Ta bắt tay từ khi nào ?
Bắt tay có thật sự chỉ là bắt tay ?
Lợi ích từ việc bắt tay ?
Những kiểu bắt tay không được ưa chuộng ? 
Một cái bắt tay băng giá cùng với đó là những lời mời chào .


Phân tích các kiểu bắt tay

Bắt tay có nguồn gốc từ thời xa xưa khi thổ dân các bộ lạc nguyên thủy gặp nhau trong hoàn cảnh thân thiện, họ sẽ đưa tay ra để lộ lòng bàn tay nhằm chứng tỏ rằng mình không mang theo hoặc không giấu vũ khí.
Nắm lấy phần dưới cánh tay - nhằm kiểm tra vũ khí được giấu kín - là cách chào hỏi ban đầu của người La Mã.
Vào thời La Mã, dao găm hay được lận trong tay áo, do vậy, người ta nghĩ ra kiểu chào nắm lấy phần dưới cánh tay để đảm bảo an toàn.


Động tác nắm chặt rồi lắc lòng bàn tay, là một hình thức hiện đại cảu kiểu chào hỏi cổ xưa trên, được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XIX trong các buổi ký kết thương mại giữa những người có địa vị ngang nhau. Nó chỉ trở nên phổ biến cách đây khoảng 100 năm và được Nam giới sử dụng cho đến ngày nay.
Hiện tại, ở hầu hết các nước phương Tây hay Châu Âu, điệu bộ này được thực hiện lúc chào hỏi nhau lẫn khi chia tay trong tất cả các bối cảnh kinh doanh, và ngày ngày càng được cả nam lẫn nữ sử dụng tại các bữa tiệc hay sự kiện xã giao.
Cái bắt tay hiện đại được xem là cách để củng cố một cuộc nói thỏa thuận thương mại.
Thậm chí ở một vài quốc gia, dù có một số kiểu chào hỏi khác như cúi đầu ở Nhật Bản, hoặc hành động xá ở Thái Lan thì cách bắt tay hiện đại vẫn được sử dụng rộng rãi.









Ở nhiều nơi khác, khi bắt tay thì bàn tay được lắc lên lắc xuống tầm khoảng 5-7 lần. Nhưng ở một số nước, chẳng hạn như Đức họ lắc tay lên xuống 2 hoặc 3 lần cộng với thời gian nắm tay dài gấp đôi thời gian lắc. Nhiệt tình nhất sẽ là người Pháp, họ bắt tay cả khi chào hỏi lẫn khi chia tay và họ dành ra một khoảng thời gian đáng kể mỗi ngày để làm điều đó.
Thuật bắt tay kém cỏi sẽ làm cho một vài buổi gặp mặt của bạn trở nên tồi tệ đi và đặc biệt là lần gặp mặt đầu tiên với người ấy, biết đâu nó sẽ thất bại.
Và tiếp sau đây là những kiểu bắt tay khó chịu và bị ghét nhất cùng những biến thể của chúng, hãy tránh nhé, nếu có thể.
1. Kiểu cá tươi (bàn tay lạnh ngắt)
Độ tin cậy: 1/10

Ít có kiểu bắt tay nào lại gây phản cảm như kiểu cá tươi,đặc biệt là khi tay lạnh hoặc ẩm ướt. Người ta không thích cảm giác lắc tay nhè nhẹ của kiểu cá tươi. Nó làm liên tưởng đến tính cách yếu đuối của người bắt, chủ yếu vì kiểu ở kiểu bắt tay này, người ta dễ dàng lật long bàn tay người đối diện.
Hầu hết mọi người không thích cảm giác lắc tay nhè nhẹ của kiểu cá tươi. Nó làm liên tưởng đến tính cách yếu đuối của người bắt, chủ yếu vì ở kiểu bắt tay, người ta dễ dàng lật lòng bàn tay người đối diện.
Người nhận lý giải điệu bộ này thể hiện thái độ thiếu nhiệt tình của người bắt tay đối với họ nhưng nhiều khi, nó lại phụ thuộc vào văn hóa hoặc yếu tố khác. Trong một số nền văn hóa ở châu Á và châu Phi, cái bắt tay yếu ớt là điều bình thường, còn cái bắt tay mạnh bị xem là hung hăng. Ngoài ra, cứ 20 người thì có 1 người bị mắc chứng phong thấp do di truyền. Chứng bệnh này gây đổ mồ hôi kinh niên. Cách khôn ngoan là mang theo khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô tay trước mỗi lần bắt tay.
Lòng bàn tay có nhiều tuyến mồ hôi hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là lý do tại sao người ta dễ thấy nó ẩm ướt. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người dùng kiểu bắt tay cá tươi này lại không ý thức được hành động của mình, cho nên tốt nhất bạn hãy nhờ bạn bè nhận xét về kiểu bắt tay của bạn trước khi quyết định dùng kiểu nào trong các cuộc gặp gỡ về sau.
2. Kiểu gọng kìm
Độ tin cậy: 4/10
Kiểu bắt tay thuyết phục kín đáo này rất được các nam doanh nhân ưa thích vì nó thể hiện mong muốn thống trị, sớm dành quyền kiểm soát mối quan hệ hoặc đặt người khác vào thế của họ.
Kiểu gọng kìm
Lòng bàn tay hướng xuống, lắc tay thật mạnh một nhịp rồi sau đó lại lắc đi lắc lại hai ba nhịp nữa. Kiểu gọng kìm giữ chặt tay đến nỗi có thể làm máu ngừng chảy đến bàn tay. Đôi khi, một người cảm thấy yếu thế và lo sợ bị người khác khống chế cũng sử dụng nó.


