Công bằng - một giấc mơ xa vời
Đây là một bài viết đầu tiên nêu quan điểm cá nhân của tác giả, mong rằng mọi người đóng góp ý kiến ạ, cảm ơn mọi người đã đọc bài viết
Có lẽ trong đại đa số con người, ai cũng được dạy là phải đối xử công bằng với người khác. Từ những bài học về đối nhân xử thế được cha mẹ ông bà dạy từ nhỏ, cho đến việc học các môn đạo đức ở cấp 1 và giáo dục công dân ở cấp 2 và cấp 3. Ai cũng mong muốn mình được đối xử công tâm và không bị đè xuống bởi sự thiên vị dành cho những người khác mà không phải bản thân họ. Thế nhưng, liệu chính những người đang truyền dạy về sự công bằng hay những bậc cha mẹ có từ hai con trở lên, họ đã thật sự đối xử công bằng với người khác chưa ?

Cán cân lệch là hình ảnh rõ nhất để nói lên sự công bằng trong xã hội
Trước hết, tôi xin nói về khái niệm công bằng. Về mặt kiến thức, công bằng là đối xử ngang bằng, không hơn không kém. Nhưng về thực tế thì lại khác, công bằng chỉ là một cán cân lỏng lẻo và lệch về một bên, thậm chí là bên thì ở dưới đất và bên còn lại thì tuốt trên trời. Bản chất việc làm của mỗi con người đều muốn có lợi ít lợi nhiều cho bản thân họ, những cặp đôi yêu nhau vì tình yêu đem đến cho họ niềm vui, mọi người đi làm vì việc đi làm đem đến cho họ thu nhập. Vì lợi ích đó, con người bắt đầu sinh ra sự ích kỷ, tham lam. Và từ sự tham lam đó bắt đầu hình thành sự bất công. Ví dụ thấy rõ nhất hiện nay là đút lót, đây là một vấn đề khá nhạy cảm nhưng nó vẫn còn tồn tại hiện nay, có thể ai cũng ý thức được rằng nó tồn tại, nhưng vì đút lót liên quan đến lợi ích nên nó vẫn sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài, mặc dù những người đút lót và ăn đút lót không mấy ai có kết cục tốt đẹp. Công bằng được tạo ra và bảo vệ bởi pháp luật, pháp luật lại do chính con người tạo ra. Nhưng mà như tôi nói ở trên, mọi việc làm đều mang một phần lợi ít lợi nhiều, mà chính chữ lợi đó lại là thứ làm cho con người ta sinh lòng tham và lòng tham chính là thứ loại bỏ sự công bằng trong mỗi con người. Cũng có một vài sự bất công là ngoại lệ, chúng không xuất phát từ lòng tham hay lợi ích, mà chúng đến từ tình yêu thương, như đầu bài tôi có nhắc về các bậc cha mẹ phụ huynh có từ hai con trở lên. Đôi khi các bậc cha mẹ đó dành tình yêu cho người con cả hay người con thứ nhiều hơn người còn lại, điều đó vô hình chung đã dẫn tới sự bất công trong gia đình, thậm chí biến người con kia trở thành một con cừu đen. Rồi người con "cừu đen" ấy sẽ bị ảnh hưởng tâm lý như thế nào ? Liệu người đó có giữ được bản chất của mình ?
Sau cùng thì điều tôi muốn nói là, công bằng chỉ là một lý thuyết được nói trong các quyển sách và được dạy từ các bậc cha mẹ, thầy cô. Thậm chí ở một số nơi, công bằng vốn dĩ không tồn tại, nó là một giấc mơ xa xỉ và viễn vông.
Đây là ý kiến riêng của tôi, mong rằng các bạn tranh luận tích cực. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất