Tư nhân và chính phủ, động lực thúc đẩy sự phát triển
Thế nào là doanh nghiệp của tư nhân ? Thế nào là doanh nghiệp của chính phủ ? Nói nôm na cho dễ hiểu doanh nghiệp tư nhân là doanh...
Thế nào là doanh nghiệp của tư nhân ? Thế nào là doanh nghiệp của chính phủ ? Nói nôm na cho dễ hiểu doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp (hay công ty) thuộc sở hữu bởi 1 hay nhiều cá nhân phi chính phủ, tức là không liên quan gì đến chính phủ. Doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà chính phủ sở hữu.
Doanh nghiệp tư nhân do các cá nhân sở hữu doanh nghiệp sẽ cùng nhau góp tiền đầu tư vào 1 dự án nào đó mà họ dự đoán rằng sẽ có thể thu về 1 khoản tiền lời nào đó. Các thành viên trong doanh nghiệp sẽ trực tiếp quản lí công việc các khâu từ chuẩn bị vật liệu đến khâu đóng gói sản phẩm (ở đây chúng ta sẽ không đi quá sâu vào việc họ làm thế nào vì tùy doanh nghiệp họ có cách làm riêng).
Với chính phủ, người quản lí sẽ được chỉ định dựa vào năng lực và kinh nghiệm của họ. Ở đây ta sẽ giả sử quản lí của cả 2 bên đều giỏi và kinh nghiệm như nhau, công nhân có năng suất lao động như nhau. Nhưng vốn đầu tư của 2 bên lại khác nhau vô cùng. Tư nhân là họ sẽ bỏ tiền túi của họ ra để đầu tư còn chính phủ là dùng tiền ngân sách để đầu tư. Nếu như đầu tư thất bại, người tư nhân sẽ chịu thiệt thòi, còn người chính phủ sẽ không phải lo lắng gì nhiều về việc này, tiền ngân sách sẽ được đổ để tái đầu tư, nếu thiếu tiền thì nhà nước sẽ in tiền cấp cho. Ngoài ra doanh nghiệp chính phủ còn có thêm nhiều ưu đãi như:
+Vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi vì có cái danh là nhà nước mà, thời hạn lâu hơn.
+Công việc kinh doanh của họ ít bị làm phiền và không cần lo ngại đối mặt với các quan chức chính phủ .
+Không tốn tiền thuê hay mua đất vì nhà nước đã cấp cho họ rồi. Còn doanh nghiệp tư nhân phải mướn, thuê hay phải mua.
Mới nghe sơ qua thì ai cũng nghĩ rằng doanh nghiệp chính phủ làm tất nhiên phải hiệu quả. Nhưng thực tế lại đi ngược lại, doanh nghiệp nhà nước luôn thua doanh nghiệp tư nhân. Họ kém ư ? Không phải đâu, vì quản lí của 2 bên đều có năng lực như nhau mà. Có 1 thứ mà ta không nghĩ đến, đó là động lực để làm việc. Trong khi doanh nghiệp tư nhân dùng tiền riêng của chính họ bỏ ra thì doanh nghiệp nhà nước lại dùng tiền của người khác để đầu tư. Và có 1 điều rõ ràng là bạn không thể xài tiền của người khác tốt bằng việc bạn xài bằng chính đồng tiền của mình. Với doanh nghiệp nghiệp tư nhân họ bỏ chính đồng tiền túi của mình ra, nếu như thất bại, thì họ có tiếc không ? Câu trả lời quá rõ ràng, bị lỗ tiền thì ai chả tiếc đứt ruột. Vì chính điều đó nên họ phải xài vô cùng chi li, phải tính toán kĩ lưỡng. Do đó sản phẩm của họ làm phải chất lượng hơn thì người tiêu dùng mới chọn mua sản phẩm của họ. Về doanh nghiệp nhà nước, họ dùng tiền chùa của người khác nên họ hoàn toàn chả có 1 tí động lực nào để làm việc hiệu quả. Họ biết rằng nếu thất bại thì tiền sẽ vẫn được đổ vào, họ chả bị mất tí đồng lẻ nào trong túi cả, cùng lắm là bị khiển trách vì quản lí không tốt, nhưng họ vẫn thể chả làm tốt được khi xài đồng tiền của người khác, vì họ không tiếc đồng tiền ấy. Họ không sở hữu nó, họ không làm ra nó. Ấy là tôi chưa kể đến việc phát sinh tham nhũng vì họ xài tiền của người khác, tham lam rồi bòn rút mấy hồi. Xin trích dẫn 1 ví dụ lịch sử để chứng minh:
