Quân đội Đế quốc Nhật Bản.
Quân đội Đế quốc Nhật Bản.
Nội chiến Nga đã tạo ra một cơ hội cho Nhật Bản để không chỉ bành trướng đến vùng lãnh thổ bên bờ Thái Bình Dương của Nga, mà còn lan rộng ra toàn bộ vùng Siberia rộng lớn.
Sự can thiệp quy mô lớn của các cường quốc phe Hiệp ước vào Nga hoàn toàn không phải do ý thức hệ căm thù những người Bolshevik - những người đã lên nắm quyền ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười. Thay vào đó, London và Paris lo lắng về việc chính phủ mới của Lenin có ý định rút khỏi cuộc chiến với Đức, điều này sẽ cho phép phe Liên minh Trung tâm tập trung toàn bộ sức mạnh của mình để đánh Pháp. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trong cuộc nội chiến bùng lên trên tàn tích của Đế quốc Nga, Anh và Pháp đã hậu thuẫn phong trào Bạch vệ phản cách mạng - những người đã thề sẽ đưa quân đội Nga trở lại chiến trường và chiến đấu chống lại nước Đức đến cùng.
Binh lính của quân đội Đế quốc Nhật Bản.
Binh lính của quân đội Đế quốc Nhật Bản.
Ngay sau khi nước Nga Soviet và Đức kí Hiệp ước Brest-Litovsk (03/03/1918), Lực lượng quân sự phe Hiệp ước bắt đầu đổ bộ lên các cảng của Nga ở phía bắc, nam và phía đông. Tuy nhiên, họ không vội vàng lao vào cuộc xung đột nội bộ của một quốc gia khác, và cố gắng tránh xa các cuộc đụng độ quân sự với hi vọng đạt được mục tiêu mà không cần đổ máu. Trong bối cảnh đó và tình hình khó khăn của Nga, cơ hội lớn đã mở ra cho Nhật Bản.
Lính Nhật ở Nga.
Lính Nhật ở Nga.
Nhật Bản được Washington thúc đẩy tham gia can thiệp vào vùng Viễn Đông của Nga. Ban đầu, xã hội Nhật Bản bị chia rẽ về việc có nên tham gia vào cuộc xung đột hay không. Tuy nhiên, theo thời gian, quy mô can thiệp của Nhật Bản vào các vấn đề của Nga bắt đầu tăng theo cấp số nhân, đến mức Hoa Kì bắt đầu lo lắng về việc làm thế nào để kiềm chế sự thèm muốn ngày càng tăng của đồng minh này.
Với vị trí và lợi ích của mình ở Đông Á, Nhật Bản nên đóng vai trò chính trong việc khôi phục trật tự ở Đông Siberia,
Ngoại trưởng Nhật Bản Goto Shinpei nói với người Mĩ vào tháng 07/1918.
Các sĩ quan Mĩ và Nhật tại Nga, năm 1918.
Các sĩ quan Mĩ và Nhật tại Nga, năm 1918.
Ngày 05/04/1918, hai đại đội thủy quân lục chiến từ hải đội của Phó Đô đốc Hiroharu Kato đổ bộ lên cảng Vladivostok. Việc này được lấy cớ từ vụ sát hại hai đối tượng người Nhật được thực hiện trong thành phố một ngày trước đó. Không gặp phải sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng giành quyền kiểm soát cảng và trung tâm của thành phố Vladivostok.
Cuộc tấn công của chủ nghĩa đế quốc được chuẩn bị từ lâu ở phía Đông đã diễn ra,... Đế quốc Nhật Bản muốn bóp nghẹt cuộc cách mạng của Liên Xô, cắt đứt Nga khỏi Thái Bình Dương, chiếm giữ vùng rộng lớn giàu có của Siberia, bắt công nhân và nông dân Siberia làm nô lệ,
Phản ứng của Chính phủ Liên Xô ngày 05/04/1918.
Quân đội Nhật Bản đổ bộ lên Vladivostok, Nga, ngày 11/08/1918.
Quân đội Nhật Bản đổ bộ lên Vladivostok, Nga, ngày 11/08/1918.
Thế chiến đã mang đến cho Nhật Bản một món quà bất ngờ: một kho báu chưa được khám phá - vùng Siberia. Người Nhật… nên làm chủ kho báu Siberia… Biến nó thành một phần của Nhật Bản - không phải theo nghĩa xâm lược mà theo nghĩa kinh tế - phụ thuộc vào khả năng của người Nhật,
I. Rokuro, biên tập viên Báo Nhân dân.
Tokyo tranh luận về cách mở rộng sang vùng Viễn Đông của Nga.
Một trong những lựa chọn có thể chấp nhận đang được xem xét là loại bỏ "những kẻ cực đoan" Bolshevik khỏi khu vực, hỗ trợ các lực lượng chính trị "ôn hòa" tại địa phương, và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một quốc gia vùng đệm tại Nga dưới sự bảo hộ của Nhật Bản - một "Siberia độc lập",
Nhà ngoại giao Ichiro Motono.
Việc này cần phải hành động một cách thận trọng, không công khai gây hấn, để mắt đến phản ứng của các cường quốc phương Tây và ngăn chặn sự trỗi dậy của một phong trào giải phóng nhân dân.
Quân Nhật bắn pháo vào Khabarovsk. Năm 1920.
Quân Nhật bắn pháo vào Khabarovsk. Năm 1920.
Đến tháng 10/1918, quân đội Nhật Bản ở Viễn Đông Nga lên tới hơn 72,000 lính (để so sánh, Lực lượng viễn chinh Siberia của Mĩ chỉ có con số 9000 lính). Một phần của Tuyến Đường sắt xuyên Siberia, những khu vực rộng lớn của Primorye và vùng Amur nằm dưới sự kiểm soát của người Nhật. Ngay ở phía đông của Hồ Baikal cũng có những đơn vị đồn trú của Nhật Bản. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu vực, bao gồm gỗ, than đá và sản lượng đánh bắt cá hồi và cá trích khổng lồ, bắt đầu được xuất khẩu sang Nhật Bản với quy mô lớn.
Binh lính và thủy thủ Đồng minh (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật) tại Vladivostok, Nga, tháng 09/1918.
Binh lính và thủy thủ Đồng minh (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật) tại Vladivostok, Nga, tháng 09/1918.
Giới lãnh đạo Nhật Bản ưa thích các tay súng Cossack như Grigory Semyonov và Ivan Kalmykov. Những nhân vật này của phong trào Bạch vệ đã nhận được kinh phí, vũ khí, và nếu cần, cả sự hỗ trợ trực tiếp của quân đội Nhật. Cùng lúc đó, mối quan hệ của Nhật Bản với nhà lãnh đạo được công nhận của Bạch vệ - "Nhà Lãnh đạo Tối cao của Nga", Đô đốc Alexander Kolchak, đã trở nên căng thẳng. Tại Tokyo, Kolchak được coi là "người của Washington" và có thể gây tổn hại đến lợi ích của Đất nước Mặt trời mọc.
Nhật Bản không quan tâm đến việc hồi phục nhanh chóng của một nước Nga thống nhất và mạnh mẽ. Tương tự như các hoạt động của họ ở Trung Quốc, tại đây, Nhật Bản cũng sẽ cố gắng kéo dài Nội chiến cho đến khi Nga suy yếu hoàn toàn, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khai thác một quốc gia đang kiệt quệ.
Người đứng đầu chính phủ của Kolchak, Pyotr Vologodsky, tháng 02/1919.
Đô đốc Kolchak thanh tra quân Bạch vệ tại Omsk, Siberia, năm 1919.
Đô đốc Kolchak thanh tra quân Bạch vệ tại Omsk, Siberia, năm 1919.
Không giống như những quốc gia can thiệp khác, người Nhật đã tham gia tích cực vào các cuộc đụng độ với du kích Liên Xô ở địa phương. Liên Xô có một hiệp ước không xâm lược ngầm với người Mĩ, nhưng với người Nhật, họ đã chiến đấu những trận chiến khốc liệt và đẫm máu. Theo nhiều ước tính khác nhau, trong những năm can thiệp, Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã mất tới 3000 binh lính và sĩ quan.
Quân Nhật tấn công lực lượng Cộng sản Nga tại một đoàn tàu dọc sông Amur.
Quân Nhật tấn công lực lượng Cộng sản Nga tại một đoàn tàu dọc sông Amur.
Mọi hành động bất tuân của người dân địa phương đều bị đàn áp và trừng phạt dã man: toàn bộ ngôi làng bị thiêu rụi và các cuộc hành quyết thị chúng sẽ được tiến hành.
Năm người Nga bị dẫn đến những ngôi mộ đã được đào gần nhà ga, họ bị bịt mắt và quỳ ở mép mộ, bị trói hai tay sau lưng. Hai sĩ quan Nhật, sau khi cởi áo khoác và rút kiếm, bắt đầu cắt các nạn nhân, đánh vào sau gáy, và khi từng nạn nhân rơi xuống hố, ba đến năm lính Nhật kết liễu họ bằng lưỡi lê, thét lên vui sướng. Hai người ngay lập tức bị chặt đầu bằng kiếm, nhưng những người khác dường như vẫn còn sống, vì khi lấp đất, họ vẫn còn cử động.
Một sĩ quan Mĩ đã chứng kiến vụ hành quyết của Nhật Bản tại nhà ga Sviyagino vào tháng 07/1919.
Lính Nhật đứng sau thi thể các công nhân đường sắt bị hành quyết, vùng Viễn Đông của Nga, 1920.
Lính Nhật đứng sau thi thể các công nhân đường sắt bị hành quyết, vùng Viễn Đông của Nga, 1920.
Đồng thời, người Nhật đã cứu hơn 900 trẻ mồ côi từ các gia đình người Ba Lan bị đày đến Siberia thời Sa hoàng. Những đứa trẻ có cha mẹ bị thiệt mạng trong Nội chiến, được đưa đến Nhật Bản và sau đó được đưa về quê hương của chúng. Ngoài ra, Nhật Bản đã hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ Hoa Kì sơ tán khỏi vùng chiến sự gần 800 trẻ em Nga, những đứa trẻ này đã được đưa đến phía đông đất nước từ Petrograd (nay là St. Petersburg) vào năm 1918. Chúng đang hồi phục ở đó sau một nạn đói xảy ra trong thành phố vào mùa đông, khi chiến tranh đột ngột nổ ra. Chỉ ba năm sau, chúng đã xoay sở, đã đi vòng quanh trái đất, để trở về với cha mẹ của mình.
Quân đội Nhật Bản ở Cáp Nhĩ Tân, năm 1919.
Quân đội Nhật Bản ở Cáp Nhĩ Tân, năm 1919.
Thế chiến I kết thúc vào tháng 11/1918 đã đặt ra dấu hỏi lớn về sự can thiệp của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Nga. Sự thất bại của quân Bạch vệ do Kolchak và Denikin lãnh đạo vào mùa hè và mùa thu năm 1919, đã khiến việc quân đội nước ngoài ở lại trên lãnh thổ Nga là vô nghĩa. Washington, London và Paris bắt đầu rút quân, ngược lại, Tokyo bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Đến đầu năm 1920, số lượng lính Nhật ở Nga đã vượt quá 100,000 người.
Lính Nhật tấn công các vị trí của Bolshevik tại Siberia, năm 1920.
Lính Nhật tấn công các vị trí của Bolshevik tại Siberia, năm 1920.
Sau thất bại của phong trào Bạch vệ ở phía Đông nước Nga, Hồng quân đã tiếp xúc trực tiếp với quân Nhật. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chính phủ Liên Xô chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh công khai quy mô lớn với Nhật Bản. Tháng 02/1920, Lenin đã đề xuất thành lập một nhà nước dân chủ làm vùng đệm ở phía đông đất nước. Người Nhật, lúc này đã mệt mỏi vì các cuộc giao tranh liên tục với du kích địa phương, nhận thấy đề xuất này khá chấp nhận được. Hơn nữa, Tokyo hi vọng biến Cộng hòa Viễn Đông (FER), được thành lập vào ngày 06/04, thành nước bảo hộ của mình.
Lính Nhật tại một căng tin quân đội ở Siberia.
Lính Nhật tại một căng tin quân đội ở Siberia.
Nhưng hi vọng này đã không trở thành hiện thực, FER gần như hoàn toàn do Moskva kiểm soát, trong khi Quân đội Cách mạng Nhân dân của nó đã tiêu diệt thành công lực lượng Bạch vệ ở Viễn Đông. Đồng thời, các chính phủ bù nhìn được tạo ra trên các vùng lãnh thổ của Nga do Nhật Bản kiểm soát đã tỏ ra vô dụng. Trên hết, Tokyo phải chịu áp lực ngoại giao mạnh mẽ từ Hoa Kì, khi nước này không muốn thấy đối thủ địa chính trị ở Thái Bình Dương củng cố vị thế của mình.
Quân đội Nhật Bản lên tàu vận tải "Kumamoto Maru" rời khỏi Vladivostok.
Quân đội Nhật Bản lên tàu vận tải "Kumamoto Maru" rời khỏi Vladivostok.
Cuối cùng, Đất nước Mặt trời mọc bắt đầu mất dần vị thế ở vùng Viễn Đông Nga. Ngày 25/10/1922, lính Nhật cuối cùng rời khỏi Vladivostok. Tháng 11/1922, Cộng hoà Viễn Đông trở thành một phần của nước Nga Soviet. Người Nhật chỉ duy trì quyền kiểm soát đối với phía bắc đảo Sakhalin, nhưng vào năm 1925, sau các cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn với Liên Xô, họ cũng buộc phải từ bỏ nó.
Cuộc diễu hành của các du kích Amur sau khi Blagoveshchensk được giải phóng, năm 1920.
Cuộc diễu hành của các du kích Amur sau khi Blagoveshchensk được giải phóng, năm 1920.
Bài viết tham khảo từ Russian Beyond.