Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sách và thực tế chỉ ra rằng là các loại sách giúp bạn học kỹ năng nào đó như quản lý, marketing, giao tiếp, nói chuyện trước đám đông,... được rất nhiều người chọn mua, nhưng có thể trong số đó có rất nhiều người không đọc hết với nhiều lý do khác nhau. Có thể đúng, có thể sai, có thể bạn biết rồi nhưng sau đây là cách mình HỌC sách, thay vì chỉ ĐỌC sách.
1. Muốn học thì phải đọc, muốn đọc thì phải có hứng và muốn có hứng phải chọn đúng sách. 
Sẽ thật nhàm chán nếu bạn chọn ra một cuốn sách quá mức với bạn như được viết bằng ngôn ngữ học thuật, từ vựng chuyên ngành, bài tập quá nhiều, hay là quá dễ vì bạn có thể hiểu và đã biết gần như toàn bộ những gì đang được đọc. Dù là trường hợp nào bạn cũng sẽ tự cho mình lý do để từ bỏ việc đọc sách và không học được gì nhiều từ nó.
Ngày này thì những cuốn sách có bìa được thiết kế rất bắt mắt và cuốn hút. Chắc ai đọc sách cũng hiểu cảm giác nhìn là muốn mua ngay chỉ vì cái bìa dù chưa biết nội dung viết về gì. Đó là tin vui cho người sưu tầm sách, nhưng không phải với người muốn học. Và để tránh bị che mắt bởi những thứ bên ngoài thì thứ bên trong : Mục lục. 
Hãy đọc mục lục ngay khi bạn cầm cuốn sách lên. Tìm những kỹ năng, vấn đề của cuốn sách mà bạn hứng thứ. Tôi lấy ví dụ: Tôi đọc trong mục lục của một cuốn sách dạy giao tiếp, ứng xử thấy mục Cảm ơn và mục Bắt tay. Nah, hiển nhiên rằng tại sao tôi phải đọc về cái việc mà ngày nào tôi cũng làm đến mức như thói quen? Có thể có những điều tôi chưa biết nhưng nhìn chung thì nó không làm tôi hứng thú. Và nếu cuốn sách có quá nhiều kỹ năng mà tôi cảm thấy bản thân mình không cần, không hứng, thành thạo thì đó không phải cuốn sách dành cho tôi. 
Trong quá trình thực hiện việc này, tôi nhận ra có một vài cuốn sách không chuẩn bị mục lục theo kiểu này. Một số cuốn sách kỹ năng đặt mục lục theo chủ đề và tên câu chuyện của họ. Tất nhiên không phải vơ đũa cả nắm, nhưng theo quan điểm của tôi, chúng không đáng đọc. Nếu tác giả thật sự muốn gửi gắm kỹ năng thay vì bắt độc giả phải trải nghiệm câu chuyện của chính bản thân mình cùng họ, các tác giả sẽ để một cái mục lục thật rõ ràng! 
Và vì tôi đã nói là không vơ đũa cả nắm nên sau khi đọc mục lục, hãy chuyển tới phần lời tựa, lời mở đầu hay giới thiệu để tìm hiểu mục đích của tác giả.
Và tất nhiên khi mua sách bạn sẽ không chỉ lựa sách, thanh toán và đi về mà nhỉ? Đọc một vài trang cảm nhận nó trước khi để nó lại cũng đáng mà. ;)

2. Tập trung vào điều cần tập trung.
Tôi khẳng định là đại đa số các cuốn sách kỹ năng trong tâm trí của tôi, nếu tính theo số trang giấy A4, thì chỉ dài 5 trang (???), nhiều lắm thì 10 trang (??????). 
Tôi ghét đọc sách kỹ năng, thẳng thắn là thế. Nhưng tôi cần học kỹ năng có ở chúng. Và tôi ghét các tác giả viết sách kỹ năng, thẳng thắn là thế. Và tôi biết nhiều bạn cũng có cùng lý do sau đây với tôi: Ông kể chuyện quá nhiều!!! Tập trung vào chủ đề chính đi ông tác giả!!!!!
Trên góc nhìn của người viết sách thì ai cũng muốn được chia sẻ mọi tâm can, mọi câu chuyện mà họ trải qua và tìm kiếm sự cảm thông. Tôi vừa đọc một cuốn sách (giấu tên), tác giả bảo rằng gia đình ông ta trốn từ quê nhà vốn có chế độ độc tài tới Canada để định cư, và ông ấy kể rất nhiều về tuổi thơ mình như thế nào, nào là cãi nhau với bố, bị đánh rất ghê rợn, bị định hướng,... bla bla Okay tôi rất thông cảm với ông nhưng tóm lại là ý ông muốn nói là vì hoàn cảnh gia đình mà sự sáng tạo của ông bị suy tàn, rồi ông móc nối sang chuyện sự sáng tạo là cần thiết cho việc quản lý. Okay and Nà ní??
Thế đó, toàn bộ 100 trang đầu tiên tôi có thể tóm gọn bằng 1 câu duy nhất. Và vì kể chuyện quá nhiều, đâm ra tôi chán tôi chả thèm đọc rồi bỏ ngang đọc sách và mỗi khi bắt đầu đọc lại thì hoặc tôi phải cố nhớ câu chuyện của 1 người mình không quen biết là gì hoặc tôi phải đọc lại từ đầu.
Giải pháp đó là tập trung vào câu hỏi, vấn đề được tác giả nêu ra và câu trả lời của chính họ. Hãy đọc lướt những câu chuyện kể lể dài dòng, đây là bước quan trọng, nếu bạn không đọc lướt bạn sẽ chẳng biết mình đang ở đâu, bối cảnh của vấn đề và tại sao có vấn đề đó, đọc lướt cho biết chứ không cố hiểu và nhớ. 
Một sai lầm của chính tôi khi trước đó là cố gắng nhớ câu chuyện của họ, trong khi chưa đọc đến đoạn kỹ năng mình cần đọc. Có thể ông ta là tỷ phú? tổng thống? Người trẻ tuổi thành công nhất? Well, bạn nghĩ là chỉ cần trải nghiệm câu chuyện của họ là bạn có thể thành họ không? Tôi thích tạo câu chuyện riêng mình hơn. Thậm chí hầu hết cuốn sách, tôi chả nhớ tên tác giả và tên nhân vật :< Nhưng dù sao thì những cái tên không phải là lý do tôi mua sách.
Sau đây là một đoạn trích ra từ tác phẩm "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichi, người mà được in mặt lên tờ 10 ngàn yên Nhật ấy, sách này rất hay, khai sáng nhiều thứ và được khuyên đọc bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ của cafe Trung Nguyên. Ai thích thì đọc, không thích thì đọc =)) :
"Học những môn thiết thực cho cuộc sống. 
Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.
Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chẳng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn học quan trọng đến mức "phải thờ phụng nó" như các thầy dạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh. Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy Hán văn nào có được tài sản đáng kể, cũng như các thương gia vừa giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm.
Với lối học hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhà nông,... những người hết lòng chăm lo việc học tập của con cái: "Chúng nó cứ học theo kiểu này, chắc có ngày tán gia bại sản mất"...Trước hết phải học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày..."

 
3. Note chưa bao giờ là thừa. 
Chắc chẳng ai tự tin nhớ hết những gì mình đọc được (Có thì tui ngưỡng mộ thôi có gì âu ^^ ), vì thế note là giải pháp hữu ích nhất. 
Hãy tưởng tượng thế này, bạn cần học kỹ năng quản lý như tôi, bạn đọc hết sách, oh shiet, bạn có highlight ý chính rồi. Nhưng cũng như tôi, bạn ghét việc phải mở ra từng trang có highlight để đọc lại, và càng ghét cay ghét đắng hơn khi mà mỗi dòng highlight ở cách nhau tận chục trang, lật qua trang này thì  quên trang trước, lật trước lại quên sau, chúng không là một 1 bức tranh tổng quát, tôi gọi nó thế. 
Đúng là như thế, đó cũng là lý do tôi đã nói tôi ghét sách kỹ năng, xen vào giữa những dòng highlight là những câu chuyện mà tôi chẳng hứng thú quan tâm. 
Kết quả hình ảnh cho stiles stilinski board

Nhìn hình này bạn hiểu ý tôi hông? Là vậy đó. Đó là lý do phá án mà người ta lại đặt chúng lên bảng và link chúng với nhau. Để có một cái nhìn tổng quát nhất, chứ không phải mỗi một manh mối nằm ở trong 1 xấp tài liệu dài dòng :)) Thôi nào, nếu bạn nghiêm túc HỌC sách thì việc này chả tốn thời gian là mấy đâu, cứ đọc xong 1 đoạn nào đấy, thấy cần thì note, không thì thôi.
App mình recommend là Evernote. Đơn giản là giao diện đẹp, có form sẵn, dễ dùng, và quan trọng hơn là nó nhắc mình coi ghi chú mỗi ngày (Nhiều app khác không có cái này), Premium thì 60k/tháng khá rẻ. 
Kết quả hình ảnh cho evernote

Ghi chú thế nào thì hợp lý? Cái đó thì tuỳ vào phong cách mỗi người thôi. Có người thì chỉ cần text text và text là được rồi. Mình thì cẩn thận hơn, đổi màu chữ, bold, underline, table, canh lề này nọ. Mình nghĩ việc tóm tắt sách cool ngầu. Ghi lại những vấn đề và câu trả lời của sách, đặt thẻ tag kỹ năng loại gì. Và rảnh thay vì đọc lại sách thì đọc ghi chú đi. Lâu lâu đọc lại câu chuyện của tác giả cho vui cũng được.

4. Sau khi đọc rất nhiều sách kỹ năng rồi thì làm gì tiếp?
Kết quả hình ảnh cho sơ đồ ven


Bạn đọc rất nhiều sách kỹ năng rồi mà phải không? Bạn càng đọc nhiều bạn sẽ càng nhận thấy có rất nhiều sách có những kỹ năng là điểm chung giống nhau và càng đọc nhiều hơn nữa, cái vùng giao thoa điểm chung này càng rộng hơn cho tới khi nó gần như chạm nhau. Đó là lý do tôi đã muốn bạn đọc mục lục (Tôi muốn bạn đọc từ đầu đến cuối nên bài viết này không có mục lục đâu :D )  Các kỹ năng giống nhau bây giờ sẽ không cần phải tìm hiểu nhiều nữa, đọc lướt tìm điểm khác và note lại thôi. Và cái note của bạn sẽ là tập hợp của rất rất nhiều cuốn sách, đến một ngày mà nó như là một cuốn bách khoa toàn thư về kỹ năng đó thì ngầu vcl, bán chắc nhiều tiền đấy =)) 
________________________________________________________________________________

Đó là steps tôi sẽ làm khi đọc sách kỹ năng, nghe ngắn và chung chung quá phải không? Ầu dù sao thì đó vẫn là thứ tôi đang làm. Nó khiến cho quá trình đọc một cuốn sách của tôi nhanh hơn rất nhiều. Tôi không thích đọc sách và tôi thích nằm lười và ngủ thôi, vì thế tôi không phải kiểu người thích nhâm nhi, nghiềm ngẫm từng chữ cái một để cảm nhận sách. Nah, tôi sẽ làm nó sau khi tôi ngủ dậy. Nếu ai có ý kiến gì hay chỉ cho tôi biết với nhé :D


P/s: Fukuzawa Yukichi là người thay đổi Nhật Bản, được in mặt lên tờ 10 ngàn yên và có tư tưởng rất hay. Mọi người thắc mắc tại sao người Nhật có ý thức cộng đồng cao đến thế, sao người Nhật chăm thế, sao người Nhật thế này, sao người Nhật thế kia, người Nhật this, người Nhật that,... thì một phần công rất lớn là của ông. Thay đổi nhận thức của người Nhật về rất nhiều mặt xã hội cũng là ông. Thiên tai tạo thiên tài cũng là ông. Nói chung nể vcl. Mà dù sao thì do tư tưởng cũng đã cũ rồi nên mình cũng lười đọc phần sau vãi, tại vì mình cũng hiểu đại khái rồi. 
P/s: Nếu các bạn muốn học kỹ năng nào đó miễn phí? Ez thôi nè. Đầu tiên hãy tạo một tài khoản Udemy (Search đi, rất nổi tiếng). Tiếp theo vào onehack.us, đây là trang chia sẻ các mã giảm giá, coupon, trick, mẹo. Vào thì biết. Các mã giảm giá này này sẽ miễn phí các khoá học hoặc giảm rất nhiều.