Chủ nghĩa tư bản là thứ mà bị ghét nhiều nhất cũng như là được thích nhiều nhất trong nhiều thế kỉ qua. Khi nhắc CNTB, bạn nghĩ gì về nó ? À, có bạn sẽ trả lời là kiếm tiền, có bạn bảo là tham lam, bóc lột, vô đạo đức, sự ích kỉ . Chủ nghĩa tư bản gắn liền với thị trường tự do mà ở đó con người được tự do đến mức tối đa. Họ kinh doanh nhiều thứ, nhiều cách khác nhau mà không có bàn tay nào của chính phủ quản lí. Có nhiều người cho rằng chủ nghĩa tư bản với thị trường tự do là vô cùng xấu xa, con người chỉ biết làm giàu mà bóc lột người công khác, người giàu càng giàu lên trong khi kẻ khác nghèo đi với sự bóc lột, con người bị tha hóa về mặt đạo đức và khiến cho khoảng cách giàu nghèo càng ngày trở nên quá lớn. Họ cho rằng mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản là thích hợp hơn vì trên lí thuyết, nó hợp lí về mặt đạo đức. Chính phủ phải quản lí thị trường để ngăn chặn những hành vi vô nhân đạo của tư bản. Chính phủ phải chia đều của cải cho mọi người để ai cũng giàu như nhau. Họ cho rằng như thế mới là đạo đức.

Câu trả lời là họ đã SAI HOÀN TOÀN khi cho rằng chính phủ - 1 nhóm có tri thức - có thể kiểm soát hết tất cả mọi thứ, lo tần tật tất cả cho con người. Họ là những kẻ chỉ nhìn sơ qua chủ nghĩa tư bản và kết luận trong sự vội vàng. Hãy nhìn thật sâu vào bên trong, trong thị trường tự do, các cá nhân đến với nhau trong sự tự nguyện, không hề có sự ép buộc nào ở đây. Và trong thị trường tự do, nếu bạn muốn 1 thứ gì đó, thì bạn phải lấy công để đổi lấy thứ đó. Ví dụ như bạn muốn mua Coca nhưng bạn không thể bắt họ đưa không cho bạn lon Coca được, bạn phải làm gì đó cho họ. 1 là làm công, 2 là trả tiền. Vậy tôi thuê bạn cắt cỏ cho tôi, tôi sẽ đưa bạn 50k mỗi ngày. Và bạn có thể cầm tiền và mua những gì bạn thích. Bạn cắt cỏ, tôi đưa bạn tiền. Như vậy, bạn đã cho tôi thứ tôi cần và tôi đã cho bạn thứ bạn cần, 2 bên đều vui vẻ, hài lòng. Mở rộng ra, 1 người đầu tư vào xây dựng 1 nhà máy xí nghiệp, họ thuê công nhân sản xuất sản phẩm, mức lương họ tự đề ra. Nếu người nào thấy mức lương này phù hợp với bản thân, họ sẽ tự nộp đơn vào để làm việc. Bạn lại nói là không tự nguyện đi ? Có bạn cho rằng nếu như doanh nghiệp đó đưa 1 cái mức lương mà quá thấp để bóc lột sức lao động của công nhân để kiếm lời thật nhiều thì sao ? Thì tôi sẽ trả lời thế này: trong thị trường tự do rộng lớn, các doanh nghiệp tư nhân tự do mọc lên khắp nơi. Nếu như doanh nghiệp này trả lương quá thấp thì sẽ có doanh nghiệp khác trả lương xứng đáng với công sức của bạn bỏ ra. Ví dụ doanh nghiệp A trả lương cho bạn quá thấp (giả sử năng suất của bạn đáng được mức lương cao hơn), thì doanh nghiệp B khác trả cho bạn với mức lương hấp dẫn hơn thì các bạn sẽ kéo qua đó mà xin việc chứ dại gì mà ở lại doanh nghiệp A. Chính vì doanh nghiệp A đã không trả đúng cái giá cho công sức của người khác bỏ ra nên thị trường đã trừng phạt họ. Họ không còn công nhân làm thuê, muốn thuê được công nhân thì phải nâng lương lên cho vừa với công sức họ bỏ ra. Nên nhớ rằng lương trả cho bạn phải phù hợp với năng suất của bạn nhé. Nếu năng suất của bạn không tới đâu mà đòi lương cao thì chả ai muốn nhận bạn vào làm nhé. Và bạn đã bị thị trường trừng phạt.
Bạn thấy chưa, trong thị trường tự do thì kẻ chơi đúng luật sẽ tồn tại, còn kẻ tệ hại sẽ bị thị trường loại bỏ. Bạn thấy thị trường tự do có công bằng không ? Bạn thấy thị trường tự do có thuận lợi để cạnh tranh không ? Tôi có thể nói rằng lựa chọn của các cá nhân trong thị trường tự do rất sáng suốt và tự nguyện. Họ biết rằng mình đang chọn cái gì, họ biết rằng mình đang làm cái gì. Chẳng ai ngu dốt đi tìm việc ở nơi trả lương quá thấp, chẳng ai ngu dốt trả lương quá thấp cho công nhân, tất cả bọn họ sẽ bị thị trường phản ứng. Công sức bạn bỏ ra bao nhiêu sẽ được đền đáp bởi bên kia. Vì đơn giản là bạn cần thứ gì đó của họ, họ muốn thứ gì mà bạn có, vậy là 2 bên tự nguyện trao đổi cho nhau, ai cũng hài lòng, vui vẻ. Nếu bạn cảm thấy bạn bị lỗ trong cuộc trao đổi này, bạn có thể bỏ đi và tìm người khác. Your choice :)). 
Điều gì sẽ xảy ra khi 1 chính phủ can thiệp vào thị trường ? Thị trường sẽ bị bóp méo, không còn công bằng nữa và thị trường phản ứng ngược lại với chính phủ, nền kinh tế sẽ  trở nên bất ổn định, trong lâu dài sẽ dẫn đến sự suy sụp và sụp đổ của nền kinh tế. Tại sao lại như vậy ? Trước hết ta cần nhìn rõ vào sự can thiệp này. Tôi sẽ phân tích chính sách phân chia của cải hợp lí của chính phủ. Thế nào là hợp lí ? Định nghĩa về sự hợp lí này ? Bạn bảo là lấy của người giàu bóc lột chia cho người nghèo. Nhưng giàu thế nào mới là bóc lột ? Hay cứ giàu là bóc lột ? Ý bạn chẳng khác gì việc 1 người mập đứng bên cạnh 1 người gầy thì có nghĩa là người mập bóc lột người gầy để ăn no, béo ú, và vì thế bạn cần phải lấy bớt thức ăn của họ chia cho người gầy ? Đó là 1 sự NGỤY BIỆN, bạn quy chụp tất cả những ai giàu có là bóc lột con người. Rồi bạn lấy tài sản của họ để chia lại cho người khác, thế là đạo đức. Bạn lấy tài sản của người khác đã là ăn cướp rồi, có điều bạn là chính phủ, bạn viết luật nhằm hợp pháp hóa nó thôi. Bạn lấy của người khác mà không trả đồng nào cho họ thì đã là ăn cướp rồi, đừng biện hộ vì người nghèo khó để che giấu việc ăn cướp trắng trợn này. Mà làm sao tôi chắc chắn bạn không hề bỏ túi cho mình vài đồng thông qua việc bạn chia lại của cải chứ ? Giả sử bạn chất đầy hàng hóa, bạn có được hàng hóa từ việc trao đổi tiền của mình để lấy công sức của người khác. Bạn có sản phẩm từ sự tự nguyện trao đổi từ 2 bên. Bây giờ thằng chính phủ nhân danh vì người nghèo mà nó xông vào lấy hàng hóa của bạn thì bạn có tức không ? Tức chứ sao lại không, nhưng bạn chẳng làm gì được nó cả. Có thể bạn không đồng tình với ví dụ này và hỏi 1 câu: có thể là chính phủ không nên làm quá như thế, nhưng họ cần phải lấy 1 chút của cải của người giàu để chia lại chứ, để tạo sự công bằng ấy mà. Vậy thì tôi phải nói đến 1 thứ thúc đẩy sự phát triển, đó là động lực. Tôi đã viết 1 bài về động lực ở đây nên sẽ không nói lại https://spiderum.com/bai-dang/Tu-nhan-va-chinh-phu-dong-luc-thuc-day-su-phat-trien-5ui.
Nhờ có động lực mà con người mới tạo ra hàng hóa, sản phẩm, các giá trị phục vụ nhu cầu. Bây giờ bạn nhân danh điều tốt để lấy hàng hóa của người khác, vậy thì họ còn động lực gì để làm nữa. Họ mất hết động lực, sản xuất làm chi nữa khi bạn biết rằng chính phủ sẽ lấy bớt đi hàng hóa của bạn. Bạn sẽ không tạo sản phẩm nữa. Về những người nghèo mà được chính phủ chia của cải sẽ nảy sinh tâm lí lười làm việc, sống bám  và trở nên ích kỉ. Lí do đơn giản là do họ được người khác nuôi rồi, chính phủ sẽ lấy của người khác chia cho họ. Đi làm làm gì nữa cho mệt thân. Họ sẽ trở nên sống bám vào chính phủ không tách rời được. Như vậy do không ai có động lực để sản xuất thì hàng hóa ngày càng khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ tăng cho đến cuối cùng thì nền kinh tế sụp đổ và con người sẽ đói kém, tệ nạn, bạo lực xã hội. Nhưng nếu như 1 ngày chính phủ quyết định không nuôi họ nữa,bảo rằng muốn ăn tự lăn vào bếp, muốn ăn thì đi mà làm thì họ sẽ giãy nảy lên mà nguyền rủa tên chính phủ xấu xa độc ác đã quyết định không nhúng tay vào thị trường để phân chia của cải 1 cách "công bằng". Họ sẽ kêu đủ thứ trên trời, đó là tính ích kỉ sinh ra từ việc sống dựa vào người khác. Có 1 câu nói hay xin trích lại: "Nếu bạn cho 1 đứa trẻ kẹo hằng ngày, nó sẽ cho rằng bạn sẽ có nghĩa vụ phải cho nó kẹo, đổi lại nó sẽ yêu thương bạn. Nếu bạn không cho nó kẹo nữa, thì nó sẽ gào ầm lên nói bạn xấu xa và đi khắp nơi nói xấu bạn." Bạn thấy đấy, sự nuông chiều quá mức sẽ tạo nên sự ích kỉ, chính phủ cũng vậy khi lấy lí do để phân chia của cải. Cũng như mọi sự can thiệp khác cũng vậy. Tôi dự định mỗi bài sẽ phân tích các chính sách can thiệp khác nhau để có thể cho bạn thấy hết sự nguy hại của 1 chính phủ can thiệp. Tất nhiên là tôi không ủng hộ việc vô chính phủ nhé, chính phủ có quyền hành của nó nhưng phải bị giới hạn chặt chẽ, như việc sở hữu 1 quân đội để bảo vệ thì nên làm, cũng như việc bảo vệ thị trường tự do.

Bạn thấy đấy, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội thì cái nào công bằng hơn ? Bạn để thị trường quyết định sự công bằng hay để chính phủ quyết định sự công bằng ? Câu trả lời đã quá rõ rồi, hãy tin tưởng vào thị trường tự do.
Đọc thêm: