Các sao tác động đến người ra sao ?
Các sao tác động đến người ra sao ? « ZetaMu null zung.zetamu.net Ở đây, tôi muốn nói đến các sao thật , tức là các thiên thể,...
Ở đây, tôi muốn nói đến các sao thật, tức là các thiên thể, gồm có cả các hành tinh của hệ mặt trời và các sao nằm ngoài hệ mặt trời, chứ không phải các sao tưởng tượng như trong tử vi đẩu số.
Nếu như các môn chiêm tinh học có giá trị gì đó, thì tức là các sao phải có ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của con người. Vậy thì chúng ảnh hưởng ra sao, theo các nguyên lý gì, và mức độ mạnh yếu thế nào ?
Tôi có đọc đâu đó một phản bác đưa ra để phủ nhận chiêm tinh học là: các sao ở xa như thế, thì ảnh hưởng của chúng, nếu tính chẳng hạn qua lực vạn vật hấp dẫn của Newton, thì nhỏ hơn rất nhiều một cô y ta hay một cái giường ở cạnh đứa trẻ lú sinh ra. Vậy thì tại sao cô y tá hay cái giường quan trọng hơn sao mà không có trong lá số, còn sao thì có ?! Ảnh hưởng của các sao yếu như vậy, thì lá số lúc sinh ra làm sao quan trọng bằng những thứ ngay xung quanh đứa trẻ lúc sinh ra ?!
Tò mò với lời phản bác đó, tôi liền thử đi kiểm tra xem lực hút của các sao đối với một người lớn cỡ nào. Theo nguyên lý của Newton, thì lực đó tỷ lệ thuận với khối lượng của vật hút và tỷ lệ nghịch với khoảng cách bình phương.
Đầu tiên là lấy mặt trăng (các con số đều là xấp xỉ):
Distance (Khoảng cách) = 400 000 km = 4 x 10^8 m
Mass (Khối lượng) = 7 x 10^22 kg
Vậy Mass / (Distance)^2 = 5 x 10^6 kg/m2
Có nghĩa là sức hút của lực hấp dẫn mặt trăng đối với một người tương đương với một vật có khối lượng 5 nghìn tấn nằm cách người đó 1m ! Có thể tưởng tượng được không, lấy đâu ra 5000 tấn nằm cách 1m ! Lấy tất cả các thứ nằm trên bề mặt quả đất cộng lại có lẽ cũng không tạo được lực hút mạnh như vậy, chứ đừng nói đến ông bác sĩ (đứng bên cạnh cách quãng vài chục cm, nhưng nặng chưa đến 100kg), hay cái tòa nhà bệnh viện (có thể nặng 5000 tấn, nhưng với khoảng cách trung bình cả trăm mét, và do đó lực hút chưa bằng 1/1000 lực hút của mặt trăng)
Lực hấp dẫn của mặt trời còn lớn hơn nữa, tương đương với một khối khoảng 10^9 kg ở cách 1m. Các hành tinh trong hệ mặt trời có lực hút nhỏ hơn, nhưng chẳng hạn Jupiter cũng có lực hút tương đương hàng tấn ở khoảng cách 1m. Vậy tại sao chúng ta không bay lên mặt trăng hay lên mặt trời ? Câu trả lời hiển nhiên là, lức hút của trái đất hướng về tâm trái đất, còn lớn gấp quãng trăm lần lực hút của mặt trời. Bởi vậy chúng ta cứ yên tâm mà ở trên trái đất.
Lực hút của các sao lớn như vậy, tất nhiên không đủ để chúng ta “bay lên trời”, nhưng có thể hình dung là đủ để làm thay đổi chuyển động của các vật chất trong người chúng ta, tạo thành các “sóng” trong cơ thể con người. Các sóng đó nó tạo thành, bởi vì bản thân vật hút nó chuyển động tuần hoàn, lúc thì hút về hướng này lúc thì hút về hướng khác. Tương tự như là sóng thủy triều lên xuống (mức nước biển thay đổi do mặt trăng và mặt trời hút) vậy.
Như vậy, ít ra có một lực tác động khá mạnh từ các sao, không thể phủ nhận được (đặc biệt là từ mặt trăng và mặt trời), có thể gọi là lực tác động trực tiếp.
Nhưng đối với các sao nhỏ hơn, nằm xa hơn, ví dụ như là Neptune thì sao ? Lực hấp dẫn của Neptune đối với con người có thể coi là không đáng kể so với mặt trăng mặt trời. Thế mà tại sao Neptune vẫn được coi là có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người trong các môn chiêm tinh học ? Ví dụ như ai mà có sao Neptune nằm ở cung tiền thì tiền cứ vào cửa này lại ra cửa khác, nằm ở cung tình thì trôi hết từ tình này sang tình khác, v.v. Đối với Neptune thì lực tác động trực tiếp như kiểu lực hấp dẫn kể phía trên bé đến mức chẳng đáng kể, ắt nó phải tác động kiểu khác.
