Liệu khái niệm “con người” mà chúng ta dùng để gán cho mình đã đủ để nói hết về chúng ta? trong khi chúng ta còn chưa biết chúng ta đích thực là gì, trong khi khái niệm “con người” mới chỉ là kết quả từ việc hiểu của chúng ta về chúng ta dựa trên những quan sát và khám phá khoa học, mà tất cả khoa học - "thứ quý giá nhất mà nhân loại có" -  nói như Einstein, là còn "thô sơ và ngô nghê khi đem đo lường với thực tại.”

Khái niệm "con người" có gì sai?

Ngoài các khái niệm “người,” “loài người,” hay “nhân loại” mà chúng ta dùng để chỉ về mình, thì chúng ta còn dùng khái niệm “con người.” 03 cách gọi đầu tiên không có vấn đề gì bởi vì dùng từ “người” là việc lựa chọn từ ngữ ngẫu nhiên, không cần biết ta đích thực là gì thì vẫn dùng được, với khái niệm “người” thì ta vẫn là một thực thể bí hiểm như một tiểu vũ trụ cần khám phá. Khái niệm “người” mà chúng ta dùng để gọi mình không hề cung cấp một thông tin nào về đặc điểm, vị trí hay mối quan hệ của loài người so với các loài khác.
Nhưng khi ta dùng từ “con người” mà không dùng từ “cây người” hay “cái người” v.v. trên thực tế để chỉ ta, thì ta đã mặc nhiên định dạng, gắn mác và giới hạn loài người chúng ta, từ một tiểu vũ trụ bí hiểm, từ một loài bình đẳng với các loài khác, về “loài động vật có thêm tính người,” mà nói như mọi người hay nói là “con vật/súc vật cao cấp.”
Tuy nhiên, nguồn gốc động vật của loài người (cụ thể là gốc vượn) cũng chỉ là kết luận khoa học mang tính giả thuyết, chưa chứng minh được và còn đang tranh cãi (1 & 2). Ngoài ra, thực tế lịch sử cho thấy chúng ta chỉ thay đổi về các mặt tâm-sinh-lý-hóa theo các điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau mà thôi, không có cái gọi là "tiến hóa lên một loài cao hơn."
Như vậy, khi ta dùng từ “con người [con vật có thêm tính người]” để nói về mình thì ngay trong nội hàm của từ đã tiền giả định một quan niệm cho rằng: chúng ta là một loài động vật thượng đẳng, ta không bình đẳng mà là đứng trên, ta có ý thức và khả năng chế ngự được các loài.
Khái niệm “con người,” theo đó, mang một định kiến tiềm thức khá là man rợ và tăm tối, giống với tính chất tăm tối như khi ta nói ai đó “bị” đồng tính vậy.

Khái niệm "con người" do đâu mà ra?

Tại sao lại nảy sinh việc dùng khái niệm “con người” này trên thực tế? có phải khái niệm này nảy sinh vì ta đã mặc nhiên chấp nhận niềm tin rằng loài người có nguồn gốc động vật cùng với các đặc điểm và hành vi của động vật như một lẽ hiển nhiên? dựa trên cơ sở nào và từ bao giờ mà ta đã chấp nhận người có nguồn gốc động vật và cho phép mình thực hiện các hành vi của động vật như là một phần tự nhiên của “người,” là chân lý?

Các hành vi động vật có thật là bản năng của loài người?

Rõ ràng khi ta thực hiện một số hành vi của động vật (giết mổ động vật, ăn thịt động vật, sex - mental disgust [12, 3 & 4], cạnh tranh để sinh tồn, v.v.) ý thức của ta khiến ta thấy trái đạo đức, có gì đó sai trái, “có lỗi,” và ta cũng tự nhiên có cảm xúc ghê tởm với các hành vi xâm phạm người khác hay loài khác đó. Tuy vậy, đa số vẫn duy trì quan điểm cố hữu rằng các hành vi đó là bản năng tự nhiên của loài người nên phải chấp nhận, không thể thay đổi và không cần phải thay đổi. Cũng có quá nhiều người lấy lý do bản năng này để ngụy biện cho các hành vi động vật của mình.
Như đã nói ở trên, khái niệm "con người" được dùng để chỉ "loài người" là một khái niệm mang tính hạn hẹp và định kiến. Theo đó, hoàn toàn không có cơ sở để khẳng định những hành vi động vật mà ta thực hiện là "bản năng tự nhiên, không thể thay đổi, hay không thể tách rời" của loài người. Và hoàn toàn tồn tại khả năng rằng, các hành vi đó chỉ là thói quen mà loài người đã bắt chước và học được từ động vật trong suốt chiều dài lịch sử khi chúng ta chưa tìm thấy hay sáng tạo ra cách thức của riêng mình để giải quyết các nhu cầu cơ bản của loài, ví dụ như nhu cầu kiếm ăn để duy trì sự sống hay sinh sản để duy trì nòi giống.
Khoa học đã khám phá ra rằng cách sinh hoạt, các thói quen vật lý và dinh dưỡng có thể tác động lên gene và ảnh hưởng đến điều kiện sinh lý của thế hệ sau. Vậy thì, xét riêng nhu cầu sinh lý “sexual desire” mà ta nghĩ là nhu cầu tự nhiên của “người,” cũng hoàn toàn có thể không phải là tự nhiên như ta vẫn nghĩ, mà chỉ là do đã được hình thành từ việc gene người đã bị tác động bởi thói quen bắt chước hành vi sinh sản của động vật trong suốt lịch sử lâu dài.

Lời kết

Bác bỏ nguồn gốc và các hành vi động vật ở người không phải là để thành thượng đế hay thành thượng đẳng, mà trái lại, là để đem loài người trở lại vị trí bình đẳng với muôn loài, là để cởi bỏ cái áo động vật quá chật mà trong hành trình tìm kiếm nguồn cội ta đã mượn mà khoác lên mình.
Ngoài ra, mong muốn chung sống hữu nghị, bình đẳng với nhau và với các loài khác không hề viển vông nếu chúng ta tìm ra/sáng tạo ra một phương pháp và cách thức sắp xếp tổ chức sống của xã hội loài người sao cho phù hợp, hài hoà, sao cho ta không cần “lợi dụng” hay “xâm phạm” người khác hay loài khác mà vẫn giải quyết được các nhu cầu của ta...
_____________
Bài viết mang tính khái quát và gợi mở để thảo luận sâu hơn. 
Đọc thêm: