằng cỏ khô.
Lúc này bạn túm cổ lấy một anh chàng năm 1750 và mang thanh niên này quay trở lại năm 2015, bạn cùng ảnh đi dạo và xem phản ứng của anh ta. Thật khó để miêu tả khuôn mặt của thanh niên này khi nhìn thấy những chiếc xế hộp bóng bẩy di chuyển với tốc độ bàn thờ trên đường cao tốc, hai người có thể nói chuyện với nhau dù cách nhau tới nữa vòng trái đất, xem một trận bóng mà chẳng cần phải đến sân, con người có thể thưởng thức một buổi hòa nhạc cách đây 50 năm trước, sử dụng một chiếc hộp phù thủy để bắt lại từng khoảnh khắc của cuộc sống, biết được vị trí của mình đang ở đâu chỉ nhờ nhìn vào chấm xanh đang chuyển động trên bản đồ, trò chuyện đối diện nhau mặc dù hai người ở hai đất nước khác nhau. Một thế giới mà anh ta có mơ cũng không nghĩ đến. Đó là chưa kẻ bạn cho anh ấy xem internet hoặc giải thích những thứ như Trạm vũ trụ quốc tế, máy va chạm Hadron, vũ khí hạt nhân hoặc thuyết tương đối rộng.
Anh ta chắc hẳn phải chết thôi vì những từ như ngạc nhiên hay shock không đủ để miêu tả được cảm xúc của anh lúc này.
Sau khi quay về thời đại của mình, thanh niên này cảm thấy ganh tị và cũng làm tương tự như bạn. Anh ta lấy cỗ máy thời gian và quay về 250 năm trước nữa, tức là năm 1500 để túm cổ một thanh niên khác rồi mang về thời của ảnh. Thanh niên năm 1500 có thể sẽ shock lắm nhưng không đến nỗi như ông nội 1750 bởi vì sự khác biệt giữa năm 1500 và 1750 là lớn nhưng vẫn chưa là gì so với 1750 và 2015 mặc dù là cùng khoảng cách thời gian (hơn 200 năm). Thanh niên năm 1500 có thể sẽ học được một vài kiến thức sai lầm về thiên văn học và vật lý hoặc bị ấn tượng bởi việc Châu Âu chạy theo mốt chủ nghĩa đế quốc mới của những năm 1750,… Nhưng với việc nhìn thấy thế giới năm 1750 là không đủ để khiến chàng trai năm 1500 shock chết được.
Chưa dừng lại ở đây, thanh niên năm 1750 vẫn không cảm thấy thõa mãn nên anh ta quyết định sử dụng cỗ máy thời gian để quay trở về xa hơn lần trước, lần này là…12000 năm trước Công Nguyên – trước cả khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, tạo tiền đề cho các thành phố và nền văn minh được hình thành. Nếu một người đến từ thời tiền sử, thời mà chúng ta chỉ biết săn bắt hái lượm và cũng giống như những loài động vật khác, không hơn không kém – xuất hiện ở năm 1750 và nhìn thấy đế chế đồ sộ của loài người với những tòa nhà thờ cao chót vót, những con tàu vượt đại dương, khái niệm về cuộc sống tâm linh hay những kiến thức và khám phá của con người. Chắc chắn anh ta sẽ shock chớt.
Còn nếu như chúng ta mang một người từ 24000 năm trước Công Nguyên đến năm 12000 trước Công Nguyên thì sao? Thanh niên này sẽ kiểu:” Cái gì đây bruh? ở đây thì khác mẹ gì ở chỗ tôi?”. Đến lúc này nếu bạn muốn thể hiện thì phải quay về 100,000 năm trước và cho họ thấy phát minh tối thượng của bạn…lửa.
Nếu mang một người từ quá khứ đến tương lai họ chắc chắn sẽ shock vì những gì họ thấy, nhưng shock như thế nào thì còn tùy thuộc vào khoảng cách thời gian và người đó được mang từ năm nào đến năm nào. Ta tạm gọi đơn vị tính độ shock này là “đơn vị shock”. Vì vậy, một để 1 “đơn vị shock” diễn ra thì cần 100.000 năm trong thời kỳ săn bắn hái lượm, nhưng với tốc độ sau Cách mạng Nông nghiệp, nó chỉ mất khoảng 12.000 năm. Thế giới hậu Cách mạng Công nghiệp đã di chuyển nhanh chóng đến mức một người năm 1750 chỉ cần đi về phía trước vài trăm năm để một “đơn vị shock” xảy ra.
Nhà nghiên cứu tương lai học Ray Kurzweil có một định luật mang tên “Law of Accelerating Returns”
Về cơ bản, định luật này phát biểu rằng những phát triển của giải pháp công nghệ thông tin sẽ đi theo một quỹ đạo có thể dự đoán trước: theo cấp số nhân. Các xã hội tiên tiến hơn có khả năng tiến bộ với tốc độ nhanh hơn các xã hội kém tiên tiến hơn. Nhân loại ở thế kỉ 19 sẽ tiến bộ hơn so với thế kỉ 15 và về cơ bản họ không thể sánh được với nền văn minh thế kỉ 19.
Điều này cũng hoạt động trên quy mô nhỏ hơn. Bộ phim nổi tiếng “Back to the future” miêu tả cuộc hành trình từ năm 1955 trở về tương lai là năm 1985. Trong phim này, khi Michael J. Fox dịch chuyển đến năm 1985 và anh ấy rất ngạc nhiên bởi sự thay đổi của TV, sự tăng giá của nước ngọt hay sự thay đổi trong tiếng lóng. Đó rõ ràng là một thế giới rất khác biệt so với năm 1985 nơi anh ta sống, nhưng thử tưởng tượng bộ phim được làm từ năm 2021 và anh ta xuất hiện từ năm 1985 thì sao nhỉ? Chắc hẳn sẽ khá là thú vị bởi vì nhân vật sẽ ở vào thời điểm mà trước khi cả máy tính cá nhân, điện thoại hay Internet ra đời.
Đây cũng chính ví dụ điển hình cho điều mà tôi đã nhắc ở trên, định luật “Law of Accelerating Returns”. Tỉ lệ phát triển trung bình giữa năm 1985 và 2015 là cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ giữa năm 1955 và 1985, trong 30 năm gần đây có nhiều thay đổi hơn so với 30 năm trước đó, Thế giới ngày càng phát triển nhanh hơn và mạnh hơn và điều này dự báo tương lai của con người sẽ rất là dữ dội.
Kurzweil nói rằng tiến bộ của cả thế kỷ 20 sẽ đạt được chỉ trong 20 năm đầu với tốc độ tiến bộ vào năm 2000 — nói cách khác, thế kỉ 21 có tốc độ tiến bộ nhanh hơn năm lần so với tốc độ tiến bộ trung bình trong thế kỉ 20. Ông tin rằng chỉ cần mất 14 năm đầu của thế kỷ 21 (2000-2014) để đạt được những thành tựu to lớn của nhân loại trong thế kỷ 20 và đến năm 2021 thì con người coi như cơ bản nắm được hết phát minh của thế kỷ 20, chỉ trong 21 năm thay vì 100 năm. Nói chung định luật “Law of Accelerating Returns” dự báo rằng thế kỷ 21 có tốc độ phát triển gấp 1000 lần so với thế kỷ 20.
Nếu Kurzweil đúng thì chúng ta sẽ phát điên như thanh niên 1750 khi được dịch chuyển đến năm 2030, có thể một “đơn vị shock” giờ đây có thể chỉ mất vài chục năm và thế giới năm 2050 chắc hẳn sẽ khác hơn rất nhiều so với bây giờ, khác đến nỗi ta không thể nhận ra.
Những điều bạn vừa đọc không phải là khoa học viễn tưởng, rất nhiều nhà khoa học trên thế giới tin vào giả thuyết đó và lịch sử đã chứng minh rõ ràng.
Dưới đây là 3 lý do khiến chúng ta hoài nghi về những dự báo trong tương lai:
1. Khi nhắc đến lịch sử, chúng ta chỉ nghĩ nó tiến triển theo một đường thẳng
Khi bạn tưởng tượng đến quá trình phát triển của 30 năm tới, bạn lại nhìn về 30 năm trước để lấy cột mốc so sánh những gì có thể xảy ra. Sự thật là con người khi muốn hình dung về sự thay đổi của thế giới tương lai trong thế kỉ 21 họ thường lấy tiến trình phát triển của thế kỷ 20 để gán vào thế kỷ 21. Sai lầm này tượng tự như thanh niên năm 1750 khi quay về 200 năm trước để bắt thanh niên khác du hành về thời của mình. Chúng ta đang suy nghĩ tuyến tính trong khi thế giới phát triển theo cấp số nhân, nếu ai đó đủ thông minh thì họ có thể dự đoán được thế giới phát triển như thế nào trong 30 năm tới mà không nhìn vào 30 năm trước. Để nghĩ về tương lai một cách chính xác, bạn cần hình dung mọi thứ đang chuyển động với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ hiện tại.
2. Đường cong lịch sử thường không phản ánh đúng thực thế khi nhìn theo khoảng thời gian gần
Thứ nhất, ngay cả đồ thị đường cong cũng trông như tuyến tính (đường thẳng) nếu chúng ta chỉ nhìn vào một phần nhỏ của nó, tương tự như việc nếu chúng ta nhìn gần vào một đoạn nhỏ của hình tròn lớn thì nó sẽ là đường thẳng hay con người từng nghĩ trái đất phẳng cho đến khi họ chinh phục được không gian. Thứ hai là tăng trưởng theo cấp số nhân không hề trơn tru và đồng đều. Kurzweil giải thích rằng sự phát triển xảy ra trong "đường cong chữ S":
Một chữ S được tạo ra bởi sự phát triển
Đường cong đó trải qua ba giai đoạn:
a. Tăng trưởng chậm (giai đoạn đầu của tăng trưởng theo cấp số nhân)
b. Tăng trưởng nhanh (giai đoạn cuối, tăng trưởng bùng nổ theo cấp số nhân)
c. Chậm lại khi mô hình cụ thể được hoàn thành
Nếu bạn chỉ nhìn vào lịch sử gần đây, phần nhỏ trong đồ thị đường cong S mà bạn nhìn thấy có thể che khuất đi nhận thức của bạn về sự phát triển của mọi thứ. Khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2007 chứng kiến sự bùng nổ của Internet, Microsoft, Google và Facebook, sự ra đời của mạng xã hội, điện thoại di động, sau đó là điện thoại thông minh (giai đoạn 2). Phần bùng nổ tăng trưởng của đường cong S và từ năm 2008 đến 2015 có ít đột phá hơn, ít nhất là về mặt công nghệ. Nếu ai đó sử dụng tốc độ phát triển vài năm qua để đánh giá thực trạng hiện tại thì quả là thiếu sót vì đó không phải là bức tranh toàn cảnh. Trên thực tế, một đợt tăng trưởng mới rất lớn ở giai đoạn 2 có thể đang diễn ra ngay bây giờ.
3. Kinh nghiệm biến chúng ta thành những ông cụ non, đã vậy còn cứng đầu
Cách mà chúng ta hình dung về sự phát triển trong tương lai đa phần là dựa vào sự phát triển trong quá khứ. Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người và họ nghĩ đó là cách mà mọi thứ diễn ra. Chúng ta bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của chính mình và buồn thay nhiều người lại sử dụng nó để đưa ra những dự đoán trong tương lai. Tóm lại, những gì chúng ta biết không phải là công cụ để chúng ta dự đoán chính xác về tương lai. Khi chúng ta nghe về một dự đoán trong tương lai mà mâu thuẫn với quan niệm của bản thân, đa phần chúng ta sẽ bảo đó là điều viễn vông. Ví dụ như tôi nói với bạn là bạn sẽ sống đến 200 tuổi thì sao? Chắc chắn bạn sẽ bảo tôi bị khùng bởi vì chưa có ai sống thọ như vậy cả. Vâng, chẳng ai sống tới năm 200 tuổi, nhưng trước đây người ta cũng đâu nghĩ là con người sẽ bay được trong một khối sắt nặng hàng trăm tấn đâu.
Mặc dù bài viết của tôi nghe rất logic nhưng không ngoại trừ trường hợp nó sai hoàn toàn. Bởi vì đâu ai dự đoán trước được tương lai một cách chính xác. Nhưng tôi khuyên bạn nên chấp nhận rằng thế giới trong vài thập kỷ tới sẽ thay đổi rất nhiều như những gì chúng ta dự đoán và mong đợi.
Theo như logic học, nếu các loài động vật bậc cao duy trì tốc độ phát triển của mình, điển hình như con người thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa tồn tại của con người.
Và nếu bạn dành thời gian theo dõi về những gì đang diễn ra ngày nay trong khoa học và công nghệ, bạn sẽ bắt đầu thấy rất nhiều dấu hiệu đang âm thầm ám chỉ rằng cuộc sống như chúng ta biết hiện tại sẽ không thể chịu được bước nhảy vọt sắp tới.
