Tôi thích Trump vì sự nhất quán ở những giá trị lõi của mình và tình yêu trung thành với nước Mỹ. Kể khi ông không còn là tổng thống và tuổi đã già nhưng vẫn cố gắng giữ sự hiện diện của mình ở truyền thông để cống hiến hết mực cho đất nước của mình.
Mới đây trên đài Fox và cũng như các phương tiện truyền thông, Trump có bình luận về tình hình Ukraine. Không khỏi dự đoán của tôi là ông ấy có thái độ trung hòa với Putin và cũng như nhắc lại sự tôn trọng của ông với người bạn gấu Nga. Thậm chí, ông còn nói một logic Trung Quốc của Tập có một thái độ như vậy với Đài Loan sau khi sự việc của Ukraine.
Cánh tả sẽ luôn luôn muốn một đám người mọi rợ, thích tàn sát đồng loại và còn dễ bị mua chuộc bởi những thứ phù phiếm ích kỷ (tiền và vinh hoa) lên nắm quyền; dù cùng lúc là nói rút quân theo như kế hoạch của Trump. Nên tôi có lí do tin rằng chính quyền thân phương Tây của Ukraine một mặt nói “dân chủ” nhưng như Taliban ở Afghanistan. Khả năng cao là họ sẽ không ủng hộ thịnh vượng chung của dân tộc Slavic, không nhượng bộ và không hề có sự tôn trọng tối thiểu với các nước anh em khác.
Ông có nói rằng vấn đề Ukraine sẽ không bao giờ xảy ra trong nhiệm kỳ của mình. Ý nói rằng ông sẽ không bao giờ để EU và Mỹ trong tình trạng căng thẳng như vậy với Nga. Cùng lúc Trump cũng không bao giờ nhân nhượng với Putin khi Putin cố gắng gây ảnh hưởng của mình lên Châu Âu bằng ống dẫn khí đốt. Cùng lúc thấy ổn với việc Putin chiếm Crimea vì sau cùng đó chuyện nội bộ dân Slavic mà phương Tây chỉ có thể chỉ trích nhưng không có tư cách can thiệp sâu hơn.
Hai người đàn ông này là đối thủ của nhau, nhưng họ có những điểm chung về hệ tư tưởng: trung thực, không muốn leo thang không cần thiết và tôn trọng chuyện nội bộ không chỉ dừng ở định nghĩa biên giới quốc gia, mà là câu chuyện của các dân tộc anh em và hiện trong lịch sử hiện đại từng thuộc một quốc gia.
Bản thân Putin khi phát biểu rất trung thực với ý định của mình. Một cuộc chiến vũ trang để phục vụ cho đàm phán với NATO. Yêu cầu giảm ảnh hưởng của NATO lên chính trị Ukraine. Ông còn nói rõ hồi xưa NATO đã hứa “will not move one inch further east” nhưng giờ Liên Xô đã bị lừa quá nặng. Đàm phán NATO thì tất phải dùng tới cấm vận và vũ lực thì mới mong họ thực hiện lời hứa đó. Putin còn đi xa hơn nữa khi nói tới viễn cảnh NATO thu nhận Ukraine sẽ là một cuộc chiến tranh vũ trang, như hồi Mỹ kéo tên lửa Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô trả đũa lại việc đưa tên lửa đến Cuba để đàm phán.
Putin không muốn chiến tranh và càng không muốn chiến tranh hạt nhân DEFCON mà bản thân ông đã nói rằng là “không có người thắng”.
Đã trung thực như vậy thì không biết NATO có chịu kí hòa ước tạm dừng hay không. Nhưng theo tôi thấy, NATO sẽ đẩy Putin vào chuyện tăng cường vũ trang ở Ukraine để tìm cớ đẩy quân của mình vào. Đó là mong muốn thật sự của NATO sau khi đưa Ukraine vào NATO. Putin muốn đàm phán nhưng NATO có lẽ sẽ không quan tâm lắm tới tính mạng dân Ukraine, sẵn sàng chơi hết, dù chắc chắn sẽ nói mình bảo vệ nền dân chủ Ukraine.
Chuyện Putin trung thực với mục đích của mình thể hiện ông đang ở thế bất lợi hơn so với NATO, vì rõ ông không xem dân Ukraine, vốn anh em với dân Nga, là cỏ rác.
