CHUYỆN CHƠI ĐÀN (Kỳ 1): LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẢM ÂM & CẢM NHẬN ÂM NHẠC CỦA NGƯỜI CHƠI ĐÀN
Tất nhiên vì mình chơi guitar nên những chia sẻ dưới đây sẽ phù hợp nhất đối với những bạn đang theo tập loại nhạc cụ này. Tuy nhiên...
Tất nhiên vì mình chơi guitar nên những chia sẻ dưới đây sẽ phù hợp nhất đối với những bạn đang theo tập loại nhạc cụ này. Tuy nhiên các bạn chơi nhạc cụ khác cũng có thể tham khảo & ứng dụng thử xem, vì căn bản thì câu chuyện cảm âm hay cảm nhạc đều thông qua 1 yếu tố quan trọng nhất đó là đôi tai của mỗi người, hay rộng hơn là cách mọi người nghe & hiểu bản nhạc nó như thế nào.
Âm nhạc là một loại ngôn ngữ. Nó có ý chí, thông điệp, sự truyền đạt & dĩ nhiên là cảm xúc từ người sáng tác lẫn người thể hiện. Nói một cách thi vị: cảm âm/cảm nhạc đó là sự thấu hiểu ngôn ngữ âm nhạc. Nếu bạn hiểu đúng thì bạn thể hiện, trình bày nó ra sẽ đúng thôi, và ngược lại. Có nhiều yếu tố để diễn đạt lên ngôn ngữ âm nhạc: ca từ, hòa âm, phối khí. Ở đây mình xin phép chỉ đề cập đến yếu tố hòa âm (đơn giản vì ở 2 yếu tố còn lại: ca từ nó phụ thuộc vào khả năng tung hứng con chữ, còn phối khi nó lại phụ thuộc vào kỹ thuật làm nhạc rồi --> phải đi học producer cắm đầu chứ chả đùa. Mình tự học, là tay mơ nên thực không hiểu rõ được cái giới này, tiếc nhỉ :)
Có nhiều cách để nâng cao khả năng cảm âm/cảm nhạc của 1 người, tùy vào gu nhạc/thẩm mỹ âm nhạc + kiến thức nhạc lý + cách luyện đàn/luyện tai + thói quen nghe nhạc + môi trường/tác động của xã hội xung quanh + 1 chút năng khiếu của người chơi nhạc. Cho đến nay thì mọi lời khuyên đều chỉ mang tính tương đối thôi. Sẽ có cái A hợp với người này, cái B hợp với người kia, vân vân & mây mây, không cố định 1 khuôn mẫu nào cụ thể. Cho nên nếu chưa định hình rằng mình sẽ đi như thế nào, cứ nghĩ theo cách đơn giản nhất: thử từng phương án một, cái nào thấy ổn áp thì vận dụng & cố gắng duy trì nó như một thói quen hàng ngày.
Về phần mình, sau gần 10 năm chơi đàn các kiểu & lên bờ đê xuống hố shịt với guitar thì mình thấy cảm âm/cảm nhạc là một quá trình rèn luyện lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức mày mò & đam mê để cải thiện từng chút một. Tự nghiệm lại con đường đã qua thì mình thấy các ý dưới đây có thể xem là điều kiện cần cho việc cảm âm/cảm nhạc. Xin phép chia sẻ lại từng ý như sau:
1. Biết nhạc lý cơ bản & khả năng đệm hát cơ bản: cái gì cũng phải đi lên từ gốc cả. Ít ra phải chắc được nhịp phách, tempo, điệu/tiết tấu, thuộc làu làu các hợp âm & tiến trình hợp âm thông dụng. Một bản nhạc phải biết khi nào bắt đầu sử dụng hợp âm, khi nào phải chuyển hợp âm. Rải/quạt như thế nào cho đủ phách. Các trường hợp chỉ biết lõm bõm vài 3 hợp âm, chuyển/xếp thế tay còn luộm thuộm, đánh còn vấp tới vấp lui thì nên cố gắng luyện thêm cho thật thành thục đã.
