Tưởng tượng bạn đang đi bộ trên cái vỉa hè chật chội thì một thằng cha nào đó phóng xe lao tới và đâm sầm vào bạn. Mọi chuyện không ổn cho lắm, bạn bị gãy chân, phải chống nạng suốt hơn tháng trời, cuộc sống bạn đình trệ và đảo lộn trong khi thằng cha đấy vẫn ung dung ngoài kia, vì nó biết đền bù thiệt hại bằng tiền là đu·
Tốt nhất là đổ hết lỗi lên đầu mấy đứa không cãi được
Tốt nhất là đổ hết lỗi lên đầu mấy đứa không cãi được
Liệu bạn có cay cú? Liệu bạn nghĩ sẽ bắt đền được nó cái gì thêm nữa? Chẳng lẽ vì bất lực mà bạn lại tự nhận bản thân phải là người chịu trách nhiệm cho hậu quả?
Câu trả lời nghiệt ngã thay… đúng vậy.
Một ý tưởng nghe có vẻ cực đoan, không dễ để chấp nhận nhưng lại là điểm khởi đầu tốt để bạn trải nghiệm sự tiến bộ và một cuộc sống ý nghĩa. Một quá trình nhìn nhận lại bản thân và thách thức những giá trị bấy lâu nay bạn tin tưởng. Đó là việc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những điều xảy đến với bạn, bất kể đó là điều gì.
Chịu trách nhiệm không phải là tự nhận lỗi. Không phải vì bạn có khả năng tự giải quyết vấn đề. Cũng không phải là cách suy nghĩ theo hướng tích cực.
Để cho bớt xoắn não, hãy cùng mình bắt đầu bằng một vài sự thật

Bạn không có quyền lựa chọn

Sáng nay, bạn hơi đau chân và quyết định đi xe máy đến công ty thay vì đi bộ. Có thể đúng như bạn dự tính, chân bạn sẽ không làm sao nữa cả, nhưng cũng có thể, xe bạn bị bục xăm giữa đường và sau đó mọi thứ khá tệ. Đỡ đau chân là điều bạn muốn, còn bục săm thì chắc chắn là không. Bạn có thể đưa ra lựa chọn có lợi cho tương lai của bạn, nhưng bạn không thể lựa chọn điều gì chắc chắn sẽ tới. 
Liệu Doctor Strange có phải một ngoại lệ?
Liệu Doctor Strange có phải một ngoại lệ?
Môi trường xung quanh chúng ta, rộng hơn là cả vũ trụ này không hoạt động theo cái cách con người mong muốn, chúng tuân theo những nguyên tắc của riêng chúng mà chẳng màng tới những nỗ lực kiểm soát của bạn. Đại dịch Covid-19 hay một trận lụt có thể lấy đi hết những gì bạn có, tất cả những công sức, những thành quả, như thế thật nghiệt ngã và không công bằng, nhưng bạn chẳng thể thay đổi được điều đó. Một cái đinh găm vào chiếc săm xe máy hay một thằng cha nào đấy lao tới cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Như J.H.Holmes từng nói: “Vũ trụ này không ác cũng không thiện. Chỉ đơn giản là nó không quan tâm mà thôi”. Chúng ta như những con kiến tí hon và nếu chẳng may bị một kẻ khổng lồ nào đó dẫm chết, đó không phải do hắn cố ý, chỉ là do chúng ta quá nhỏ bé và đen đủi. Nếu bạn mong không có điều gì bất lợi (thậm chí là khủng khiếp) xảy đến, đó là điều không thể.
Không chỉ vậy, bạn luôn luôn là người đối mặt với vấn đề sau cùng.
Đó có thể là lỗi của thằng cha phóng xe khiến bạn bị gãy chân, nhưng cái chân gãy là của bạn và bạn và bạn phải xử lý nó. Cái đinh khiến bánh xe của bạn không lăm nổi, nhưng bạn mới là người phải dắt bộ chiếc xe. Và nếu có một ngày người yêu bỏ bạn mà theo thằng khác thì những đau khổ mà người ấy gây ra cũng chỉ có bạn phải chịu, dù có muốn hay không.
Tóm lại, bạn sẽ phải đối mặt với đủ thứ chuyện, từ tốt đến xấu, và trách nhiệm giải quyết cũng luôn luôn thuộc về bạn, như thế thì nghiêm trọng quá phải không nhỉ?

May mắn, bạn được quyền lựa chọn

Khi không thể kiểm soát các yếu tố bên ngoài, chúng ta chỉ còn cách kiểm soát các yếu tố từ bên trong. Khi không thể lựa chọn điều gì sẽ xảy đến, ta vẫn có quyền lựa chọn cách diễn giải chúng và cách ta phản ứng lại chúng.
Có lần, mình vội vàng leo lên một chiếc xe buýt mà quên mất không đem chiếc khẩu trang nào. Đó là thời điểm dịch bệnh chưa lắng xuống hẳn và tất nhiên mình bị mời xuống xe ngay ở trạm dừng tiếp theo. Và thế là mình phải cuốc bộ 4km để lết về được tới nhà, với hai bắp đùi mỏi nhừ. Mình đem chuyện này để với chị đồng nghiệp, và thật thú vị khi chị ấy cũng từng dính vào hoàn cảnh tương tự. 
Điểm khác biệt ở chỗ lần đó chị ấy đã bật khóc khi về đến nơi vì đã quá mệt mỏi và cảm thấy bản thân như bị bỏ lại, còn mình thì khá vui vẻ trên suốt quãng đường trở về.
Cùng một hoàn cảnh, cùng một vấn đề nhưng cách diễn giải khác nhau dẫn đến cách phản ứng khác nhau giữa mình và chị ấy. Mình xem việc đó là một bài học cần rút kinh nghiệm, một cơ hội để mình “sống chậm hơn” và để ý nhiều hơn tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Do đó mình tận hưởng việc đi bộ, tận hưởng việc ngắm nhìn bầu trời và đường xá mờ ảo khi hoàng hôn phủ lấy thành phố.
Ngược lại, chị ấy coi đó là một việc chẳng tốt đẹp gì xảy đến, công việc chưa đủ mệt mỏi hay sao mà giờ đây chị còn bị bỏ lại một mình thế này. Chị mang trong lòng những tâm tư nặng trĩu về công việc, sự nghiệp và hạnh phúc trong suốt quãng đường dài nên chẳng còn tâm trạng để ý điều gì khác. Chị chỉ còn biết phản ứng lại bằng cách cặm cụi gắng bước về nhà trước khi trời trở tối.
Nick Vujicic hay nhiều người khuyết tật khác đã phải trải qua khoảng thời gian khủng khiếp nhất cuộc đời họ, dị tật bẩm sinh hay một biến cố đã cướp đi vĩnh viễn cuộc sống bình thường của những con người này. Chắc chắn họ đã có những lúc đau khổ, những lúc bất lực và tuyệt vọng. Nhưng sau cùng, họ nhìn nhận biến cố ấy như một bước ngoặt khó khăn của số phận, họ hiểu rằng đau khổ không thể giải quyết được vấn đề, họ phải đứng lên nhận lấy trách nhiệm giải quyết chúng, chịu trách nhiệm họ sẽ tiếp tục sống như thế nào ở tương lai.
Nick Vujicic biết bơi dù không có cả hai tay
Nick Vujicic biết bơi dù không có cả hai tay
Sau cùng, những người này đều cho rằng bản thân hạnh phúc hơn thời điểm trước đó rất nhiều.
Khi bạn diễn giải một vấn đề để hiểu ra những sự thật (khó chấp nhận) mà bạn phải đối mặt, để sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm giải quyết vấn đề thuộc về bản thân, bạn sẽ phản ứng lại chúng theo cách tốt nhất và có ý nghĩa nhất.

Cái giá của việc tự chịu trách nhiệm

Tự nhận lấy trách nhiệm là một việc vô cùng khó, thất bại trong một cuộc thi có thể được giải thích bằng rất nhiều lý do khách quan (thậm chí đổ lỗi cho sự bất công), nhưng để nhìn nhận bản thân vẫn còn yếu kém, chưa đủ năng lực hoặc đã tự tin quá mức, là quá trình tự nhận thức đau đớn. Mất niềm tin vào bản thân là điều không thể tránh khỏi.
Thất bại trong các mối quan hệ xã hội cũng vậy, bạn đã cố gắng rất nhiều để mong có được sự công nhận của mọi người, nhưng rồi vẫn có những người chẳng ưa gì bạn, coi thường bạn và bạn cũng chẳng thể làm hài lòng tất cả. Đó là lỗi của bạn ư? Chưa chắc, nhưng việc chịu trách nhiệm khiến bạn hiểu ra rằng “được tất cả mọi người yêu quý” chẳng phải giá trị bạn nên theo đuổi, nó phi thực tế, và có khi bạn nên theo đuổi giá trị “đối xử tử tế với mọi người” thì sẽ tốt hơn.
Khi ấy, việc chịu trách nhiệm đang thách thức niềm tin của bạn, thách thức những giá trị bấy lâu nay bạn theo đuổi.
Bạn có hay ngồi một mình để nhìn lại những điều đã xảy ra?
Bạn có hay ngồi một mình để nhìn lại những điều đã xảy ra?
Trong mối tình đầu tiên, cảm giác “in love” đến với mình như một giấc mơ, mình luôn tìm cách cống hiến cho tình yêu ấy và tin rằng mọi chuyện sẽ mãi tốt đẹp. Và khi cô ấy rời bỏ, mọi thứ gần như sụp đổ. Mình chẳng thể hiểu nổi lý do là gì và bắt đầu đổ lỗi cho cô ấy, về mọi điều mình có thể nghĩ ra. Rất lâu sau đó, chỉ khi bắt đầu chấp nhận đó là thất bại của mình, mọi chuyện mới bắt đầu thay đổi. 
Đã có lúc mình đối xử thái quá, đã có lúc mình khiến cô ấy buồn, và cả việc không đầu tư tâm huyết để nuôi dưỡng mối quan hệ khiến cô ấy cảm thấy ngày càng chán nản. Cô ấy rời đi chẳng có gì là vô lý cả, chỉ là lúc ấy mình chẳng thể nhận ra vấn đề. Nếu không chia tay, nếu không đau khổ và không chấp nhận trách nhiệm, mình đã chẳng thể biết bản thân yếu kém như thế nào, từ trong suy nghĩ tới hành động, từ tình yêu cho đến cuộc sống.
Học cách chịu trách nhiệm, dù bạn có lỗi hay không, có vẻ hơi cực đoan tại thời điểm đó, nhưng nó giúp bạn cởi mở hơn và có cơ hội nhận ra những khuyết điểm, những giá trị sai lệch, những điều mà bấy lâu nay bạn mặc định là đúng đắn. 
Đó chính là khởi nguồn của mọi sự tiến bộ và phát triển trong mỗi cá nhân.

Chúng ta nên bắt đầu như thế nào?

Thực hành chịu trách nhiệm cho mọi việc xảy đến không hề dễ, như mình đã nói, vì nó động chạm tới cái tôi của mỗi chúng ta, tới những điều mà ta tin là đúng đắn, và vì nhiều lúc đó cũng đâu phải là lỗi của chúng ta đúng không?
Cách tốt nhất để bắt đầu chính là thực hành ngay lúc này, tại đây, với những vấn đề riêng của bạn.
Xem xét những gì bạn gặp phải trong hôm nay, hãy diễn giải việc đó rằng dù muốn hay không thì trách nhiệm xử lý vẫn thuộc về bạn, và thực hiện lựa chọn tốt nhất trong hoàn cảnh đó.
Khi Viktor Frankl bị bắt lao động khổ sai trong trại tập trung của Đức Quốc Xã và đối mặt với tử thần hằng ngày, ông lựa chọn không đầu hàng với số phận và thể hiện khát khao được sống. Khi đó, ông tìm mọi cách để không bị đông cứng dưới thời tiết tuyết giá, cố gắng làm thân với những tên quản thúc hay nghĩ đến người vợ yêu quý và công trình nghiên cứu của mình trong thời khắc cận kề cái chết. Đó là mọi điều tốt nhất một con người có thể làm trong hoàn cảnh ngặt nghèo. 
Cuộc sống là chuỗi các vấn đề và việc giải quyết các vấn đề, càng chịu trách nhiệm với các vấn đề của mình, bạn càng dự phần vào một cuộc sống có ý nghĩa. Trong hành trình ấy sẽ có cả những biến số, những thử thách và cả những mất mất mát. Nhưng chẳng phải đến cuối cùng, điều chúng ta nhớ đến lại là những thời điểm khó khăn nhất hay sao?
Mình lấy cảm hứng từ lời của nhà tâm lý học lỗi lạc Sigmund Freud
Mình lấy cảm hứng từ lời của nhà tâm lý học lỗi lạc Sigmund Freud