Liệu dân Ukraine có chịu làm hòa với Nga nếu như Putin tạo nên một cuộc thảm sát? Có thể nhưng chỉ là rất khó để làm hòa với một Ukraine đã dần quên sự đổ máu của thời Liên Xô, quá nhạy cảm với bạo lực và cộng thêm cái loa phát thanh hùng hậu của phương Tây thì dễ là một vết đen trong lịch sử cầm quyền của Putin. Nó sẽ là một cái cớ tuyệt vời để Ukraine theo NATO và NATO tiến hành lắp đặt các tên lửa gần đó để khiến Nga yếu thế trong mọi cuộc đàm phán trọng điểm về kinh tế, quân sự và văn hóa.
Hơn nữa, Putin không thể nào “contain” thông tin được như Trung Quốc để chọn các giải pháp sạch gọn lẹ kiểu Mông Cổ như Thiên An Môn, Tây Tạng và thậm chí phương pháp thân thiện nhất như Hồng Kông khi phóng viên phương Tây đang chĩa máy quay vào khu vực Ukraine để tìm mọi cớ bắt lỗi Nga.
Dân Ukraine nửa nghe theo tiếng gọi dân tộc, nửa ngấm bùa ngải của phương Tây. Đơn giản là họ bị hoang mang và không biết mình nên theo ai. Trong khi Putin đang ở thế dầu sôi lửa bỏng tiến lùi quân sự theo phản ứng của NATO, tham gia các buổi đàm phán và họp báo nhiều hết mức để gây sức ép với truyền thông NATO và cũng muốn dân Ukraine hiểu được thế khó của mình.
Tôi nghĩ khó để Putin chiếm Ukraine theo như định nghĩa thời Thế Chiến vì đó là mong muốn thật sự của NATO dù miệng cứ ra rả đàm phán. Nước đi vũ trang của Putin là để rào chặn đường quân sự của NATO, để bắt họ phải ưu tiên đàm phán và cũng như thể hiện rõ độ nghiêm trọng của việc Ukraine sắp gia nhập EU. NATO rất muốn quân sự rồi sau khi thành công ở bước quyền lực mềm Euromaidan 2013. Nga hoàn toàn biết cái gọi mềm cứng hội ngộ ở Mùa Xuân Ả Rập.
Về chiến lược, Putin đang muốn dùng Ukraine là một vùng mang chức năng báo động đỏ khi NATO có ý định mở rộng lãnh thổ và cũng như là nơi giao thoa đàm phán giữa NATO và Nga khi có mâu thuẫn. Cái này mang tính chất hình thức và chiến tranh quy ước giữa các quốc gia. Nếu NATO có chiếm một phần Ukraine thì vẫn là Ukraine và Nga can thiệp với tư cách ngoại giao. Nhưng nếu Ukraine là của Liên Bang Nga thì chuyện chiếm này đồng nghĩa với chiến tranh vũ trang với Nga. Đây là khái niệm quốc gia đệm. Nếu trong quy mô nhỏ hơn thì gọi là khu vực phi quân sự như giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Nếu Putin có tham vọng chiếm Ukraine, tôi hẳn là tò mò cách ông xử lí trong việc thiết lập vùng phi quân sự với NATO và bao nhiêu % vùng đất Nga lấy từ Ukraine nếu cảm thấy chi phí tạo phe thân Nga ở chính trị Ukraine đắt hơn là tự tay kiểm soát. Hồi xưa Ba Lan là vùng đệm của Nga giờ thì bị đẩy lùi tới Ukraine, nên Putin phải làm gắt hơn nếu như muốn đảm bảo quy mô lãnh thổ Nga không bị thu hẹp trong tương lai dài hoặc gần bởi quyền lực mềm kinh khủng của NATO.
Putin hoàn toàn trong thế phòng thủ chứ chả phải gọi là tấn công một miếng nào nên ngôn ngữ lẫn động thái quân sự của ông mang tinh thần hòa giải nhiều. Còn Phương Tây đang cố gắng thêm mắm muối “invasion” và “Putin regime” vào để che giấu sự xâm lược thật sự của mình.
Quay lại với Trump, từ sự kiện Ukraine, ông nhấn mạnh Biden nên lo cho biên giới nước Mỹ và Mexico hơn là ở Ukraine. Sự ưu tiên nằm ở đâu khi chính sách nhập cư tùy tiện của Đảng Dân Chủ đã gây hỗn loạn cho dân Mỹ rất nhiều. Kẻ thù của lớn nhất của nước Mỹ là người Mỹ, chứ không phải một bác Nga ngố tuốt bờ bên kia. EU tự bắn vào chân bằng chuyện nhận dân nhập cư từ Hồi giáo, nhưng có lí do địa chính trị chính đáng hơn Mỹ để mâu thuẫn với Nga.
Nếu Putin phản hồi lời phát biểu Biden mới đây, tôi dự đoán ông sẽ nhấn mạnh đây là chuyện EU nên tự xử và tốt nhất Mỹ đừng vào. Trump cũng đã phát biểu về chuyện này trước cả khi Biden lên phát biểu. EU mà không có Mỹ thì cũng khó gây sức ép với Putin trong thời gian ngắn.
Ờ…… logic lớn nhất là EU chỉ là dẫn đường cho Mỹ-EU thật đẩy quân đến Ukraine mà. Mà tôi còn ngờ hơn nữa là sự kiện Ukraine này sẽ còn là cái cớ cho Mỹ tăng cường quân sự và ảnh hưởng chính trị ở các khu vực nếu không phải Ukraine thì cũng gần Nga như Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên Xô là một lịch sử mang tính sức nặng khi nó luôn nhắc Nga phải luôn kéo Ukraine gần mình và nhận thức sâu sắc ranh giới quốc gia đệm đã chạm ngưỡng báo động để có thái độ chiến tranh ngay tại thời điểm “make love not peace”. Sự tan rã của Liên Xô là một thảm họa như Putin nói khi nó là báo hiệu thế đàm phán của Nga trong tương lại bị thu hẹp dần.
Tôi tự hỏi liệu dân Ukraine có cân nhắc là họ có còn muốn hợp tác với NATO khi biết lịch sử Tây Đức, so sánh nó với lịch sử Liên Xô, hay là muốn cảm nhận da thịt chính sách nhập cư ở mà dân Đức, Pháp và Thụy Điển la ầm trời với chính phủ để biết Nga vẫn còn thiện chí.
Ukraine có nhận ra sự thật rằng Nga là người bảo vệ lợi ích của khối Đông Âu Slavic và cái giá trả cho chuyện này là mất sự tự do về mặt chính danh quy mô quốc gia, còn tất cả đều bình yên và lành mạnh. Putin chứng minh sự giữ lời hứa của mình với dân Nga thì Ukraine là có cơ sở. Việc Ukraine có cùng chung dòng máu, văn hóa với Nga và lịch sử Liên Xô càng justify cho sự mất tự do này.
Các bang Ấn Độ xung đột liên miên nhưng có chết cũng quyết không phân rã thành quốc gia riêng vì Trung Quốc bên cạnh. Sri Lanka có thể nói là một Ukraine giữa Ấn Độ và Trung Quốc và tất nhiên họ đã ưu tiên mối quan hệ với Ấn Độ hơn. Đó là bài học của những dân tộc khôn ngoan. Sri Lanka đỡ nhức đầu hơn khi họ đang nghèo và chưa dính bả tự do dân chủ của EU nên không đến độ tự bắn vào chân như Ukraine.
Tôi cũng đố anh chị dân chủ nào ở Việt Nam viết bài sướt mướt cho Sri Lanka đi. Hay lại nghĩ không đủ tầm để xứng đáng sự khóc mướn.
Tự do và giàu mạnh hay không thì trước hết phải sống sót cái đã.
Putin trong thế khá khó và phải xử lý khéo để không leo cái thang mà cánh tả phương Tây muốn.
Khi tôi đọc Kinh Tân Ước, tôi đã thán phục cách Chúa Cha có thể lập Giao Ước Mới với nhân loại khi họ đã gây quá nhiều tội lỗi đến độ không thể trả nợ máu theo như Giao Ước Cũ và bản thân Chúa cũng không thể nào đơn phương phá đi giao kèo đó chỉ vì mình là Chúa. Cha đã nghĩ ra cách đưa Jesus lên thập tự giá để thỏa Giao Ước Cũ. Nhưng trong khi tự sự cánh tả ví Jesus như một miếng thịt hiến tế trong Mother, Cha được quyền ban cho Jesus khả năng phục sinh và bắt Jesus có nghĩa vụ phải hi sinh vì trách nhiệm Chúa, bất kể Giao Ước nào, là bảo vệ và nuôi dưỡng nhân loại.
Thế khó này chỉ có Chúa mới hiểu và giải được. Tôi cũng hi vọng Putin sẽ đưa ra các giải pháp phải quấy để cứu dân Slavic khỏi sự leo thang mọi sự đã rồi của phương Tây.
Holy Trinity - Jusepe de Ribera
Holy Trinity - Jusepe de Ribera