2. Học thêm, tập sử dụng & tạo thói quen xài hợp âm nâng cao (hợp âm màu ý): đừng bao giờ dừng lại ở việc chỉ chơi các hợp âm cơ bản. Thực tế thì 1 người soạn nhạc (có tâm) hầu hết đều sử dụng đến các hợp âm nâng cao để làm bản nhạc mình nghe cảm xúc, bóng bẩy hơn. Và mỗi loại hợp âm đều sẽ mang đến 1 cảm giác/âm sắc khác nhau khi đánh ra --> Có rất nhiều "màu sắc" trong âm nhạc được tạo ra, và chắc chắn là hợp âm cơ bản only sẽ không trình bày được hết ngôn ngữ âm nhạc mà mình cần cho bản nhạc đó. Nếu có ông bà nào đó khuyến cáo rằng việc sử dụng + lạm dụng hợp âm màu là không tốt đâu thì đừng có vội tin. Do xài chưa tới & chưa master cho ra hồn nên mới nghĩ vậy thôi, chứ xài hợp âm nâng cao quen rồi là xài quên lối về luôn (quất 80% - 100% bản nhạc = hợp âm nâng cao cũng được, chả sao cả). Ta phải nghĩ rằng: mình sử dụng hợp âm với mục đích là để thể hiện cho đúng cảm xúc của bản nhạc chứ không vì ha oai, cái tôi thể hiện hay bất kỳ sự khoe mẽ trình độ gì ở đây cả. Nếu cần phải sử dụng hợp âm nâng cao thì ta hãy cứ sử dụng nó, đừng ngần ngại.
3. Rồi, nói về cái vụ hợp âm nâng cao thì nấc cơ bản nhất là các hợp âm 7 (maj7, m7, 7, 7b5, m7b5...). Sau đó tìm hiểu các loại hợp âm khác như sus, aug, dim, add, hợp âm 9, hợp âm 11, hợp âm 6, hợp âm đảo bass (tức thế tay này mà note bass khác như Am/D, D/G...). Có thời gian thì tìm hiểu luôn các khái niệm về việc xây dựng tiến trình hợp âm như dominant chords, passing chords, parallel chords, borrow chords, hoán chuyển thể điệu (modal interchange)...
Cũng như nhiều clip dạy đàn trên youtube có đề cập đến, cái nấc cơ bản nhất của hợp âm nâng cao đó là hợp âm 7 (cố ý nhắc lại lần nữa ó). Cách bấm của các hợp âm 7 đều có quy tắc rõ ràng, dễ nhớ, thế tay thuận tiện nên rất dễ sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể thay thế hợp âm cơ bản = hợp âm 7. Và bạn hãy để ý cảm giác khác biệt mà hợp âm 7 mang lại, đó là cảm xúc thơ mộng & có phần nhẹ nhàng hơn, không quá sáng & chõi như hợp âm trưởng/thứ cơ bản. Không tin bạn cứ thử đánh 1 bài có vòng hợp âm lùi (Loving you, Yêu xa...) bằng hợp âm cơ bản & hợp âm 7 rồi so sánh thử xem.
Sau khi sử dụng hợp âm 7 thành thục rồi, chúng ta sẽ vọc tiếp các loại hợp âm khác đã liệt kê trên đây. Ứng với mỗi loại hợp âm, ta cần chú ý đến thế bấm của nó & âm sắc mà nó mang lại. Có một cách khá hay để rèn luyện đó là xướng lần lượt các loại hợp âm có cùng chung bass (VD: D --> Dm --> D7 --> Dmaj7 --> Dm7 --> Dmmaj7 --> Dm7b5 --> Dsus2 --> Dsus4 --> D7sus2 --> D7sus4 --> D/G --> D/A --> Daug --> Dmaj9 --> Dm9 --> D9 --> Dm6 --> Dadd9). Khi đánh ra, chúng ta hãy tập trung & để ý đến cảm giác trong đầu chúng ta phản ứng lại khi nghe thấy loại hợp âm, chẳng hạn như maj9/m9 tạo cảm giác siêu hình; sus2/sus4 tạo cảm giác rộng mở thư thái; dim/aug tạo cảm giác căng thẳng buồn bã... Đừng sợ "quê" hay sợ người khác nghĩ mình sến sẩm. Sến cái gì -_- cảm nhận của mình thôi mà. Nếu nhớ không hết thì mình cứ note lại ra giấy cũng được, nhưng phải đảm bảo chúng ta phải nhớ hết được nó nhé.