Vào thời gian đầu của thế kỷ 20, những quốc gia lớn nhất của Châu Âu và Mỹ đang cật lực trong việc tạo ra một chiếc máy báy. Quốc gia đầu tiên làm được điều đó sẽ có một lợi thế quân sự và kinh tế khổng lồ. Thậm chí, những chính trị gia hàng đầu của Mỹ vào thời điểm đó, như Teddy Roosevelt, Tổng Thống William McKinley, và nhiều người khác đã cho rằng việc xây dựng một chiếc máy bay là một sự khẩn cấp của quốc gia. Họ cho rằng chúng ta không có thời gian, để chờ giới tư nhân thực hiện điều đó. Chính phủ cần phải lựa chọn những chuyêm gia hàng không giỏi nhất và đưa họ số tiền họ cần. Một chuyên gia đó chính là Samuel Langley, Chủ Tịch của một Học Viện Smithsonian danh giá và là người nắm giữ nhiều bằng tiến sĩ danh dự từ đại học Harvard, Yale, Oxford và Cambridge. Langley lúc đó đã là một nhà phát minh vĩ đại và ông ta đã viết cuốn sách được đánh giá cao tên Thí Nghiệm trong Khí Động Học (Experiments in Aerodynamics).
Các cán bộ liên bang đã đưa Langley tiền cho 2 lần bay thử. Ông ta ngay lập tức bắt đầu công việc nghiên cứu. Ông cho rằng để phóng được máy bay thì phải đặt nó trên 1 con tàu trên sông. Lần đầu tiên phóng thử là 1 thất bại khi chiếc máy bay chìm vào con sông, Langley không bị nản chí. Lần thứ hai của ông ta có kết quả không khá hơn, Langley và những chính trị gia kia đã bỏ cuộc. Nếu Langley, với sự hỗ trợ hoàn toàn của chính phủ, không thể giải quyết vấn đề, mọi người đều cho rằng vấn đề đó không thể nào được giải quyết. Thậm chí, tờ New York Times đã viết rằng việc con người bay trên không có thể tốn hàng triệu năm để thành hiện thực. Nhưng trong sự ngạc nhiên của mọi người, chín ngày sau khi Langley đã thất bại, anh em nhà họ Wright, Orville và Wilbur, hai thợ cơ khí xe đạp từ Dayton, bang Ohio, với $2,000 tiền riêng của họ, đã chinh phục không gian. Trên một bãi biển tại Kitty Hawk, bang North Carolina, họ đã bay chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử. Chỉ trong 5 năm họ đã xây dựng một chiếc máy bay phù hợp để bán cho chính phủ cho việc quốc phòng và quân sự.
Langley đã không sử dụng nó một cách cẩn thận như Hill và anh em nhà Wright đã sử dụng tiền riêng của họ. Có nhiều câu chuyện khác nhưng tôi lấy câu chuyện này làm tiêu biểu.
Kết luận: tư nhân đầu tư luôn hiệu quả hơn chính phủ, vì họ có động lực để làm ra sản phẩm chất lượng. Và hơn thế nữa, họ phải cạnh tranh với các đối thủ tư nhân trên thị trường, điều này càng thúc đẩy họ phải tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, hay là tìm cách tăng năng suất hơn để có giảm giá thành nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình. Chính vì động lực, mà họ nâng cao chất lượng sản phẩm và thậm chí còn sáng chế ra những phát minh giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Và họ làm điều này chỉ vì họ muốn 1 thứ bình thường, đó là là lợi nhuận. Tôi sẽ viết 1 bài về lợi nhuận sau. Trong thị trường tự do, nếu như ta để mặc cho họ tự ý đầu tư vào những gì họ thích mà không phải lo sợ chính phủ bảo họ nên làm gì cho đúng, thì tôi chắc chắn rằng đất nước ấy sẽ trở nên giàu có và thịnh vượng bởi vì sự tiêu xài, đầu tư đúng đắn của các cá nhân sẽ tạo ra các sản phẩm chất lượng. Và nơi mà có thị trường tự do thì gọi là chủ nghĩa tư bản, nơi mà bàn tay của chính phủ làm hết mọi việc, cấm tiệt con đường kinh doanh cá nhân, tư nhân thì gọi là chủ nghĩa cộng sản. Và lịch sử đã chỉ ra chủ nghĩa tư bản tốt hơn và tồn tại lâu hơn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất