Tôi nghĩ là có rất nhiều cách để chữa lành cho tâm hồn của bạn: tham gia một buổi retreat, đọc sách, thiền định,... Nhưng có một cách hiệu quả nhất mà không ai làm, đó chỉ đơn giản là sống chân thực với chính bản thân minh.
Khi bạn depressed là lúc tâm hồn nói với bạn rằng  đã mệt mỏi khi phải đóng vai 1 ai đó.
Thường thì chúng ta ra quyết định dựa trên tâm trí. Nhưng bạn đừng quá tin tâm trí của mình. Tâm trí chúng ta thường cân đo đong đếm, tính toán thiệt hơn rồi đưa ra quyết định. Nhưng những quyết định đó chỉ “tốt cho bạn” trên mặt lý thuyết. 
“Tốt cho bạn” ko có nghĩa quyết định đấy là của bạn. 
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn tỏ ra thân thiện, nice với mọi người. Bạn phải thể hiện ra ngoài rằng mình là 1 người dễ mến, bạn tìm cách manipulate để lấy lòng mọi người. Nhưng sâu bản chất bên trong, bạn không muốn vậy 1 chút nào. Bạn ko muốn suốt ngày phải tỏ ra mình là người dễ mến, phải đc mọi người yêu quý. Bản chất sâu thẳm nhất của bạn đơn giản chỉ là chính bạn, sống tự nhiên nhất với mọi người. Yêu thì nói là yêu, ghét thì nói là ghét. Bạn thể hiện ra ngoài đúng như những gì bạn cảm nhận mà ko có bất kì một đắn đo nào. Đấy mới là bản chất thật sự của bạn, ko sợ hãi, ko tính toán, ko phải tỏ vẻ.
Bạn cũng muốn làm mọi điều theo đúng cách mà bạn muốn. Bạn ko cần ngó trước nhìn sau, bạn làm đơn giản là bạn muốn làm. 
Nhiều khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Nghĩ rằng việc này có thực sự tốt cho chúng ta hay ko, hay chúng ta có bị ảnh hưởng gì nếu làm điều này ko? Bạn bắt đầu áp chế và kiểm soát bản thân. Sống xa rời với bản chất thực của con người mình. 
Nhiều khi, tốt nhất là ko phải đặt mọi quyết định lên bàn cân, tính toán lợi hại,... mà chỉ đơn giản là lựa chọn chính xác điều chúng ta muốn làm. Đơn giản chỉ có vậy mà thôi.
Và khi đã đưa ra quyết định, bạn chịu trách nhiệm 100% với kết quả và trải nghiệm của mình. Khi bạn chịu trách nhiệm 100% với trải nghiệm của mình, thì bạn sẽ có những trải nghiệm tốt hơn. Hơn là những điều bạn làm 1 cách miễn cưỡng. Khi chịu 100% trách nhiệm với quyết định của mình, bạn trưởng thành hơn, quyết đoán hơn. Vì cuộc sống ko là điều gì ngoài những quyết định của bạn.
Tôi đã từng nghĩ, tâm trí thì có lập luận xác đáng, dựa trên việc tổng hợp thông tin và đáng tin cậy hơn. Còn cảm tính thì ko hề có dữ liệu, không có gì để dựa vào.
Nhưng cái cảm tính đó, trực giác đó mới chính là bạn. Hãy làm theo những gì trực giác mách bảo. Đấy mới chính là những điều mà bạn muốn bạn làm.
Trực giác thì luôn chân thực. Trực giác rất nhạy bén và thông minh. Không bao giờ muốn điều xấu xảy ra với bạn.
Đừng đợi đến khi mọi chuyện trở nên rất khó chịu rồi mới làm. Hãy bắt tay vào làm ngay khi bạn muốn, cần và cảm thấy có cảm hứng tích cực làm một việc gì đó.
Để có thể nghe được tiếng nói của trực giác, đòi hỏi bạn phải tĩnh tâm và rất tinh tế.
Tiếng nói đó không phải là cảm xúc, không phải suy nghĩ, không đến từ bản ngã của bạn.
Việc lắng nghe được trực giác của mình đòi hỏi rất nhiều sự tập luyện của bạn và bạn sẽ mắc phải rất nhiều sai lầm trong quá trình. Nhưng qua thực hành, bạn phân biệt được tốt hơn.  Bạn lắng nghe được tiếng nói trong bản thân bạn, đâu là tiếng nói thật sự của bạn, đâu là tiếng nói trong tâm trí của bạn.
Mỗi khi bạn rất muốn làm một điều gì đó, nhưng có một tiếng nói khác áp chế mong muốn đó của bạn. Tiếng nói trong đầu đó sẽ hù dọa bạn, sẽ đưa ra mọi lý do đáng sợ để bạn không thực hiện ý tưởng của mình. Rằng bạn không làm thì sẽ tốt hơn cho bạn, an toàn hơn cho bạn. Có thể trong một khoảng thời gian dài, người trong gia đình bạn kìm nén những hoạt động và mong muốn của bạn. Nên bất kì điều gì bạn tự muốn làm, thì bạn đều sợ sai.
Hãy tập lắng nghe tiếng nói trong thâm tâm bạn - tiếng nói trực giác của bạn. Tiếng nói đó ko cần nhiều thông tin. Nhưng tiếng nói đó sẽ cho bạn rất nhiều thông tin. Tiếng nói đó đòi hỏi sự cảm nhận rất tốt từ người nghe. Tiếng nói đó là sự cảm nhận của cơ thể của bạn.Tiếng nói đó ko dùng ngôn từ.
Nhiều khi, tâm trí của chúng ta bị lập trình từ môi trường bên ngoài (báo đài, văn hóa, phong tục, thói quen, lối sống). Nên những suy nghĩ, quyết định của chúng ta ko thực sự là của chúng ta. Những suy nghĩ của chúng ta đến từ những định kiến, những suy nghĩ của những người khác cố nhét vào đầu chúng ta. Theo thời gian đầu chúng ta là nơi lưu trữ 1 đống thông tin. Bạn phải nhận ra chính bộ não chúng ta là một ma trận. Chúng ta phải phân biệt được điều này. Phải lắng nghe được chính tiếng nói của bản thân và đi vào sâu bên trong.
“Và sau tất cả đừng tự lừa dối bản thân mình” - Floyd Dostoevsky