Chọn ngành: Sở thích hay nhu cầu xã hội
Chắc hẳn các “sĩ tử” sẽ không bao giờ quên cảm giác đắn đo, lo lắng khi tay cầm bút điền vào “Phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển đại...
Chắc hẳn các “sĩ tử” sẽ không bao giờ quên cảm giác đắn đo, lo lắng khi tay cầm bút điền vào “Phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển đại học ” đưa ra ngành nghề mà mình lựa chọn cho sứ mệnh bước tiếp vào cánh cổng đại học.
Đây được xem là một trong những quyết định quan trọng có thể ảnh hướng đến tương lai của các bạn, là một cột mốc đầu tiên chào mừng các bạn bước vào đời. Đứng trước khó khăn đó bạn đã đưa ra quyết định như thế nào ?
Một công việc chỉ theo sở thích liệu có đáng tin?
Khi yêu bạn sẵn sàng dành thời gian và tình cảm cho đối phương và công việc cũng vậy. Bạn có thể thức sớm về khuya, dành 3000 tình yêu và sức lực cho công việc. Mỗi ngày, hứng khởi đến công ty, gặp gỡ đồng nghiệp, được sống với những gì bản thân mong muốn. Có đôi lúc áp lực công việc sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí muốn dừng lại nhưng bạn vẫn sẽ cố gắng để vượt qua và xem đó là những thử thách cần có.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều như mong muốn, ngoài sở thích bạn cần quan tâm đến sở trường, năng khiếu hay điều kiện kinh tế. Bạn không thể là một bác sĩ khi bạn có hội chứng sợ máu, càng không thể là một giáo viên khi không có bản tính kiên nhẫn. Ở mỗi ngành nghề sở có những đặc thù khác nhau đòi hỏi bạn đáp ứng.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều như mong muốn, ngoài sở thích bạn cần quan tâm đến sở trường, năng khiếu hay điều kiện kinh tế. Bạn không thể là một bác sĩ khi bạn có hội chứng sợ máu, càng không thể là một giáo viên khi không có bản tính kiên nhẫn. Ở mỗi ngành nghề sở có những đặc thù khác nhau đòi hỏi bạn đáp ứng.
Còn lựa chọn một công việc theo nhu cầu xã hội?
Với tốc độ phát triển chóng mặt của kỹ thuật số hay của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra thách thức lớn cho thị trường lao động nước ta. Trước tình hình đó, một số ngành nghề được dự báo sẽ thiếu hụt trong những năm tiếp theo sẽ là:
- Các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá
- Các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến kỹ thuật y sinh
- Nhóm ngành quản trị, dịch vụ quản trị tài chính – đầu tư, logistics, du lịch, dinh dưỡng…
- Nhóm ngành về kiến trúc, thiết kế, dịch thuật…
Lựa chọn một ngành nghề hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm sẽ không chỉ giúp bạn mau chóng ổn định mà còn đáp ứng đủ nhu cầu lao động, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, nhu cầu lao động luôn thay đổi theo từng ngày, trong những năm tiếp theo có thể sẽ có sự chuyển biến khi một lượng lớn sinh viên sẽ tốt nghiệp tại các trường đại học hay các trung tâm dạy nghề
Kết luận
Rõ ràng, cả hai yếu tố sở thích và nhu cầu lao động tác động qua lại lẫn nhau, vì thế bạn nên cân nhắc và cân bằng cả hai khi đưa ra định hướng nghề nghiệp của bản thân. Quan trọng là, bạn nên xác định được điều bản thân thực sự muốn hướng đến.
Khi còn là những đứa trẻ, bạn sẽ dễ dàng nói ra những ước mơ của bản thân, bạn sẽ là ai, sẽ làm gì, một cô giáo, một ca sĩ, kĩ sư hay bác sĩ, nhưng đến lúc phải thực hiện hoá điều này, đôi khi bạn sẽ không đủ dũng cảm để đưa ra lựa chọn.
Hãy tìm hiểu chính mình bằng cách trải nghiệm nhiều hoạt động, chương trình mà bạn có hứng thú thậm chí là những điều nhỏ nhặt, tham khảo ý kiến từ những người xung quanh như ba mẹ, anh chị hay những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn mong muốn.
Không sợ bản thân không biết làm mà là không biết bản thân thực sự muốn làm gì.
Không sợ bản thân không biết làm mà là không biết bản thân thực sự muốn làm gì.
Bài viết được đăng tải lần đầu trên Hello Đại Học.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất