Nhắc đến lịch sử cà phê ở Việt Nam mọi người thường nghĩ tời Pháp bởi Pháp là nước đã đem cây cà phê đến Việt Nam. Tuy vậy nhiều người chưa biết tới quan hệ của Đông Đức và Việt Nam trong ngành cà phê.
Năm 2016, Đức là nước nhập khẩu cà phê số 1 của Việt Nam. Sau năm 1990, Việt Nam dần trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Năm 1980 – trước đó 10 năm, thỏa thuận đã được kí giữa Việt Nam và Đông Đức, Đông Đức sẽ đầu tư cơ sở vật chất máy móc để mở rộng vùng trồng cà phê, đào tạo nông dân kĩ thuật canh tác để đổi lại là 1/2 sản lượng cà phê trong 20 năm sau. Điểm khởi đầu của chuỗi sự kiện này là: cuộc khủng hoảng cà phê 1977 – EAST GERMANY COFFEE CRISIS.
 Phần 1: Bối cảnh Đông Đức
Theo nhiều khía cạnh, Chiến tranh Lạnh đã xác lập trật tự quyền lực thế giới bấy giờ. Trong tình hình đó Đông Đức đã cố gắng xoay sở nhưng cuối cùng tự tạo ra cuộc khủng hoảng cho chính họ. Sự cạnh tranh chính trị giữa Tây Đức và Đông Đức như là một mô hình thu nhỏ của cuộc chiến lý tưởng giữa 2 thế lực cường quốc Soviet và Mỹ. Khi mà Tây Đức công bố chính sách ngoại giao Hallstein, với mục đích cô lập Đông Đức khỏi cộng đồng quốc tế bằng cách tư phong cho mình quyền đại diện duy nhất cho nước Đức trên lãnh thổ Đức và đe dọa sẽ xóa bỏ quan hệ ngoại giao vs giao thương với bất kì quốc gia nào (trừ Soviet) công nhận Đông Đức là 1 quốc gia chính thức. Cho đến khi 2 miền nước Đức kí Thỏa Thuận Nền Tảng năm 1972, Đông Đức vô cùng hạn chế trong giao thương, làm cho Đông Đức dành hầu hết nỗ lực ngoại giao để được quốc tế công nhận.
 Sự cạnh tranh này còn tác động trực tiếp đến chính sách đối nội và sự xung đột chính sách của Đông Đức khi mà Đông Đức ngày càng muốn cạnh tranh trực tiếp với sự phát triển kinh tế thịnh vượng của Tây Đức. Sau những năm 50, hàng lương thức thực phẩm đã gia tăng , năm 1958, Đông Đức đạt được ngưỡng dinh dưỡng cần thiết cơ bản cho mỗi người dân kết thúc 20 năm thiếu hụt lương thực. Áp lực cạnh tranh với phía Tây càng tăng sau những năm 50, một phần để chống việc Phía Tây tự phong là đại diện duy nhất cho toàn nước Đức và hơn hết là để chống lại suy nghĩ Đông Đức đang bị Tây Đức bỏ rất xa trong khía cạnh chất lượng cuộc sống. Bởi sự thính vượng giàu có của Phía Tây, rất nhiều người rời bỏ Phía Đông, tạo nên 1 cuộc di cư khổng lồ “Flight from Republic”, gần 3,5 triệu người đã từ di cư từ Phía Đông sang Phía Tây trong những năm 50, trong đó có rất nhiều các chuyên gia trẻ. Hội nghị Đảng lần thứ 5 tháng 7 năm 1958 kế hoạch “Main Economic Task” (Nhiệm vụ Kinh tế trọng tâm) được đề ra: Tăng lượng tiêu thụ trên đầu người vượt qua mức trung bình của Tây Đức vào năm 1961. Cải thiện cung cấp thực phẩm như cà phê là một trong những cách mà chính quyền cố làm cho Đông Đức trở nên là một nơi hấp dẫn để sinh sống và cải thiện cuộc sống của công nhân giai cấp trong nhìn nhận của SED – đảng cầm quyền Đông Đức là những nhân tố tiên phong trong Văn hóa của cuộc Chiến Tranh Lạnh toàn cầu. Tuy nhiên chiến lược này gắn chặt tín nhiệm chính trị của SED với khả năng thực hiện trọn vẹn lời hứa. Và để duy trì sự cung cấp này là gánh nặng khổng lồ với một nước lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường cà phê thế giới, đặc biệt là khi giá cà phê gấp 4 lần bình thường vào năm 1977.


Sự thiếu hụt cà phê thúc đẩy GDR (đông đức) kết nối với các nước sản xuất trên thế giới. Và kết quả của những thương vụ cho thấy mục đích của GDR bằng việc tiếp cận với các nước sản xuất cà phê GDR xây dựng hình ảnh của họ như 1 nước tiến bộ và toàn cầu hóa. Những thương vụ này là 1 điểm đặc biệt trong bối cảnh lớn của thế giới lưỡng cực vẫn được nhắc đến trong lịch sử Chiến trạnh lạnh thường được nhắc tới như show diễn sức mạnh của các cường quốc. Những giao thường này còn cho thấy một ví dụ về khả năng của GDR thúc đẩy thành công quan hệ song phương với các nước yếu thế trong trật tự quyền lực ở cuối Cold War.
Phần 2: Biểu tượng – A NOTION
Mùa thu 1961, tại “Espresso Hungaria” một quán cà phê nhỏ bên đường Stalinalee Đức, một nhà báo Đông Đức viết: “Tôi cảm nhận được toàn bộ và đồng cảm với tình yêu của Barista dành cho tách cà phê thân yêu đầy quyến rũ này”. Trong cuốn lưu bút của quán có đoạn nói rằng cà phê là điều tuyệt vời nhất của Berlin “the best in Berlin”, nhà báo hoàn toàn đồng ý với điều này. Đưa người đọc đến khung cảnh buổi tối ở Espresso Hungaria, tác giả đoạn lưu bút:
 “Bạn ngồi với tôi tại một chiếc bàn nhỏ bên trong Espresso Hungaria. Trời đã tối. Các cửa hàng đã đóng cửa. Bên kia đường là biển hiệu neon của một cửa hang nội thất chào mời bạn. Bên rìa đường Stalinalee, những chiếc xe đỗ lại phản chiếu ánh đèn neon đầy màu sắc. Trong quán kín người tất cả các bàn. Những cô bé nhấm nháp bánh quy, bốn cậu trai xúc những thìa kem cherry, một bà mẹ tay trái thì đưa đẩy chiếc xe nôi trong khi tay phải đưa cốc lên miệng. Một anh thanh niên viết thơ tình? Một xã hội hiện đại. vô cùng thoải mái, đầy những điều ngọt ngào…”


Ngay bên đường Stalinallee với giá cả phải chăng, tác giả cả ngợi quán cà phê nhưng là một thành quả của Đông Đức. Cùng thời điểm đó, nhìn chung mọi ý kiến đều nhấn mạnh rằng quán cà phê là một điều tuyệt vời; Đông Đức muốn biến cà phê thành một điểm được yêu thích dựa trên sự thoải mái, thư giãn và cà phê ngon nhất “the best coffee” luôn sẵn sàng. Dù rằng điều này mạng lại cho người dân Đông Đức cảm giác họ luôn được tận hưởng một cốc cà phê trong không khí của một quán cà phê hiện đại, nhưng thực tế nguồn cung cấp cà phê lại rất khó khăn vào năm 1961. Một bài viết trên trang nhất ở cùng tờ báo đầu năm đó đã hỏi độc giả: “Bạn thích thưởng thức một cốc cà phê chứ? Chắc chắn rồi. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ cà phê tới từ đâu?”. Bài báo này giải thích sự tinh tế/mong manh trong cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu, yếu tố Đông Đức dựa vào để có được hàng hóa. Cũng như nhấn mạnh rằng Đông Đức có khả năng nhập khẩu được hàng hóa như cà phê thì Đông Đức cũng phải xuất khẩu hàng hóa ở chất lượng tốt nhất, “điều mà uy tín quốc tế của chúng ta dựa vào”.
Tờ Berliner Zeitung với 2 bài báo trên cho thấy câu chuyện cà phê ở Đông Đức ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, cả hai đều gắn liền cà phê với thành quả của Đông Đức, mọi người đều bình đẳng tiếp cận hàng hóa theo nhu cầu. Cà phê không được phân phát nhưng nó là sản phẩm mà chính quyền cam kết cung cấp, gắn chặt uy tín chính trị với thực hiện lời hứa nâng cao đời sống cơ bản của nhân dân. Thứ hai, cả hai bài báo đều đưa ra rằng người Đức yêu thích cà phê của họ. Cà phê là để tận hưởng trong không gian thư giãn dù là một mình hay với đồng nghiệp và trên hết, cà phê có nghĩa là cà phê NGON!. Và trong khi các học giả đều cho rằng chính quyền không có khả năng duy trì nguồn cung của hàng tiêu dùng. Đó là điều thách thức uy tín chính trị, tầm quan trọng của cà phê không chỉ còn đơn giản nằm ở việc CÓ cà phê.
Cà phê và các hoạt động liên quan đến tiêu thụ cà phê có một vai trò quan trọng trong xây dựng nhà nước Đông Đức. Những năm 60, tạp chí thiết kế Kultur im Heim xuất bản những bức hình nột thất kiểu mới cho những căn hộ, được đưa ra bằng đường nét đơn giản tinh tế, không gian gọn gàng đặc trưng cho chủ nghĩa hiện đại giữa thế kỉ 20. Cà phê nằm giữa khung cảnh thiên đàng đấy, trong hầu hết hình ảnh của một căn bếp, hay phòng khách, một bộ cốc tách cà phê sứ làm bởi Đông Đức lấp lảnh trên bàn, mời gọi độc giả tưởng tượng đến việc thư giãn cùng những vị khách trong căn phòng đó. Những cuốn sách nói về cách thức giao tiếp xã hội diễn tả cà phê như chất trung gian cho các cuộc tụ tập, gắn liền cà phê với ý tưởng về xã hội, sự văn minh và quy tắc giao tiếp. Ví dụ như lời khuyên bởi Festlich Gedeckte Tisch về một tiệc đính hôn với cà phê là tuyệt vời nhất, “không nơi nào mà hai gia đình xa lạ gặp gỡ một cách dễ dàng bằng không gian tràn ngập hương cà phê tuyệt hảo!”. Các tạp chí của nhà nước cũng thường xuyên có bài về nhà máy hay công ty cụ thể, những bài báo này thường xuất hiện hình ảnh một công nhân tiêu biểu hay một nhóm lữ đoàn bên ly cà phê. Hình ảnh người công nhân tận hưởng cà phê cùng nhau trong khung cảnh thư thái truyền tải một ý niệm quan trọng: Cà phê có thể thúc đẩy tình đoàn kết trong nhân dân trong cả thời gian nhàn rỗi nghỉ ngơi trong phòng nghỉ mà không nhất thiết phải thông qua làm việc
.




Vào chuyên mục tháng 1 năm 1967, tạp chí phụ nữ Für Dich hỏi độc giả: “Liệu bạn có thể không uống cà phê một ngày? Một tuần, tháng, năm… cả cuộc đời bạn?” Thực tế bài báo đưa những sự thật theo chiều ngược lại với tiêu đề: “Mỗi năm chúng ta nhập khẩu khoảng 31.000 tấn. … Mỗi ngày - tại nhà, văn phòng, quán cà phê ở nhà máy - 15 triệu cốc cà phê được uống ĐỀU ĐẶN. Điều này tương ứng với mục tiêu mỗi công dân một cốc cà phê mỗi ngày và hàm ý của bài báo trở nên rõ ràng: Người dân Đông Đức tận hưởng cà phê như là 1 phần của cuộc sống mỗi ngày. Bài báo còn nói về lịch sử uống cà phê ở Châu Âu, nhấn mạnh quán cà phê đầu tiên ở Đức được mở ở Leipzig (thành phố đông đân thứ 2 ở Đông Đức). Như những người kế thừa, người dân Đông Đức có thể trở thành một phần tiếp nối di sản văn hóa của các thế hệ trước mỗi khi họ uống một tách cà phê ở một quán như Espresso Hungaria, khẳng định sự góp mặt của Đông Đức trong văn hóa lâu đời ở Châu Âu. Tuy nhiên những hình ảnh chính trị có được có thể bay hơi trong chớp mắt khi mà giá cà phê thế giới thách thức khả năng duy trì nguồn cà phê của đất nước này.


Phần 3: Khủng hoảng - A COLD SWEPT
“Mỗi người dân Berlin đều bắt đầu ngày của họ với cà phê. Những khó khăn sau những năm tháng chiến tranh và hệ quả của nó đè lên đầu họ, sự thiếu hụt cà phê là dường như là điều khó khăn nhất. Những năm tháng này người dân Berlin cũng như mọi người dân Đức sẵn sàng đổi bất cứ thứ gì để có cà phê và tới giờ vẫn vậy.” lời ghi của một nhà báo Anh tới thăm Berlin năm 1955. Những người thèm khát cà phê ở Đông Đức gây áp lực với chính quyền để duy trì một lượng cà phê ổn định và de dọa sẽ làm loạn nếu việc cung cấp bị dừng lại. Cà phê đi liền với tận hưởng và một hoạt động cộng đồng cũng như với thất vọng, khó khăn trong cuộc sống và thậm chí khả năng nổi loạn của cộng đồng. Trong cơn nghiện cà phê của cả một đất nước, người Đức yêu cầu cà phê như một quyền lợi.


Từ 17-20 tháng 7 năm 1975, một đợt không khí lạnh tràn thẳng vào Minas Gerais, São Paulo và Parana – vùng trồng cà phê của Brazil, hủy hoại 2/3 số cây cà phê của ở đây và giảm hơn 1/2 sản lượng vụ 1976-1977. Cung cấp gần 1/3 sản lượng cà phê thế giới, thảm họa thiên nhiên này ảnh hưởng nặng nề tới thị trường cà phê thế giới. Từ năm 75 đến năm 76 giá cà phê tăng gấp 2 lần và gần gấp 4 lần vào năm 1977. Giá cả tăng đột biến đẩy Đông Đức với đồng tiền có tỉ giá thấp vào tình trạng nguy hiểm tài chính khi mà kế hoạch nhập khẩu của nhà nước cho năm 1977 là 51.900 tấn cà phê thô, tăng 1900 tấn so với năm trước; số tiền chi cho cà phê hằng năm tăng từ 150 triệu mark lên đến gần 700 triệu. Đối với chính phủ và doanh nghiệp đây không gì ngoài một cuộc khủng hoảng cà phê. Và câu hỏi đó là liệu đất nước có hi vọng nào để duy trì lượng cà phê để đảm bảo lời hứa của Đảng. Đi đến quyết định, cà phê dự trữ được duy trì bằng cách sử dụng các thành phần thay thế vào cà phê! Vào 28 tháng 6, Hội đồng bộ trưởng phê duyệt chấm dứt nhãn hàng cà phê rẻ nhất là Kosta và thay thế bởi Kaffe-Mix, một sản phẩm kết hợp 51% cà phê đã rang và 49% gồm: rau diếp xoăn, củ cải đường và lúa mạch đen.


Phản ứng của cộng đồng với Kaffe-Mix cực kì tiêu cực, tất cả là bởi chất lượng quá tệ của Kaffe-Mix. Những tuần sau đó, người dân đã viết mười bốn nghìn đơn kiến nghị tới nhà rang và nhà phân phối, cũng như tới cơ quản của đảng và chính phủ từ địa phương cho tới trung ương. Một lá thư từ Erzgebirge phàn nàn “Cà phê từ thời chiến của chúng ta cũng không có vị khốn khổ như thế này!” Một trong những công kích mạnh nhất từ một người sành cà phê nói rằng: Kaffe-Mix có thể cải thiện kỉ luật của người công nhân bởi ngay cả một người thèm uống cà phê cũng chả buồn nghỉ uống cà phê nữa. Một số người dân còn chỉ ra khía cạnh chính trị của cán cân cà phê: “Liệu bạn có biết người về hưu có thể mua được những loại cà phê đắt hơn? Bạn có biết rằng, với đồng lương TUYỆT VỜI của bạn, cuối cùng bạn có thể mua được gì với 300 mark một tháng? Và bạn muốn là công ăn lương cho nhà nước chứ?” Lá thư này đã chỉ ra vấn đề chính trị lớn hơn: khủng hoảng cà phê de dọa cái nhìn về sự bình đẳng bởi nó gia tăng khoảng cách xã hội trong một thể chế xã hội mà đáng ra phải cung cấp sự bình đẳng tiếp cận hàng hóa. Cuộc khủng hoảng cà phê thách thức lí thuyết vượt trội của kế hoạch kinh tế được đề ra (Main Economic Task ở phần 1) và uy tín chính trị của chính quyền khi ngày càng khó khăn để duy trì cà phê tới cốc của người dân Đông Đức đang mong đợi “East German’s expectant cups”.


Khi mà người dân từ chối Kaffe-Mix bởi vị và chất lượng quá tệ, họ mua Rondo và Mona thay thế cho dù giá đắt nhưng có hàm lượng cà phê cao hơn.


 Bộ an ninh báo cáo một số lượng lớn các cuộc đình công và trên hết là việc bị tẩy chay diện rộng của nhãn hàng, nhà bán lẻ đối mặt với lượng tồn kho lên tới 11,6 tấn Kaffe-Mix vào 15 tháng 8. Phản ứng này đẩy nhanh sự cạn kiệt cà phê dự trữ, không chỉ gây nguy hiểm kế hoạch bảo toàn ngoaị tệ giá trị cao/hard currency của nhà nước mà còn nhanh chóng biến các biện pháp bảo tồn thành thất bại hoàn toàn. Nếu người dân Đông Đức chỉ mua những nhãn với hàm lượng cà phê cao, chính phủ không còn các nào khác ngoài tìm nguồn cà phê thô mà không gây gia tăng chi tiêu ngoại tệ.


Vào năm 1979, giá cà phê thế giới vẫn cao gấp đôi giá trước năm 75, và trao đổi hàng hóa là phương án tối ưu đê giảm chi tiêu ngoại tệ. Những giao thương được tập trung thương thảo ở khu vực Đông Á, đặc biệt là Việt Nam với hy vọng thiết lập quan hệ nhập khẩu lâu dài.


Đây là phần cuối trong seri Câu chuyện cà phê giữa Đông Đức và Việt Nam một phần rất dài, mình cân nhắc rất nhiều trước việc có nên tóm gọn, lược bỏ các chi tiết ngoài cà phê hay không. Và mình quyết định sẽ giữ nguyên để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về câu chuyện này thay vì chỉ là thông kê các số liệu và sự kiện.
Trong cuộc chiến giữa 2 ông lớn Mỹ và Soviet, thay vì chỉ là nhân tố thụ động trong Cold War, Đông Đức có những bước đi với mục đích riêng và quan hệ hợp tác giữa Đông Đức với các nước đang phát triển, những nước yếu thế trong cuộc chiến để lại dấu ấn trên toàn thế giới.
Phần cuối: Di sản
Trong mối quan hệ với các nước đang phát triển, Đông Đức tập trung đẩy mạnh những mối quan hệ than thiết dự trên sự đoàn kết của khối cộng sản. Đảng SED tuyên bố hỗ trợ nhu cầu của các quốc gia đang phát triển với “những trao đổi công bằng, không phải viện trợ” để đối kháng với những viện trợ cho nước nghèo nhưng thực tế làm giàu cho bản thân của khối Mỹ. Trọng tâm của hành động này đặt ra đề những nguyên tắc về hợp tác cùng phát triển trong kinh tế và khối chính trị, tập trung vào “xây dựng và hiện đại hóa” nền công nghiệp và nông nghiệp những nước này. Mặc dù việc hợp tác hướng tới đoàn kết cộng sản, Đông Đức vẫn hỗ trợ những quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong tiến tới độc lập, cũng như phát triển kinh tế, xã hội của những nước này.
Thúc đẩy bởi nhu cầu cà phê, tuân theo cái nguyên tắc hợp tác, Đông Đức nhận thấy Việt Nam là một lựa chọn phù hợp đồng thời là ứng viên sáng giá cho chương trình hợp tác phát triển cà phê. Việt Nam đại diện cho một đồng minh hoàn hảo và chiến tranh Việt Nam – một cơ hội tuyệt vời để tuyên truyền khi mà hình ảnh Việt Nam được khắc họa như nạn nhân của nước Mỹ hiếu chiến, cuộc chiến càng kéo dài càng nhiều những chỉ trích dành cho Mỹ. Tây Đức công khai ủng hộ can thiệp của Mỹ và chịu tai tiếng cũng với Mỹ. Đông Đức đã sớm phản đối kịch liệt cuộc chiến và được xem như góp tiếng nói chung với thế giới, cụ thể trong ý kiến của cộng đồng thế giới phản đối sự can thiệp của Mỹ. Như Gerd Horten chỉ ra, chiến tranh Việt Nam là cơ hội vàng mà Đông Đức không cần phải tạo ra hay đối diện sự nghi ngờ của dân chúng. Thái độ phải đối chiến tranh góp phần cho ổn định nội bộ Đông Đức: Khi mà tinh thần phản đối chiến tranh dâng cao trong cộng đồng Đông Đức những năm 60 cũng như toàn thế giới, lập trường phản đối chiến tranh của Đảng SED nâng cao uy tín của Đảng trong cái nhìn của nhân dân.
Mặc dù sự hủy hoại diện rộng trên Việt Nam qua cuộc chiến, bao gồm sự tàn phá của bom napalm và chất độc màu da cam thì các cánh đồng cà phê – đầu tiên là được canh tác dưới thời thuộc địa Pháp – vẫn còn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Cuộc chiến kéo theo thiệt hại lớn về người – khoảng 700.000 thương vong và hủy hoại 45% làng mạc. Nhiều nhà máy và cơ sở hạ tầng nông nghiệp bị tàn phá và nạn đói xảy ra nhiều nơi. Ngoại trừ gạo, các sản phẩm còn lại đều thấp dưới mức trước chiến tranh. Nhu cầu bức thiệt tạo ra việc làm và lương thực phẩm cho người dân, chính phủ phát động một chương trình tập thế hóa ở miền Nam trên diện rộng, mang các trang trại và nhà máy vào kế hoạch kinh tế tập trung. Việt Nam gia nhập Hội đồng Hỗ trợ kinh tế lẫn nhau (COMECON) năm 1978 để tìm kiếm liên kết thương mại an toàn và giảm thiểu tác động các thiệt hại kinh tế. Cấm vận của Mỹ giới hạn nặng nề khả năng của Việt Nam có được các hàng thành phẩm cũng như nguyên liệu thô trên thị trường thế giới. Trong khi đó quan hệ của Việt Nam - Bắc Kinh đi xuống trong cuộc chiến cũng như việc Việt Nam gần với Soviet hơn và càng xuống sâu hơn khi thống nhất.
Đối mặt với việc phải tái thiết kinh tế khẩn cấp sau chiến tranh, Đảng Cộng Sản VN nhận ra tiềm năng của cà phê như mặt hàng màu mỡ, Hội nghị Đảng lần thứ 4 năm 76, chính quyền bắt đầu một chương trình đầy tham vọng vào gia tăng xuất khẩu cà phê. Pháp mang cây cà phê với Việt Nam trong thời gian đô hộ nhưng ngành công nghiệp chưa trải qua sản xuất quy mô lớn trước khi thoát khỏi tình trạng thuộc địa trong khoảng giữa thế kỉ 20. Chiến tranh Việt Nam làm gián đoạn canh tác cà phê đến năm 1973, ngành công nghiệp đứng im hơn một thấp kỉ. Năm 1975, Việt Nam có khoảng 20000 hectar đồng cà phê, rải rác khắp cả nước và sản xuất khoảng 5-7000 tấn một năm.
Khi tổng thư kí đảng SED Erich Honecker thăm Việt Nam vào tháng 10 năm 1977, thời điểm lượng tồn kho Kaffe-Mix vẫn tiếp tục tăng, ngài kí một thỏa thuận kinh tế hữu nghị cùng hợp tác nhấn mạnh nhu cầu tương trợ lần nhau trong tăng cường xuất khẩu tới Đông Đức các sản phẩm như hoa quả, cao su và cà phê. Việt Nam là một đối tác cà phê hoàn hảo vì nhiều lí do, yếu tố quan trọng trong số đó là Việt Nam không phải thành viên của Hiệp hội cà phê thế giới ICO. ICO là một tổ chức các nước sản xuất và tiêu thụ đứng đầu bởi Brazil, tổ chức thiết lập giá cà phê thế giới cũng hạn ngạch xuất nhập khẩu từ năm 1963. Khi cả hai nước đều không cần thông qua các luật lệ và quy định của ICO thì có thế thương thảo song phương để có một kí kết phù hợp với mục đích và nhu cầu mỗi nước. Thương thảo đến tháng 8 năm 1980, khi hai nước đồng ý tham gia xây dựng một đồn điền cà phê ở Đắc Lắc. Thỏa thuận dựa trên tiếng nói đoàn kết của xã hội chủ nghĩa, thỏa thuận trong cà phê phục vụ mục tiêu tiếp tục phát triển và thắt chặt hợp tác hỗ trợ kinh tế cùng có lợi. Đông Đức cung cấp trang thiết bị và nguyên liệu để trồng tọt và hỗ trợ cây cà phê như là phân bón và thuốc trừ sâu. Đông Đức cũng cử các chuyên gia tới đào tạo công nhân Việt Nam sử dụng các thiết bị cũng như giúp tổ chức và giám sát canh tác cà phê. Đổi lại cho sự hỗ trợ, Việt Nam đồng ý để chuẩn bị và canh tác thêm 10.000 hectare cà phê vào cuối kế hoạch 5 năm và trả góp bằng cà phê cho Đức trong 10 năm, bắt đầu từ năm 1986 và tăng thêm 700 tấn mỗi năm đến năm 1991, sau đó tiếp tục trả với mức 3000 tấn mỗi năm.
Các biện pháp gia tăng là cần thiết để đáp ứng sự phát triển ngành công nghiệp cà phê. Với mật độ dân số 20 người/km2, Đắc Lắc là một nơi vô cùng hẻo lánh. Mặc dù người dân bắt đầu chuyển tới đây khi chính quyền bắt đầu chương trình cà phê sau năm 1975, chính quyền cần tái định cư một lượng lớn gia đình; vào năm 1977 khoảng 60.000 - 75.000 người đã đến định cư. Những người mới tới cần có nhà cửa, thuốc men y tế và giáo dục. Canh tác cà phê cũng cần tới hệ thống thủy lợi và nhà máy điện.
Cung cấp viện trợ cho công nghiệp cà phê của Việt Nam còn cho Đông Đức đạt mục đích cải thiện niềm tin vào xã hội chủ nghĩa của người dân và việc này còn cho người dân thấy Đông Đức đóng góp vào các chương trình phát triển quy mô lớn trên thế giới. Tờ Berliner Zeitung nói với đọc giả rằng các trang trại của người Việt nam hy vọng sẽ tăng gấp 3 diện tích trồng cà phê lên tới 73.000 hec – phóng đại dự đoán tiềm năng của thỏa thuận. Sự hỗ trợ của Đông Đức cho phép Việt Nam có thể tối đa hóa khả năng sản xuất của nhân lực dự trữ. Tờ Neues Deutshland nhấn mạnh sự đóng góp của Đông Đức tới nỗ lực này. Năm 1985, chương trình cà phê đạt những thành quả nhất định như nông dân đạt gấp đôi sản lượng hằng năm ở những vườn mới. Ngay lập tức, một báo cáo vào năm 1986, trung tâm thông tin và tài liệu ngoại thương nhận định sự hỗ trợ của Đông Đức những năm qua “ đặt Việt nào vào vị trí phải tăng cường sản xuất những mặt hàng xuất khẩu quan trọng” cho những nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Đông Đức.
Bằng việc vẽ nên sự phát triển của Việt Nam như một phần của nền công nghiệp hóa đang dựa vào hỗ trợ của Đông Đức, truyền thông nước này đưa ra hình ảnh Đông Đức chủ động hội nhập trong nền kinh tế thế giới, cải thiện trực tiếp cuộc sống của hàng ngàn người cách đất nước này hơn 9000km. Thông điệp đông viên người Đức cảm nhận thấy Đông Đức ở trong vị trí đưa ra các viện trợ và bảo hộ như các nước công nghiệp tiên tiến. Nếu chính quyền không thể thuyết phục người dân bởi yếu tố vật chất, thì những nỗ lực nhân đạo ở nước ngoài có thể truyền tải thông điệp theo một con đường khác.
Giữa năm 1986 và 1990. Việt Nam đồng ý mở rộng vùng trồng cà phê thêm 5000 ha. Sản lượng trong tương lai vô cùng hứa hẹn, theo như các chuyên gia Đức báo cáo về nâng cao sản lượng, và Việt nam có kế hoạch tăng diện tích tới 50000 ha vào năm 1990. Những báo cáo vào thời kì 1986-1990 vô cùng hiếm hoi nhưng từ năm 1986, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5000 tấn cà phê tới Đông Đức và năm 1989, đồn điện cà phê Việt – Đức tăng từ 600 lên 8000 ha, trở thành đồn điền cà phê lớn nhất cả nước. Trong 10.000 ha theo kế hoạch thì 7272 ha đã được trồng vào khoảng 1986 và 1988, mặc dù gần một nửa sản lượng được gửi tới Đức cũng trong thời gian đó.
Mở rộng việc tìm các nguồn cà phê dẫn tới các thỏa thuận trao đổi hàng hóa không thông qua các tiêu chuẩn mua hàng trực tiếp của quốc tế .Và còn dẫn tới các chương trình phát triển vĩ mô tác động tới hàng ngàn con người, chương trình về cà phê đã chỉ ra ảnh hưởng của Đông Đức lên thế giới cũng như là di sản còn lại thời kì Chiến Tranh lạnh. Trong những năm 90, Việt Nam là nước sản xuất Robusta thứ 2 thê giới sau Brazil, đột phá từ 1,2% sản lượng thế giới vào năm 1989 lên tới 12,4% sản lượng vào cuối thế kỉ. Tổ chức ICO lo sợ ảnh hưởng của những quan hệ hợp tác giữa Đông Đức với các nước đang phát triển – cụ thể là chương trình cà phê ở Việt Nam – lên thị trường thế giới. Những chương trình này tạo ra những đối thủ mới và năm 1990 ICO nhìn nhận tác động dài hạn của những cải tiến này là không rõ ràng. ICO cho rằng “chưa có cách nào đánh giá giá trị thực tế của hạt cà phê Việt Nam”. Do đó, sẽ khó khăn cho ICO để thay đổi chính sách và chiến lược trước những nhân tố mới trong thị trường cà phê, và đặc biệt là khi những nhà sản xuất lớn như Brazil (có ảnh hưởng lớn tới ICO) bây giờ sẽ phải cạnh tranh với những nước sản xuất mới.
Cuộc khủng hoảng cà phê và những thảo thuận giao dịch cho thấy mỗi liên kết giữa người tiên dùng các nước xã hội chủ nghĩa, văn hóa bình dân và vị trí Đông Đức trong kinh tế thế giới. Các nhà hoạch định nhận thấy sự gia tăng phụ thuốc và thị trường thế giới mà phần lớn là các nước sản xuất của tư bản, và cũng nhận ra không đủ khả năng chi trả cho các mặt hàng bình dân. Theo nhiều con đường, quan hệ hợp tác Đông Đức thiết lập với các nước trồng cà phê tạo nên những trao đổi giúp đỡ lẫn nhau hiệu quả có ý nghĩa. Nỗ lực của Đông Đức giúp Việt Nam xây dựng công nghiệp cà phê khẳng định thành công và để lại ảnh hưởng lâu dài sau khi Đông Đức tan rã. Những liên kết cá nhân giữa Đức và các địa phương ở các nước phát triển đều đạt được sự thấu hiểu và trao đổi văn hóa. Cũng như chung tay trong một chương trình nhân đạo vô cùng quan trọng, chân thành.
2001
Mặc dù thị trường cà phê bùng nổ ở các nước phát triển, nhưng giá cà phê quá thấp tạo nên gánh nặng cho các nước mà sản xuất cà phê là nguồn kinh tế cũng như những người nông sản xuất và phê. ICO nhận định cuộc khủng hoảng là trong việc mất cân bằng giữa cung và cầu. Trung bình sản lượng cà phê mỗi năm tăng 3,6% nhưng lượng tiêu dung chỉ tăng 1,5%. Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này nằm việc phát triển sản xuất đột biến ở Việt Nam và những đồn điền mới ở Brazil nơi mà vừa cho một vụ mùa đạt kỉ lục.
Biên soạn và dịch từ các tài liệu:
Food, culture and identity in Germany’s century of war
Communism unwrapped consumption in cold war eastern Europe