3. Kiểu bóp vụn xương
Độ tin cậy: 0/10
“Người em họ” của kiểu bắt tay gọng kìm là kiểu bắt tay bóp vụn xương. Đây là kiểu bắt tay đáng sợ nhất trong tất cả các kiểu bắt tay. Nó không những gây ấn tượng xấu trong tâm trí người nhận mà còn để lại dấu vết trên những ngón tay của họ.

Kiểu bắt tay này chẳng qua là cách tạo ấn tượng của chủ nhân nó, đặc trưng cho tính cách hung hăng quá độ. Những người bắt tay kiểu này giành lợi thế mà không hề báo trước và cố gắng trấn áp tinh thần đối phương bằng cách bóp chặt các khớp đốt ngón tay của họ như thể đang nhào bột. Nếu bạn là phụ nữ, hãy tránh đeo nhẫn ở bàn tay phải trong các cuộc gặp mặt bàn chuyện làm ăn, vì kiểu bắt tay bóp vụn xương có thể rút hết máu và khiến bạn bắt đầu cuộc giao dịch trong trạng thái đau ê ẩm.
4. Kiểu nắm đầu ngón tay
Độ tin cậy: 2/10
Đây là kiểu bắt tay thường xảy ra trong lúc chào hỏi giữa nam và nữ. Đây là động tác bắt tay sai vị trí. Thay vì nắm lòng bàn tay, người sử dụng nó nắm nhầm các ngón tay của người kia. Cho dù người chủ động bắt tay có vẻ nhiệt tình đối với người nhận nhưng thực tế là anh ta thiếu tự tin.

Trong trường hợp đó, mục đích chủ yếu của kiểu bắt tay này là để giữ khoảng cách vừa phải đối với người kia. Kiểu bắt tay này có thể xuất hiện trong trường hợp có sự khác biệt về không gian riêng giữa những người bắt tay. Chẳng hạn, không gian riêng của một người là 60cm còn của người kia là 90cm. Do vậy, người kia sẽ đứng lùi ra xa hơn trong lúc chào hỏi, dẫn đến việc hai bàn tay không nắm lấy nhau đúng cách.
Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy dùng bàn tay trái nắm lấy bàn tay phải của người kia, đặt nó vào đúng bàn tay phải của bạn và mỉm cười nói: “Chúng ta làm lại nhé!” rồi bắt tay nhau bình đẳng. Hành động vừa rồi sẽ làm cho bạn được tín nhiệm vì nó ngụ ý rằng bạn nghĩ họ quan trọng nên mới phải bắt tay đúng cách.
5. Kiểu chìa cánh tay cứng đờ
Độ tin cậy: 3/10
Giống như kiểu giơ tay với lòng bàn tay úp xuống, kiểu này thường được típ người hung hăng sử dụng, mục đích chủ yếu là để giữ khoảng cách với bạn cũng như ngăn cản không cho xâm nhập không gian riêng của họ.

Kiểu bắt tay này cũng được những người có gốc gác ở thôn quê sử dụng, vì họ cần không gian rộng hơn và muốn bảo vệ lãnh thổ của mình.
Nhiều người thậm chí sẽ nghiêng mình về phía trước hoặc đứng thăng bằng trên một chân để giữ khoảng cách khi bắt tay kiểu này.

6. Kiểu bắt tay xoay cổ tay
Độ tin cậy: 3/10
Những người muốn chứng tỏ quyền lực rất thích chọn kiểu bắt tay này và nó thường gây đau đến chảy nước mắt. Nghiêm trọng hơn, nó có thể làm rách dây chằng. Đây là “cha đẻ” của kiểu bắt tay bẻ cong cánh tay và kéo tay về phía mình.

Kiểu bắt tay xoay cổ tay bắt đầu bằng việc giữ thật chặt lòng bàn tay đang đưa ra của người nhận, đồng thời lắc ngược nó thật mạnh rồi cố gắng kéo họ về phía lãnh thổ của người chủ động bắt tay. Điều này dẫn đến việc người nhận mất thăng bằng và mối quan hệ hai bên sẽ xấu đi.
Việc kéo người nhận vào trong lãnh thổ của người chủ động bắt tay có thể xuất phát từ một trong 3 lý do sau: Thứ nhất, người chủ động bắt tay thuộc típ người chỉ cảm thấy an toàn trong không gian riêng của mình; thứ hai, họ thuộc về một nền văn hóa có nhu cầu về không gian nhỏ hơn; hoặc thứ ba, họ muốn kiểm soát bạn bằng cách làm cho bạn mất thăng bằng. Dù theo nghĩa nào đi nữa thì họ cũng muốn cuộc gặp mặt giữa bạn và họ diễn ra theo những điều kiện mà họ đặt ra.
7. Kiểu bắt tay lắc lên lắc xuống
Độ tin cậy: 4/10
Với kiểu bắt tay mang đậm chất thôn dã này, người chủ động bắt nắm lấy bàn tay của người nhận và bắt đầu lắc một loạt những phát nhanh, thẳng đứng, rất mạnh và có nhịp điệu.

Dẫu rằng người ra có thể chịu đựng đến 7 nhịp lắc trong một cái bắt tay, nhưng có một số người bắt tay kiểu này tiếp tục lắc lên lắc xuống một cách không kiểm soát như thể họ đang cố vắt nước của người kia ra vậy.
Thông thường, người chủ động bắt tay sẽ ngừng lắc nhưng vẫn tiếp tục cầm tay người nhận để ngăn họ trốn thoát. Điều thú vị là rất ít người cố gắng rút tay mình ra khỏi tay họ. Động tác tiếp xúc thân thể này dường như làm suy yếu “ý chí” của chúng ta.
8. Kiểu Hà Lan
Độ tin cậy: 2/10
Phần nào có liên quan đến rau quả, kiểu bắt tay này có nguồn gốc ở Hà Làn, nơi người ta có thể bị chê là “Geeft’s hand alsbosje worteljes”, nghĩa là “Bắt tay giống như một bó cà rốt”. Kiểu bắt tay này là kiểu họ hàng xa với kiểu cá tươi nhưng có vẻ cứng cáp và khô ráo hơn.

Kiểu bắt tay Hà Lan đã được giới trẻ thay thế bằng kiểu khăn rửa bát ướt át =)))) ( kiểu này là như thế nào mình cũng không biết).





9.Cái bắt tay giữa Arafat và Rabin
Bức ảnh  chụp thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và cố Chủ tịch Palestin Yasser Arafat đang bắt tay nhau tại Nhà Trắng vào năm 1993. Bức ảnh tiết lộ nhiều tư thế thú vị! Thật ra, cựu Tổng thống Clinton mới là nhân vật quan trọng trong bức ảnh này bởi vì Clinton đứng giữa, không bị cản trở, vóc dáng ông ta cũng cao hơn. Điệu bộ hai cánh tay dang ra, lòng bàn tay mở rộng của ông gợi nhớ đến hình ảnh vị thánh đang cứu rỗi thần dân của mình. Nụ cười hình bán nguyệt cùng với đôi môi khép lại của Clinton cho thấy sự kềm chế tình cảm mà ông ta đang cảm nhận hoặc giả vờ cảm nhận.

Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và cố Chủ tịch Palestin Yasser Arafat đang bắt tay nhau tại Nhà Trắng, ở giữa là ông Bill Clinton.
Trong bức ảnh nổi tiếng này, cả hai người đàn ông đều đứng vững trên mặt đất và cố gắng đẩy người kia ra khỏi lãnh địa của họ. Yitzhak Rabin nắm vị trí quyền lực do đứng bên trái bức ảnh, dùng kiểu bắt tay chìa cánh tay cứng đờ và nghiêng về phía trước để ngăn Arafat bước vào không gian riêng của mình, trong khi Yasser Arafat đứng rất thẳng và cố gắng phản công bằng việc bắt tay bẻ cong cánh tay và kéo tay Yitszhak Rabin về phía ông.
Theo: The Definitive book of body language