Cũng như nhiều clip dạy đàn trên youtube có đề cập đến, cái nấc cơ bản nhất của hợp âm nâng cao đó là hợp âm 7 (cố ý nhắc lại lần nữa ó). Cách bấm của các hợp âm 7 đều có quy tắc rõ ràng, dễ nhớ, thế tay thuận tiện nên rất dễ sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể thay thế hợp âm cơ bản = hợp âm 7. Và bạn hãy để ý cảm giác khác biệt mà hợp âm 7 mang lại, đó là cảm xúc thơ mộng & có phần nhẹ nhàng hơn, không quá sáng & chõi như hợp âm trưởng/thứ cơ bản. Không tin bạn cứ thử đánh 1 bài có vòng hợp âm lùi (Loving you, Yêu xa...) bằng hợp âm cơ bản & hợp âm 7 rồi so sánh thử xem.
Sau khi sử dụng hợp âm 7 thành thục rồi, chúng ta sẽ vọc tiếp các loại hợp âm khác đã liệt kê trên đây. Ứng với mỗi loại hợp âm, ta cần chú ý đến thế bấm của nó & âm sắc mà nó mang lại. Có một cách khá hay để rèn luyện đó là xướng lần lượt các loại hợp âm có cùng chung bass (VD: D --> Dm --> D7 --> Dmaj7 --> Dm7 --> Dmmaj7 --> Dm7b5 --> Dsus2 --> Dsus4 --> D7sus2 --> D7sus4 --> D/G --> D/A --> Daug --> Dmaj9 --> Dm9 --> D9 --> Dm6 --> Dadd9). Khi đánh ra, chúng ta hãy tập trung & để ý đến cảm giác trong đầu chúng ta phản ứng lại khi nghe thấy loại hợp âm, chẳng hạn như maj9/m9 tạo cảm giác siêu hình; sus2/sus4 tạo cảm giác rộng mở thư thái; dim/aug tạo cảm giác căng thẳng buồn bã... Đừng sợ "quê" hay sợ người khác nghĩ mình sến sẩm. Sến cái gì -_- cảm nhận của mình thôi mà. Nếu nhớ không hết thì mình cứ note lại ra giấy cũng được, nhưng phải đảm bảo chúng ta phải nhớ hết được nó nhé.
4. Luyện tai, luyện phản xạ & lựa chọn hợp âm phù hợp. Đây là giai đoạn KHÓ NHẤT (ghi in hoa cho nó nhấn mạnh), là giai đoạn mà ta phải luyện tập không ngừng nghỉ, liên tục, kiên trì đến cùng cho đến khi đôi tai mình có phản xạ nhất định khi nghe 1 bản nhạc nào đó. Ở đây là cảm nhận được bản nhạc đó nhịp phách thế nào, giọng trưởng hay thứ, nốt giai điệu sử dụng nốt nào, hợp âm nào & đặc biệt là: "màu sắc"/ngôn ngữ âm nhạc của từng đoạn nhạc nó như thế nào. Căn cứ vào cái "màu sắc" đó & các loại hợp âm mà mình đã biết được, chúng ta sẽ thử ráp hợp âm phù hợp vào đoạn nhạc --> Nếu phù hợp thì đó chính là hợp âm mà chúng ta cần.
Vì bản chất là sự mày mò, chấp nhận thử sai từng cái một để tìm cho ra thứ hòa âm chính xác nhất nên ở giai đoạn này chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều thất bại, cắn trái bí từ ngày này qua ngày khác là chuyện bình thường ở huyện. Mình cũng không biết tư vấn thế nào cho phải, nên chỉ có thể khuyên là hãy nhẫn nại mày mò đến cùng. Chúng ta hãy vừa nghe nhạc mà vừa ôm sẵn cây đàn, nghe đi nghe lại một đoạn nhạc rồi cố gắng xoay xở để thể hiện lại nó cho thật chuẩn. Đầu tiên là tìm ra note bass, và sau đó hãy thử tất cả các kết hợp nốt giữa (middle) cho đến khi tìm ra được một loại hợp âm diễn đạt chính xác nhất đoạn nhạc gốc. Cứ lặp đi lặp lại phương cách như thế cho đến khi hoàn thành bản nhạc. Không được bỏ ngang giữa chừng vì sẽ tạo thói quen không tốt sau này.
Sau cùng: phải tạo cho mình thói quen nghe nhạc, không nghe chơi chơi loáng thoáng mà phải nghe với góc độ của một người chơi nhạc & phân tích bản nhạc cho thật chi tiết.
Vì bản chất là sự mày mò, chấp nhận thử sai từng cái một để tìm cho ra thứ hòa âm chính xác nhất nên ở giai đoạn này chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều thất bại, cắn trái bí từ ngày này qua ngày khác là chuyện bình thường ở huyện. Mình cũng không biết tư vấn thế nào cho phải, nên chỉ có thể khuyên là hãy nhẫn nại mày mò đến cùng. Chúng ta hãy vừa nghe nhạc mà vừa ôm sẵn cây đàn, nghe đi nghe lại một đoạn nhạc rồi cố gắng xoay xở để thể hiện lại nó cho thật chuẩn. Đầu tiên là tìm ra note bass, và sau đó hãy thử tất cả các kết hợp nốt giữa (middle) cho đến khi tìm ra được một loại hợp âm diễn đạt chính xác nhất đoạn nhạc gốc. Cứ lặp đi lặp lại phương cách như thế cho đến khi hoàn thành bản nhạc. Không được bỏ ngang giữa chừng vì sẽ tạo thói quen không tốt sau này.
Sau cùng: phải tạo cho mình thói quen nghe nhạc, không nghe chơi chơi loáng thoáng mà phải nghe với góc độ của một người chơi nhạc & phân tích bản nhạc cho thật chi tiết.
5. Nếu muốn phát triển phong cách chơi cho riêng mình, hoặc đệm cho màu mè hơn nữa thì hãy học luôn âm giai, scale đi (scale thì có nhiều scale lắm, nên cứ học lần lần kết hợp với mày mò tự khám phá). Cái này rất có lợi cho mình vì nhiều khi rải theo điệu có sẵn thôi thì cũng chán bỏ xừ, chêm vào 1 vài dải note solo sẽ giúp cho bản nhạc nó đặc sắc lạ tai hơn, phong cách ngầu lòi hơn. Đó chính là phong cách chơi Acoustic mà các bạn đang hướng đến đó, bản chất của nó là cách sử dụng linh hoạt các tiết tấu khác nhau & tạo được sự phá cách song song với giọng hát của vocal. Càng có kinh nghiệm, càng tỉnh táo & càng khéo léo xử lý thì chúng ta rồi cũng sẽ master được thôi.
6. Tìm nhạc mà nghe: không nghe nhạc bừa bãi mà phải nghe có chọn lọc, và tìm những bản nhạc có giá trị, tức là có thể giúp chúng ta học hỏi thêm các cách đi tiến trình hợp âm mới lạ, sử dụng các loại hợp âm mà ta không đỡ được, hoặc ít nhất là tạo cho chúng ta một cảm xúc dạt dào/niềm hứng cảm để nghe thật kỹ bản nhạc đó nhiều hơn. Với riêng mình, các thể loại nhạc Việt thị trường thị màu 4 hợp âm sàng qua sàng lại là không có nhiều giá trị để trau dồi thêm. Chịu khó nghe nhạc nước khác đi, nhiều cái mới mẻ lắm. Đồng thời cũng nên bớt theo trending & tìm các thể loại ít view hơn, indie cũng được, càng tốt. Nên nhớ: càng phi thị trường thì người làm nhạc họ càng tự do hơn, càng thể hiện mạnh mẽ hơn thẩm mỹ/tư duy âm nhạc của họ & chịu thể nghiệm ra mấy cái hay ho hơn. Không bị cái nỗi sợ hãi là "phải làm nhạc cho cả họ đều nghe" nó dày vò ám ảnh.
7. Tăng cường giao lưu, đi học hỏi/bái sư mấy tay cao thủ. Luôn luôn là thế. Vừa biết được các kỹ thuật mới, kiến thức mới & được recommend cho mấy bản nhạc hay ho để về luyện tai. Ý kiến riêng của mình là hãy tìm quen 1 ông chơi piano, vì mấy ổng hay vọc ra những loại hợp âm nghe đã tai lắm.
Rồi, trước mắt là liệt kê được nhiêu đây. Nếu nghĩ ra thêm bí quyết nào hay ho thì mình sẽ viết tiếp. Các bạn có thể suy nghĩ, đối chiếu với khả năng chơi đàn hiện tại của mỗi bạn. Nếu thấy sai thì đừng phản hồi tiêu cực (please), vì dẫu sao đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân mình. Nó không thể gán ghép hay đại diện cho cả số đông được vì cái duyên của mình với âm nhạc nó hơi bị dị biệt :v nói thật. Hy vọng là sẽ áp phê được một chút đến các bạn.
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất