Hút thuốc lào không chỉ là thói quen trong đời sống sinh hoạt của người Việt, nó được nâng tầm lên thành một nét văn hóa. Văn hóa này đã có từ thuở xa xưa và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Bao thế hệ người Việt Nam từ trẻ đến già, từ những ông cụ tóc đã bạc trắng đến nam thanh trai tráng, hầu như ai cũng một lần trải nghiệm với thuốc lào.
Trong xã hội Việt Nam xưa, phần đông phụ nữ ăn trầu, còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát … để cho tiện dụng khi xa nhà thì hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày).
Cái tập quán hút thuốc lào chính là “khúc dạo đầu” cho cuộc hội ngộ, tương phùng, có thể coi là nét văn hóa của tầng lớp xã hội làng quê thời phong kiến. Vùng nông thôn Việt Nam. Trước kia hầu như nhà nào cũng có người hút thuốc lào, khi đã hút thuốc lào thì chắc chắn sẽ say, say rồi thì mê mẩn.
"Một thằng hút, bốn thằng say
Hai thằng châm đóm ngã quay ra nhà
Bà già đi chợ đường xa
Hít phải mùi thuốc say ba bốn tuần
Thêm chú gà trống ngoài sân,
Mổ nhầm bã thuốc cánh chân … cứng đờ.
Lại còn chị mái hoa mơ.
Hơi thuốc bay đến bơ phờ cả … lông.
Khói thuốc cứ toả vòng vòng.
Say hết tất cả nước trong, nước ngoài."
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống cây thuốc lào. Đào Duy Anh cũng có ghi chép rằng từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống cây đến nước Nam, dân ta mới đem trồng. Từ đó có loại thuốc “quyến rũ” vô cùng này, quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ tương tư). Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách.

Điếu bát

Hai người đàn ông và chiếc điếu bát
Điếu bát là loại điếu có hình dáng tròn gồm có 3 phần bát điếu, nõ điếu và se điếu. Bát điếu thường làm bằng gốm, sứ, có thể được trang trí bằng những hình vẽ hoặc nạm. Bát điếu được đặt trong một vật có hình như cái chậu nhỏ, có khi chỉ là một cái bát sắt to, cái chậu này có tác dụng chứa xái (tro của thuốc lào khi hút xong) và nước từ bát điếu có thể tràn ra ngoài để giữ vệ sinh. Nõ điếu nằm ở phía trên đỉnh bát để chưa t.huốc lào. Gần nõ điếu có đục một lỗ nhỏ để cắm se điếu vào khi hút. Se điếu chính là chiếc ống dài để dẫn hơi t.huốc lào lên, thường được làm bằng cần trúc nhỏ đục rỗng ruột. Những gia đình khá giả xưa cũng hay dùng loại se điếu làm bằng kim loại như đồng, vàng, bạc. Để mô tả về cách hút thuốc lào bẳng điếu bát, Hồ Xuân Hương đã viết: "Bình tròn phành phạch, đít bảnh bao. Mân mân, mó mó đút ngay vào. Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục. Âm dương hòa khí sướng làm sao!"
 Ngoài ra, trong dân gian còn có nhiều bài vè ví von, ví dụ như: "Tay cầm se điếu như Triệu Tử cầm đao, Nhả khói ra như Chu Du phóng hỏa"

Điếu cày

Người đàn ông bên chiếc điếu cày
Điếu cày là loại điếu di động rất phổ biến cho đến ngày nay. Ta thường thấy điếu cày ở các quán trà đá, thậm chí nhiều quán cafe cũng phục vụ điếu cày như một cách thể hiện sự trân quý với văn hóa lâu đời. Điếu cày là loại điếu hình ống, dài khoảng 40 – 60cm, đường kính khoảng 5cm, thường được làm bằng tre nữa hoặc kim loại nhẹ. Một đầu của thân điếu phải kín (nếu làm bằng tre thì lợi dụng luôn mắt tre) để thân điếu có thể chứa nước. Đầu còn lại của điếu để hở, dùng để h.út. Nõ điếu lắp chếch về phía đầu hở chứ không vuông góc với thân điếu, làm thế này để thuận tiện hơn cho việc hút thuốc

Điếu ống

Chiếc điếu ống tinh xảo của các nhà quý tộc xưa
Điếu ống hay còn gọi là điếu dóng: thân điếu tương tự điếu cày nhưng ngắn và to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà. Nó có thể đặt đứng vững được khi sử dụng chứ không cần cầm như điếu cày và có quai xách. Loại điếu này thường chỉ dành cho tầng lớp quý tộc khi xưa dùng. Khi h.út có người hầu châm lửa phục vụ. Mỗi khi đi ra ngoài sẽ có người hầu mang điếu đi theo.
Trong quá trình sử dụng, nõ điếu bị tàn thuốc trộn với nước bám vào nên phải dùng thông điếu để thông. Cả ba loại điếu trên thường kèm theo một que bằng kim loại gọi là cái thông điếu, nhiều khi chỉ cần dùng một chiếc lông gà cũng được.
Điếu bát và điếu ống có nhiều biến thể về hình khối rất đa dạng, kết hợp với chế tác cầu kỳ, bằng vật liệu có giá trị cao nên có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật và trở thành món đồ sưu tập made in đieu cay vietnam. của những người yêu thích.

Vì sao người Việt không thể từ bỏ thuốc lào?

Ngoài việc mang lại khoái cảm khi hút, ngày xưa dân ta còn yêu thích thuốc lào bởi họ quan niệm rằng hút thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí. Vậy nên thuốc lào ngày càng trở nên phổ biến, người người hút, nhà nhà hút. Nhưng có thời, thuốc lào chính là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn.
Hút thuốc lào đã trở thành nét văn hóa khó bỏ. Năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), nhà vua đã hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu. Thế nhưng thuốc lào là một văn hóa và dĩ nhiên đã là văn hóa thì không dễ triệt như thế. Trước lệnh cấm của vua, nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để dấm dúi hút trộm, càng sinh hoả tai. Về sau triều đình biết không thể tuyệt được, nên lại bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Từ đó, dân ta có câu:
“Nhớ ai như nhớ t.huốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
Thuở xưa hút thuốc lào là thói quen của mọi mọi người, mọi tầng lớp nhưng theo dòng chảy của lịch sử và sự thay đổi của đất nước thì văn hóa thuốc lào dường như đã trở thành sự độc quyền của đàn ông tự bao giờ. Hiện nay chỉ còn lại một số vùng dân tộc ít người còn có tập tục phụ nữ hút thuốc lào.
Các bạn có thể đến Thiên Di, một quán trà - thuốc lào theo phong cách xưa tại Sài Gòn (lưu ý: Quán khá nhỏ và chỉ phục vụ một lượng khách nhất định để đảm bảo không gian và trải nghiệm của khách hàng)