Có một kiểu tác động khác thật, mà ta sẽ gọi là tác động gián tiếp qua trường sóng. Hình dung nó thế này: Tôi tác động đến anh A trực tiếp ít thôi. Nhưng tôi tác động đến anh B và anh B lại truyền tác động đó đến anh A. Rồi tôi tác động đến anh C, anh C tác động đến anh D, và anh D tác động đến anh A, và cứ thế. Tổng cộng các tác động qua trung gian gián tiếp như vậy có thể lớn hơn rất nhiều lần so với tác động trực tiếp.
Để hình dung ảnh hưởng của tác động gián tiếp, ta có thể hình dung lại mặt trăng và giọt nước biển. Nếu chỉ tính tác động trực tiếp của mặt trăng lên giọt nước biển, thì chẳng đủ mạnh (rất nhỏ so với tác động của trái đất) để cho nó nảy lên nảy xuống. Nhưng vì mặt trăng tác động không chỉ lên một giọt nước biển thôi, mà lên cả đại dương, đại dương dưới tác động đó thì tạo thành sóng, và sóng xô giọt nước biển lên xuống. Đấy chính là do tác động của mặt trăng, nhưng mà là tác động gián tiếp qua đại dương.
Neptune cũng vậy. Ảnh hưởng trực tiếp của Neptune đến ai đó thì rất bé. Nhưng hình dung là nó tác động đến toàn bộ một cái trường sóng trên vỏ trái đất, và trường sóng đó tác động lại lên con người. Khi đó ta được một tác động lớn đáng chú ý.
Hai loại tác động phía trên vẫn chưa đủ để giải thích vì sao lại có chu kỳ đúng 12 năm tạo bởi Jupiter, trong khi chukyf quay quanh trái đất của Jupiter không phải là 12 năm chẵn mà thực ra chỉ có 11.86 năm (Xem bài: Chu kỳ 60 năm từ đâu ra ?). Để giải thích tác động với chu kỳ tuần hoàn 12 năm này, cần đưa thêm vào tác động công hưởng. Vấn đề cộng hưởng đã được nói đến trong bài về chu kỳ 60 năm.
Giả thuyết tạm thời là: với sự kết hợp cả ba hình thức tác động khác nhau: trực tiếp, qua trường sóng, và qua nguyên lý cộng hưởng, các sao trên trời, đặc biệt là mặt trăng, mặt trời và các hành tinh của hệ mặt trời, có thể tạo ảnh hưởng lớn đến sự sống của các cá thể trên trái đất. (Tất nhiên, 3 kiểu tác động này có thể cộng vào nhau thành một trường thế chung chứ không phải chúng hoàn toàn tách biệt — ý của tôi là làm sao phân tích toán học cái potential field đó thành tổng của các thành phần)
Thế còn các sao cố định (tức là những thứ như là mặt trời, rất to, nằm ngoài hệ mặt trời, vị trí có hàng chục ngàn năm vẫn “không thay đổi”) ra sao ? Chúng tác động kiểu gì, có ảnh hưởng gì quan trọng không ? Chiêm tinh học phương Tây thường bỏ qua các sao cố định đó, vì coi là ảnh hưởng của chúng quá nhỏ, tuy nhiên cũng có phân loại các sao theo độ sáng và theo tính “thiện / ác”. Vì chúng nằm cố định nên bản thân chúng không tạo thành sóng trên trường sóng của trái đất, và lực hấp dẫn của chúng cũng quá yếu để hút cái gì. Tác động “duy nhất” của chúng chỉ là một chút ánh sáng tỏa lên trái đất ?! Ánh sáng đó tất nhiên có “gây nhiễu” trường sóng của trái đất, nhưng nhiễu đến mức nào ?! Chúng có thể tạo ra một sự cộng hưởng nào đó không ?! Giả thuyết là nói chung thì sự nhiễu do chúng gây ra là nhỏ và có thể bỏ qua. (Chính vì vậy mà các trường phái chiêm tinh mà sử dụng sideral horoscope như của Ấn Độ thay vì tropical horoscope như phương Tây càng ngày àng trở nên nhảm nhí, vì các chòm sao ngoài hệ mặt trời thực ra chẳng ảnh hưởng gì đáng kể). Nhưng cũng có thể có những “điểm kỳ dị” khi mà một ít tia sáng tập trung có thể đủ kích hoạt thay đổi trạng thái của cái gì đó, do đó cũng có thể có một ít người “đặc biệt” mà số phận lại bị thay đổi mạnh vì ảnh hưởng mạnh của một sao nào đó nằm ngoài hệ mặt trời.
Xem toàn bộ các giải thích toán học, vật lý thiên văn về những môn tử vi, chiêm tinh của GS toán học Nguyễn Tiến Dũng tại Pháp
Nguồn ảnh:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất