Đế quốc Sikh (hoặc không gọi là Đế quốc cũng được) là một quốc gia cũ tồn tại trên khu vực phía Bắc tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu thế kỉ 18 đến giữa thế kỷ 19. Quốc gia này từng có thời kỳ huy hoàng vào đầu thế kỷ 19, với lãnh thổ trải rộng từ Afghanistan xuống Ấn Độ và qua cả Tây Tạng trước khi bị người Anh đánh bại và sáp nhập trở thành 1 phần Ấn Độ hiện đại như ngày nay.
Có thể là hình ảnh về ‎bản đồ và ‎văn bản cho biết '‎ਚੀਨ چين China افغانستان ਅਫ਼ਗ਼ਾਨਿਸ੍ਰਤਾਨ Afghanistan ਪੇਸ਼ਾਵਰ کشمیر ਜੱਮੂ ਕਸ਼ਮੀਰ Lahore ਲਾਹਰ سلتان ਤਿੱਬਤ Tibet كلات ਕਲਾਤ Kalat ਬਹੀਵਲਪੁਰ ليو بہاو ਸਿੰਦ سندھ Sind هندستان ی طانو ਬਰਤਾਨਵੀ ਹਿੰਦੁਸਤਾਨ British India (EIC) 100 200 Sikh Empire 300 میل ਮੀਲ Miles خالصہ سرکار c. 1839 CE ਖ਼ਾਲਸਾ ਸਰਕਾਰ‎'‎‎
Ảnh: đế quốc Sikh năm 1839 - lúc gần bị người Anh thôn tính xong.

Tiền thân của Đế quốc Sikh là từ cuộc khởi nghĩa của một người đạo Sikh tên Banda Singh Bahadur. Banda Singh Bahadur đã đứng lên chống lại Vương triều Mughal của người Hồi giáo và thiết lập quốc gia riêng ở vùng Punjab, miền Bắc Ấn Độ. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Banda Singh Bahadur và hàng vạn người Sikh bị quân Mughal bắt về Dehli, ép cải sang đạo Hồi. Những người từ chối, nhất quyết trung thành với đạo Sikh (trong đó có Bahadur) đều bị hành quyết.
Banda Singh Bahadur — Google Arts & Culture
Banda Singh Bahadur - chiến binh vĩ đại của người Sikh khởi nghĩa chống lại triều Mughal.
Dù vậy, triều Mughal vẫn không thể lấy lại quyền kiểm soát với miền Bắc Ấn. Đến cuối thế kỷ 18, miền Bắc Ấn liên tục bị Đế quốc Durrani xâm lược (Durrani chính là một quốc gia khác trên tiểu lục địa Ấn Độ mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau). Để chống lại, các liên minh bộ lạc người Sikh đã tự đứng ra thành lập lực lượng riêng của mình để chiến đấu chống lại. Qua nhiều chiến thắng, các bộ lạc Sikh ngày càng trở nên hùng mạnh và thống nhất hơn, tạo điều kiện hình thành một quốc gia thống nhất hoàn chỉnh vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Từ năm 1799, nước Sikh chính thức được gọi với cái tên ''Đế quốc Sikh'' do sự bành trướng của nó dưới thời vua Ranjit Singh.
undefined
Vua Ranjit Singh của Đế quốc Sikh
Vào thời đỉnh cao của mình, đế quốc Sikh có lãnh thổ trải dài tới Afghanistan ở phía Bắc, bao trùm hầu hết miền Bắc Ấn Độ và kéo dài tới vùng Sindh giáp Ấn Độ Dương thuộc Pakistan ngày nay. Về phía Đông nó kéo dài tới Tây Tạng trên dãy Côn Luân. Có lúc họ đánh nhau với nhà Thanh để giành Tây Tạng. Trong thời đại của mình, Đế quốc Sikh có 2 thủ đô là Lahore và Gujranwala, cả 2 đều thuộc Pakistan ngày nay.
Trong những bài sắp tới, sẽ có bài riêng về cuộc chiến tranh giữa Tây Tạng cũng như Trung Quốc với đế quốc Sikh này.
Các ước tính khác nhau không thống nhất về dân số Sikh trong thời kỳ này, dao động từ 3,5 tới 7 triệu dân. Trong số này đông nhất là theo đạo Hồi, sau đó là đạo Sikh còn Ấn Độ giáo rất ít người theo, hầu như chỉ có ở các vùng mà Sikh chinh phục được từ Ấn Độ. Nhưng có một luật lệ của Ấn Độ giáo được áp dụng: cấm giết mổ bò. Và mặc dù xây dựng trên nền tảng thần quyền, nước Sikh vẫn được nhận xét là ''chính quyền thế tục'' theo các tài liệu phương Tây thời đó - với một chính quyền được tập hợp từ tầng lớp tinh hoa của đủ mọi thành phần dân tộc.
Ban đầu, đế quốc Sikh từng có một thời gian hợp tác với Đế quốc Anh, chủ yếu là để tấn công Afghanistan. Họ từng gửi quân giúp người Anh đánh Afghanistan, và kết quả chắc ai cũng biết tại sao Afghanistan gọi là ''mồ chôn các đế quốc'. Cả anh và Sikh sau cùng đều bị người Afghanistan đánh bại - và đế quốc Sikh không thể mở rộng thêm lãnh thổ của mình vào Afghanistan nữa.
Tuy nhiên, sau cái chết của vua Ranjit Singh năm 1839, đế quốc Sikh suy yếu và bị Anh nhòm ngó (lúc này Anh đã chinh phục gần xong các vùng khác của Ấn Độ). Sau đó là một sự kiện quan trọng, khi dân tộc Dogras (sử Trung Hoa gọi là tộc Sâm Ba) theo Ấn Độ giáo ở vùng Jammu làm phản chống đạo Hồi. Họ nhờ người Anh mang quân vào xâm lược vùng Kashmir. VÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN XUNG ĐỘT DAI DẲNG Ở KASHMIR NGÀY NAY, CHỨ ĐẾCH PHẢI NGUYÊN NHÂN NÀO KHÁC!
Sau nhiều cuộc chiến tranh Anh-Sikh, người Anh cũng chinh phục được nước này dù chịu thiệt hại nặng nề. Thậm chí chính người Anh sau này cũng không hiểu, tại sao có lúc quân Anh gần như đã gần thua trận, bị tiêu diệt gần hết mà quân Sikh lại bất ngờ rút lui. Và đến năm 1849, đế chế Sikh huy hoàng một thời chính thức đầu hàng người Anh, bị sáp nhập vào Ấn Độ.
Sau này, khi Ấn Độ độc lập, các vùng Punjab, Jammu và Kashmir đã chọn ở lại Ấn Độ. Các vùng khác có tuyệt đại đa số dân Hồi giáo thì nhập vào Pakistan. Riêng vùng Kashmir có đông người Hồi giáo, nhưng bị người Ấn Độ giáo từ vùng Jammu cấu kết với người Anh xâm lược năm xưa, nên đến giờ vẫn xung đột đòi gia nhập nước Hồi giáo Pakistan (chính xác là muốn lập một nước Hồi giáo độc lập thân Pakistan hơn). Hiện nay, người Sikh dù cơ bản là sống hòa bình nhưng đôi lúc vẫn có xung đột cục bộ với người Ấn. Dân số của họ nay chỉ còn chiếm một phần nhỏ trong dân số hơn 1,4 tỷ người của Ấn Độ.
Religious Freedoms: Minorities Including Sikhs Suffer in India
Người Sikh ở Ấn Độ ngày nay
Phần tiếp:  Vương quốc của Ladakh và chiến tranh Sikh-Tây Tạng.