nhà vật lý kiêm nhà văn Alan Lightman đã nói rằng: ''Nếu không tự lách mình ra khỏi mọi phiền nhiễu và các thiết bị điện tử, không cho bản thân vài phút hoặc vài giờ để tự nghiền ngẫm lại mọi thứ đã xảy ra, chúng ta có thể sẽ rơi vào trạng thái hoang mang vô định. Bạn thật sự không biết mình là ai, không biết mình muốn gì. Điều đó thật sự mới là thứ đáng sợ nhất'.''
Ảnh: Dola Sun
Vào năm 2016, nhà sinh vật học kiêm nhà tự nhiên học - EO Wilson đến từ Harvard (TED Talk: Advice to a young scientist) đã đề xuất rằng một nửa bề mặt của trái đất nên được khoanh vùng và bảo vệ đặc biệt như những khu đất bảo tồn (trích quyển sách Half-Earth: Our Planet’s Fight for Life do ông biên soạn). Theo thống kê của World Wide Fund for Nature từ năm 1970, loài người đã phá hủy hơn 30% diện tích đất rừng và hệ sinh thái biển. Gia tăng dân số chính là yếu tố dẫn đến hậu quả khôn lường của sự hủy diệt thiên nhiên và tài nguyên khoáng sản. Càng nhiều cá thể sinh sống, nhu cầu và mong muốn của cải vật chất và sự gia tăng nhiều hơn rất nhiều lần so với quá khứ. Chủ nghĩa tư bản và tham vọng làm giàu của một số cá nhân góp phần thúc đẩy quá trình phá hoại môi trường khốc liệt hơn. Xét theo tình hình thực tế, đề xuất của Wilson khó có thể đạt được, nhưng nó ngầm thể hiện sự thừa nhận của con người về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và nguyên nhân dẫn đến sự đe dọa đó. 
Trong những năm gần đây, ngoại những tác động của con người lên ngoại cảnh, sự phá hủy bản thân chúng ta từ sâu bên trong mỗi người đã dấy lên một hiện tượng đáng ngại hơn. Đó là sự ăn mòn từ từ và dần dần của ý chí, và mỗi người tự dằn vặt mình trong những nỗi niềm rất riêng. Họ như những người mất đi thứ ánh sáng cuối ngày, quờ quạng và chếnh choáng chờ ngày được ai đó trục vớt ra khỏi cái hố đen. Họ dần trở nên chậm chạp, lờ đờ, nhưng lại luôn trong trạng thái không có đủ thời gian và không gian yên tĩnh và suy ngẫm về mọi thứ. Họ mất đi sự riêng tư và nỗi cô độc cố hữu. Họ im lặng trong sự gào thét khản đặc. Tâm không tĩnh lặng, họ luôn thấy mình không đủ khả năng ngồi yên trên ghế trong mười lăm phút mà không thể không xao nhãng bởi sự kích thích bên ngoài. Tất cả những biểu hiện lạ thường đó đều đã xảy ra trong cuộc đời họ, theo một cách nhanh chóng và gần như vô hình. Lâu đến nổi họ có thể mường tượng về những gia đoạn rất lâu trước đây, khi mà: Một trăm năm mươi năm trước, điện thoại đã không tồn tại. Năm mươi năm trước, Internet không tồn tại. Hai mươi lăm năm trước, Google đã không tồn tại.
Trạng thái mất đi chính mình đã mang đến những viễn cảnh thảm khốc. Cũng như sự nóng lên toàn cầu, tâm trí chúng ta có thể đã ở gần điểm không thể quay lại. Vô hình chung, hầu như chính ta không thể nhận ra việc mình đã đánh mất chính mình như thế nào vì mọi thứ đến chỉ như một cái chớp mắt, chẳng một lời báo trước. Chúng ta đang không biết mình là ai và điều gì là quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta đang tạo ra một cỗ máy toàn cầu, trong đó mỗi chúng ta là một bánh răng vô tri và chỉ có thể làm theo phản xạ. Là một chiếc máy, chúng ta không ngừng bị thúc đẩy bởi tốc độ, tiếng ồn và sự cấp bách nhân tạo của thế giới đầy rẫy những điều phức tạp chồng chéo nhau.
Tôi muốn đưa ra một đề nghị táo bạo rằng: một nửa tâm trí được đánh thức của chúng ta sẽ thể hiện ra ngoài và được giữ lại thông qua những phản ánh không thành lời.
Nếu rơi vào trạng thái đó, bản thân chúng ta có thể làm gì? Bằng cách nào đó, chúng ta cần tạo ra một thói quen mới của tâm trí, với tư cách cá nhân và xã hội. Chúng ta cần một thái độ tinh thần biết trân trọng và bảo vệ sự tĩnh lặng, riêng tư, cô độc, chậm chạp, suy tư cá nhân; vì điều đó đồng nghĩa với việc tôn vinh cái tôi bên trong mỗi người; cho phép mỗi chúng ta đi lang thang trong chính tâm trí của mình mà không cần đến  lịch trình.
Đề xuất của Wilson rất táo bạo, và tôi muốn đưa ra một đề nghị táo bạo tương tự: một nửa tâm trí được đánh thức của chúng ta sẽ thể hiện ra ngoài và được giữ lại thông qua những phản ánh không thành lời. Mặt khác, nếu không làm điều tương tự, chúng ta đang tự phá hủy những cảm xúc từ bên trong và đàn áp năng lực sáng tạo của chúng ta. Mỗi ngày dài trôi qua sẽ có những khoảnh khắc khác nhau mà bạn có thể dành nó cho việc chiêm nghiệm và tìm về trạng thái tĩnh lặng, thoát khỏi thế giới bon chen và hối hả bên ngoài.
Làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng một thói quen chiêm nghiệm của tâm trí? Hai mươi năm trước, một người bạn của tôi dạy ở trường trung học Arlington, Massachusetts và tại đây, cô ấy đã bắt đầu một hành trình mới với học sinh của mình. Vào đầu ca học của mỗi lớp, cô bấm chuông và yêu cầu học sinh ngồi im lặng trong bốn phút. Cô chia sẻ: ''Tôi đã giải thích [với các học sinh của mình] rằng tôi cảm thấy những ngày trên giảng đường của chúng tôi trôi qua quá nhanh và luôn đầy tiếng ồn. Trong một thời khóa biểu dẫu có dày đặc đến mấy, sự im lặng trong vài phút này vẫn có thể giúp chúng tôi bỏ lại những xô bồ của ca học trước và lấy lại tinh thần tươi tỉnh cho ca học tiếp sau đó. Bốn phút tuy không quá đài, nhưng đó là một thời gian đủ để chúng tôi xóa nhòa đi sự lưu tâm về những điều cũ vừa xảy ra, bao gồm cả sự ồn ào và những điều khiến tâm trạng chúng tôi lửng lưng trước khi thật sự rũ bỏ tất cả để bước vào ca học mới, với một giáo viên khác như tôi.  Và dĩ nhiên, điều đó cũng có ý nghĩa tương tự với tôi, tôi luôn xem học sinh của mình đều là những điều mới mẻ-rất-quen-thuộc. Chỉ có thế tôi mới thấy mình đủ tĩnh lặng và tập trung cho những mục tiêu kế tiếp trong ngày. Chúng tôi đang hướng đến sự tĩnh lặng bên trong lẫn bên ngoài.'' Và kết quả thật kỳ diệu. Cả cô và học sinh của cô đều bình tĩnh hơn và tập trung hơn khi cứ áp dụng định lý 4 phút tĩnh lặng trước khi bắt đầu bài mới ấy.
Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức - như Trường học chánh niệm (Mindful Schools) và Giáo dục chánh niệm (Mindful Education) - đã được thành lập để giáo dục và nhắc nhở những học sinh tiểu học và trung học về tầm quan trọng của các giai đoạn yên tĩnh và thiền định trong ngày. Ví dụ, vào năm 2015, nhà giáo dục thể xác tâm trí (mind-body educator) - Stacy Sims đã bắt đầu một chương trình có tên Khoảnh khắc âm nhạc (Mindful Music Moments), trong đó học sinh sẽ được nghe nhạc cổ điển trong vòng 4 phút vào chuyên tin thông báo buổi sáng - tương tự như ý tưởng của bạn tôi ở Massachusetts. Mindful Music Moments hiện hoạt động tại 65 trường K-12, các buổi dã ngoại và các tổ chức dịch vụ xã hội. Hầu hết các đơn vị/tổ chức này đều ở Cincinnati.
Luôn có các khu vực không có màn hình lớn đặt trong không gian công cộng và luật lao động sẽ đảm bảo cho người lao động nửa giờ mỗi ngày được nghỉ ngơi thư giản và tĩnh tâm tại nơi làm việc.
Để hình thành và phát triển thói quen mới này, các nhóm đối tượng khác nhau phải sử dụng các phương pháp khác nhau. Tôi có một số khuyến nghị, vốn chỉ nên được xem là thử nghiệm ban đầu thay vì một giải pháp toàn diện:
• Đối với học sinh K-12, khoảng thời gian giữ im lặng là khoảng mười phút trong các ngày học. Học sinh có thể chọn cách lặng lẽ viết ra những suy nghĩ của mình trong một cuốn sổ cá nhân. Các trường khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau, và mỗi trường đều có những cách thức rất riêng và phù hợp nhất để tạo ra thời khắc tĩnh lặng này.
• Đối với sinh viên đại học, các khóa học chuyên sâu hướng nội luôn được các bộ phận học thuật đặc biệt chú trọng. Mỗi sinh viên sẽ được yêu cầu học ít nhất một khóa học như vậy mỗi học kỳ. Các khóa học tuy là nội dung tập trung vào nhóm người hướng nội, nhưng nội dung môn học hoàn toàn xuất phát từ ưu và khuyết điểm của khoa đào tạo. Ví dụ, trong môn lịch sử hoặc hóa học, giáo viên sẽ giảm tải việc đọc lý thuyết và làm bài tập. Đồng thời giáo viên sẽ khuyến khích sinh viên sử dụng thời gian rảnh để nêu ra những góp ý mang tính xây dựng cho bài học của lớp. Những gì họ phản ánh chính là tất cả những kiến thức họ đang học, cuộc sống cá nhân và mục tiêu cuộc sống.
• Tại văn phòng làm việc được trang bị một căn phòng yên tĩnh hoặc không gian tương tự nơi mà nhân viên được phép và khuyến khích dành nửa giờ mỗi ngày để thiền, suy ngẫm hoặc đơn giản là im lặng để cảm nhận và suy nghĩ về những ngày đã qua. Căn phòng này sẽ cấm tất cả những trang thiết bị điện tử và có khả năng gây nhiễu như: Điện thoại thông minh và máy tính. Khoảng thời gian yên tĩnh này sẽ không phải là một phần của giờ nghỉ trưa thông thường mà là một thời gian được cấp trên dành hẳn cho nhân viên trong những khung giờ khác nhau của ngày làm việc.
• Đối với các gia đình, buổi tối chính là thời gian tốt nhất để các thành viên kết nối với nhau. Tất cả điện thoại, điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị khác đều bị tắt vì muốn giữ sự tập trung trong các hoạt động gia đình hoặc đơn giản chỉ là bữa cơm nhà. Bữa tối nên là thời gian cho cuộc trò chuyện yên tĩnh, thấu hiểu và cảm thông từ các thành viên trong nhà.
• Cá nhân mỗi người nên suy nghĩ về cách họ dành thời gian 30 phút mỗi ngày để sống, làm việc, thư giản và nghỉ ngơi như thế nào trong ngày. Chẳng hạn, bạn có thể đi bộ trên máy tập trong khi máy không cắm điện, đọc sách hoặc chỉ đơn giản là ngồi yên lặng để nghiền ngẫm.
• Đối với toàn xã hội, luôn có các khu vực không có màn hình lớn đặt trong không gian công cộng và luật lao động sẽ đảm bảo cho người lao động nửa giờ mỗi ngày được nghỉ ngơi thư giản và tĩnh tâm tại nơi làm việc.
Có thật là chúng ta luôn cho rằng mình không nợ con em của mình một thế giới nơi mà cuộc sống chiêm nghiệm cá nhân của chúng thật sự có giá trị và được hỗ trợ hết mức có thể? Và liệu ta có đang nợ chính bản thân mình một câu hỏi tương tự? 
Tôi tin rằng chúng ta có thể hình thành và phát triển một thói quen tâm trí hoàn toàn mới mẻ này đối với thế giới phúc tạp của hiện tại, nhưng vấn đề nằm ở chỗ thời gian nhanh hay chậm mà thôi. Trước tiên chúng ta cần nhận ra sự nguy hiểm của việc quên lắng nghe chính mình. Chắc chắn, những người trẻ tuổi hơn nên dành thời gian truy tìm sợi dây vô hình gắn kết họ với thế giới rộng lớn xung quanh. Nhưng phải chăng đã đến lúc chúng ta nên sống có trách nhiệm với chính mình, bắt đầu từ việc chủ động nhận thức về tự nhiên, cuộc đời và thế giới. Và nếu bạn bị mắc kẹt lại đâu đó trong hành trình khám phá chính mình, xin hãy nhớ: Bản thân chúng ta là nạn nhân, nhưng chúng ta cũng là thủ phạm. Có thật là chúng ta luôn cho rằng mình không nợ con em của mình một thế giới nơi mà cuộc sống chiêm nghiệm cá nhân của chúng thật sự có giá trị và được hỗ trợ hết mức có thể? Và liệu ta có đang nợ chính bản thân mình một câu hỏi tương tự? 
Thay đổi một điều gì đó không phải là chuyện một sớm một chiều. Và với tâm trí, để rèn luyện sự tĩnh lặng và thói quen lắng nghe chính mình lại càng khó khăn hơn rất nhiều so với lý thuyết. Dù khó khăn, nhưng nó không đồng nghĩa với việc không thực hiện được. Với một chút quyết tâm, mỗi chúng ta có thể tìm thấy nửa giờ mỗi ngày để chậm rãi nhìn lại 24h đã qua. Và khi chúng ta làm như vậy, chúng ta đang tự tặng cho mình một món quà. Đó là một món quà cho tinh thần mà suốt đời ta tìm kiếm. Đó là một sự tôn vinh của cái tôi - nơi bản ngã của ta thì thầm và lặng lẽ qua năm tháng cần một lối rẽ để thoát ra. Đó là một sự giải thoát khỏi cái lồng chật chội của thế giới phức tạp và đầy biến động. Đó là sự tự do. Và đó cũng là khi ta tìm thấy chính mình - nguyên sơ và tự do hơn bao giờ hết. 
Nhiều thập kỷ trước, khi tôi là cậu bé mỗi ngày đi bộ đến trường thông qua con đường rừng, đi theo những con rùa chậm rãi đi xuống đường đất, lãng phí hàng giờ khi tôi ngắm nhìn những con nòng nọc trong những hàng cây liễu hay những ngọn cỏ trong gió,... Tôi thấy mình được tự do. Thời gian trôi đi, chúng ta không thể quay trở lại thế giới đó một lần nữa, thậm chí chúng ta cũng không nhất thiết muốn thế, nhưng chúng ta có thể tạo ra một không gian dịu êm và tĩnh lặng như thế ngay  trong thế giới thực tại của mình. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo ra một bức tường thành vững chắc để bảo vệ những trạng thái tốt đẹp nhất trong tâm trí của chính chúng ta.
Trích từ cuốn sách mới nhất: In Praise of Wasting Time của Alan Lightman. Tác phẩm được tái bản với sự cho phép của TED Books/ Simon & Schuster. Bản quyền thuộc về © 2018 Alan Lightman.
THÔNG TIN VỀ CÁC TÁC GIẢ
Alan Lightman là một nhà vật lý, tiểu thuyết gia và nhà tiểu luận. Ông được đào tạo tại Đại học Princeton và Học viện Công nghệ California, nơi ông nhận bằng Tiến sĩ về học thuyết vật lý. Ông là tác giả của sáu cuốn tiểu thuyết, bao gồm quyển Einstein’s Dreams - tác phẩm bán chạy nhất quốc tế, ba tập tiểu luận, một bài thơ kể chuyện dài, một cuốn hồi ký và một vài cuốn sách về khoa học. Bài viết của ông đã xuất hiện trên tờ The Atlantic, Granta, The New Yorker và The New York Review of Books, cùng với các ấn phẩm khác.
Chuyển ngữ và biên tập: Hoàng Thy