Con đường phát triển của trí tuệ nhân tạo
AI là gì?
Bạn có giống tôi không khi từng nghĩ AI là một khái niệm khoa học viễn tưởng ngớ ngẩn. Nhưng gần đây bạn nghe các nhà khoa học đề cập đến nó một cách nghiêm túc và bạn cũng chẳng hiểu AI là cái đếch gì cả.
Dưới đây là 3 lý do khiến người ta có cái nhìn sai lệch về AI
1. Người ta thường mang AI vào những bộ phim khoa học viễn tưởng
Chiến tranh giữa các vì sao, Kẻ hủy diệt (Terminator), A space Oddyssey,… là những bộ phim tiêu biểu đưa AI lên tầm hư cấu so với AI ngoài đời
2. AI là một chủ đề rất rộng và mang tính phức tạp
AI xuất hiện khắp nơi, từ những chiếc điện thoại thông minh đến những chiếc xe oto tự lái. Thậm chí AI sẽ xuất hiện trong một phát minh nào đó có thể thay đổi cả thế giới.
3. AI vẫn tồn tại xung quanh cuộc sống thường ngày chúng ta, vấn đề là các bạn không hề nhận ra mà thôi
Năm 1956 Jonh McCarthy (người đặt ra thuật ngữ AI) đã phàn nàn rằng “Khi AI được ứng dụng trong thực tế, sẽ không có ai gọi nó là AI nữa”. Jonh McCarthy muốn nói rằng AI nghe giống như một công nghệ được dự đoán sẽ xuất hiện trong tương lai hơn là một công nghệ đang tồn tại trong thực tế. Bên cạnh đó, cái tên AI nghe như tên của một thể loại nhạc Pop trong quá khứ đã bị lỗi thời. Ray Kurzweil nói ông nghe người ta đồn rằng AI đã bị lỗi thời vào những năm 1980. Ông sau đó cũng nhắc đến lời đồn “Internet đã chết sau sự sụp đỗ của ".com" đầu những năm 2000” như một lời phản bác.
Giờ chúng ta cùng nhau làm rõ vấn đề. Đầu tiên, bạn cần loại bỏ suy nghĩ AI gắn liền với robot. Robot là một vật thể chứa AI, robot có thể có hình dạng tựa như con người hoặc không nhưng bản thân AI là một máy tính nằm bên trong robot. AI như một bộ não và robot giống như cơ thể người vậy và không phải lúc nào AI cũng cần một con robot để hoạt động. Ví Dụ: Siri là một cô trợ lý ảo của Apple, giọng nói chúng ta nghe thấy là hiện thân của AI và về bản chất thì không có một con robot nào ở đây cả.
Thứ hai, bạn có thể đã nghe thuật ngữ “điểm kỳ dị” hoặc “điểm kỳ dị công nghệ”. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong toán học để mô tả một tình huống giống như tiệm cận nơi các quy tắc thông thường không còn được áp dụng. Nó được sử dụng trong vật lý để mô tả một hiện tượng như một lỗ đen nhỏ có mật độ vô tận hoặc điểm mà tất cả chúng ta đều bị thu hẹp ngay trước BIG BANG. Năm 1993, Vernor Vinge đã viết một bài luận nổi tiếng, trong đó ông đã áp dụng thuật ngữ này vào thời điểm trong tương lai khi trí thông minh của công nghệ vượt quá trí thông minh của chúng ta, lúc đó cuộc sống con người sẽ thay đổi mãi mãi và những quy tắc chúng ta đặt ra sẽ không còn được áp dụng nữa. Ray Kurzweil sau đó đã xáo trộn mọi thứ một chút bằng cách xác định điểm kỳ dị là thời điểm mà Quy luật Gia tốc Lợi nhuận đã đạt đến một tốc độ đỉnh điểm, đồng nghĩa tiến bộ công nghệ đang diễn ra với tốc độ dường như vô hạn và sai đó chúng ta sẽ sống trong một thế giới hoàn toàn mới. Ngày nay nhiều người đã không còn sử dụng thuật ngữ này nữa nên tôi sẽ không đề cập đến nó quá nhiều ở đây (mặc dù đó là ý tưởng chủ đạo của bài viết này.
Hết phần 1
Nguồn bài viết gốc:
Bài dịch của mình nếu có sai sót thì mọi người hãy góp ý nha ^^
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất