Nhắc tới võ thuật, ngay lập tức trong suy nghĩ chúng ta sẽ hiện ra ngay những "Kung Fu Trung Hoa, Karate Nhật hay Muay Thai...". Vâng! Tất cả chúng đều là võ thuật châu Á phương đông! Võ thuật châu Á được biết đến rộng rãi, đã phát triển và duy trì một truyền thống võ thuật phong phú tuyệt vời, không chỉ phát triển mạnh mẽ trong khu vực xuất xứ, mà còn chinh phục phương tây, thu hút một số lượng lớn người và giành được một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa đại chúng đương đại
Tuy vậy, liệu một châu lục già như châu Âu với lịch sử cực kì hiếu chiến không kém bạo lực, nổi tiếng với những tầng lớp chiến binh sừng sỏ như Spartan, lính lê dương Roma, Viking Bắc Âu hay nhất là Knight (Hiệp sĩ Trung cổ)... thì họ phải có hình thức chiến đấu/võ thuật cho riêng mình chứ? Chắc chắn là phải có, không ít thì nhiều, chúng có sự tương đồng cũng như khác biệt, ảnh hưởng lẫn nhau với võ thuật châu Á chúng ta.
Longsword - biểu tượng vũ khí và kiếm thuật châu Âu thời Trung cổ.

Thật thú vị khi biết phải đến 90% dân số châu Âu từng nghĩ, rằng châu Âu không có bất kỳ loại hình võ thuật nào! Họ chắc chắn phải có vì thời kì chiến tranh với vũ khí lạnh ở châu Âu cũng phải hơn 500 năm rồi.

Như chúng ta đã biết, hiện tại những môn võ có gốc hoàn toàn là châu Âu phương tây đã được thể thao hóa: Boxing hiện đại, Vật Greco-Roman  đấu kiếm Olympic. Có thể các bạn sẽ biết thêm 3 môn võ phương tây khác khá nổi tiếng như Savate, SamboCapoeira; tuy vậy ngoại trừ Savate thì Sambo khá mới và về cơ bản giống MMA, còn Capoeira lại là môn võ châu Mĩ gốc Phi. Nếu có ai đề cập tới WWE thì... đây là một hình thức đấu vật biểu diễn xuất xứ từ .
Một điều thú vị! Nhiều diễn đàn hay bàn luận về Savate của Pháp cho thấy nhiều người Pháp họ cũng không biết tới môn võ này!
Boxing, Greco-Roman Wrestling, đấu kiếm Olympic là những môn võ châu Âu đã được thể thao được biết đến rộng rãi nhất! Savate thì ít tiếng tăm hơn so với 3 môn võ còn lại.

Đọc thêm:


Historical European martial arts - Wikipedia
Trang đầu của Codex Wallerstein cho thấy vũ khí cá nhân của thế kỉ 15 như longsword, dao dagger, halberd, messer, khiên buckler... (nguồn wikipedia).
Thực ra thì, điều đó cũng không hoàn toàn chính xác, khi mà võ thuật châu Á vẫn có những vấn đề của nó. Chẳng hạn như Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác gần như đã mất đi một phần giá trị võ thuật trong thời kỳ thuộc địa, nội chiến, chiếm đóng và riêng ở Trung Quốc có sự kiện Cách mạng Văn hóa là mấu chốt. Chỉ ngoại trừ Nhật Bản là quốc gia châu Á giữ được nền võ thuật truyền thống nguyên vẹn nhất, lại chịu khó học hỏi, phát triển và gây được sức ảnh hưởng lớn vượt ra khỏi lãnh thổ, bởi mấy ai lại không biết Karate, Samurai, kiếm katana... chứ?
Thực tế, ở châu Âu tuy họ không còn thực hành và lưu truyền nhưng họ vẫn có những ghi chép, tài liệu cổ bởi nếu không, sẽ không có tàn tích La Mã để khám phá, nghệ thuật thời Phục hưng để chiêm ngưỡng hoặc các văn bản cổ điển để đọc. Từ đó họ đã gây dựng nên các clb võ thuật châu Âu bao gồm các môn võ vũ trang và không vũ trang trong khoảng thời kì từ thế kỉ 13-18, do nhiều kĩ thuật không đặt tên nên gọi chung là HEMA (viết tắt của Historical European Martial Arts hay võ thuật lịch sử châu Âu).
Về các môn võ của HEMA, mình đã có bài viết có đề cập ở đây nhưng mình sẽ bổ sung thêm và đi sâu hơn.
Các môn võ HEMA rất phong phú, bao gồm polearm các loại, gậy, kiếm (longsword, rapier, saber...) và các môn võ không vũ trang như quyền thuật Pugilism và các loại bắt vật.
Nếu mới bắt đầu tìm hiểu, thường thì HEMA longsword hoặc rapier saber sẽ ngay lập tức đập vào mắt chúng ta, nói không ngoa thì kiếm thuật cũng là chủ đạo của HEMA.

Đọc thêm:

Các thành viên của HEMA thường nghiên cứu mô phỏng kĩ thuật dùng kiếm thông qua các tài liệu sách cũ về kiếm thuật.
Hiện tại có khoảng 200 cuốn sách về đấu kiếm còn tồn tại, (có hoặc không có hình minh họa, chi tiết hoặc chỉ mô tả qua các câu thơ ngắn) giải thích các giải pháp chiến đấu khác nhau được áp dụng cho đấu vật và sử dụng nhiều loại vũ khí (kiếm, dao găm, gậy, giáo, rìu chiến,...). Các nguồn chủ yếu đến từ các khu vực miền nam và trung Đức ngày nay, với một số sách hoặc mã bổ sung được viết ở miền bắc Ý, Pháp hoặc bán đảo Iberia.

Các thành viên HEMA cũng phải dịch những bài thơ của những kiếm sĩ trước đây để hồi sinh kiếm thuật HEMA! Nếu mà đọc nguyên văn thì chịu chết! Nên mình chỉ trích 4 đoạn của 1 bài thơ mô tả bằng tiếng Đức và dịch phần giải thích sau:
12) Dar In sich vnd lere - Vào bản thân và học hỏi
13) I’m yssen {p} ort nym war - Theo nhận thức của Cổng sắt
14) Mit dem ort vff xa - Với "vị trí" tăng lên
15) Mangst auch moll Ins einhorn dar - Đôi khi hãy mang nó đến cho Kỳ lân???
Giải thích (dịch từ tiếng Anh):
Đừng dừng lại khi đang "tiếp thu"
Trong cuộc chiến, bạn phải chộp lấy cơ hội
Đòn đánh sẽ thay đổi
Tìm ra sự chuyển hướng (của đối phương chăng?)
Nguồn tham khảo: Hans Talhoffer 

Nhiều người có suy nghĩ những thanh trường kiếm longsword là 1 thứ vũ khí nặng nề, chậm chạp và thiếu sắc bén do chúng ta thường thấy thông qua các bộ phim Hollywood thể hiện, 1 phần do hình ảnh Hiệp sĩ trang bị giáp sắt bao kín cũng đem lại cảm giác "nặng và ì ạch"... Điều này cũng không quá bất ngờ khi mà thời kì của những phim như vậy ra đời, các clb HEMA chưa ra đời do phải mãi những năm 90 mới thành lập, nên chưa có những nghiên cứu lịch sử. Bên biên đạo võ thuật hay các nhà làm phim vẫn còn là thế hệ cũ, họ cũng thường lấy võ thuật châu Á "bù" vào... nên chúng ta mới có kiểu đấu kiếm longsword thảm hại như vậy.
Dù là một phim "trẻ" năm 2017, nhưng phân cảnh đấu kiếm của The Witcher thực sự rất... cạn lời. Ngược lại, phong cách kiếm thuật HEMA của tựa game cùng tên: The Witcher 3: Wild Hunt còn làm tốt hơn thế rất nhiều.
Đôi khi người ta cho rằng longsword rất cùn vì một kĩ thuật cầm ngược kiếm mang tên Half-swording! Half-swording về cơ bản nằm ở cách cầm, thường chúng giúp đưa lưỡi kiếm đâm chính xác vào cổ họng, phang chuôi kiếm hoặc tước vũ khí hơn là cầm ngược và dùng như một cây chùy theo mô tả!
Sự lầm tưởng tệ hại này rất hay lôi ra để so sánh với kiếm katana của Nhật Bản, rộng hơn rất nhiều video hay các bài đăng nực cười lại cực kì thiếu hiểu biết, so sánh giữa Hiệp sĩ (Knight) < Samurai với kiểu "biết tất" về Samurai nhưng của Hiệp sĩ bằng không (do có rất nhiều "fanboiz" cuồng Samurai và kiếm katana).
Những đòn cắt nhanh chóng, đẹp mắt và không động tác thừa với bộ pháp linh hoạt...
Đây cũng là một kĩ thuật Half-swording (nguồn Blood and Iron HEMA).

Đọc thêm:

Những nhận định định trên cũng giáng xuống với loại kiếm HEMA rapier hay saber do chính môn đấu kiếm Olympic thể thao hóa, phong cách đấu kiếm này có xuất phát từ đấu kiếm Pháp với chỉ những cú chạm là tính điểm và 1 bộ pháp chỉ tiến-lùi... rất hạn chế.
Đòn đánh kiếm saber cực kì hữu dụng ở những đòn cắt, đỡ ở nhiều góc độ.
Cho một đô vật thể hình vào vai một tay đấm là điều cực kì ngớ ngẩn (phim Fearless)
Về võ thuật không vũ trang của HEMA, không giống như cách Hollywood hay các bộ phim võ thuật Trung Hoa khắc họa (lại 1 lần nữa liên quan đến phim ảnh và nhận thức), quyền thuật "Tây phương" là một cái gì đó nhiều cơ bắp, to con và chậm chạp. Có thể nhận thức này xảy ra do các võ sĩ hạng nặng Boxing rất nổi tiếng, chúng ta có những Muhammad Ali, George Foreman, Rocky Marciano, Mike Tyson... (1-2 cái tên trong số đó còn là huyền thoại), những võ sĩ này tất nhiên là "nhiều thịt" rồi. Chỉ mới thập niên gần đây, họ cũng có nhiều sự chú ý tới những võ sĩ "nhẹ" cân hơn như Canelo Alvarez, Manny Pacquiao, Floyd Mayweather... hạng cân này họ thường có kĩ thuật linh hoạt và tốc độ hơn.
Các quốc gia châu Âu mà nhất là 3 nước Anh, Nga, Ireland cực kì giỏi trong đấu tay đôi quyền thuật, khi mà Nga nổi tiếng với giải quyết mâu thuẫn tay đôi rất "máu chó", Ireland với những cuộc mâu thuẫn "bar fight" trở thành "đặc sản" quốc gia này. Còn Anh, với Pugilism của mình, nó đã biến thể thành Boxing hiện đại cực nổi tiếng như bây giờ, từng có nhiều môn võ khác nhau áp dụng lối đánh tay trần của nó như Bartitsu, Savate, Tiệt Quyền Đạo... (mình cũng có bài viết về Pugilism tại đây để các bạn tham khảo thêm).
Phong cách quyền thuật tay trần lịch sử và giải đấu boxing tay trần hiện đại. 
Bắt vật kiểu Ringen hay Abrazare được thực hiện trong HEMA longsword.
Bắt vật HEMA cũng rất ít hạn chế và tương đối nguy hiểm, cộng với việc các kĩ thuật cũ lẫn mới ít nhiều được tài liệu ghi chép giữ lại nên chúng có cả phong cách bắt vật áp dụng cho vũ khí. Đó là Ringen (Đức) và Abrazare (Ý)! Chúng được mệnh danh là "Jiu-jutsu của Hiệp sĩ Trung cổ" do chuyên trị để khắc chế các Hiệp sĩ trang bị giáp với quan niệm đại khái: "có trang bị giáp thì bạn vẫn có các khớp để bị khóa mà thôi".
Hình minh họa HEMA Grappling (kĩ thuật khóa siết-bắt vật) trong sách hướng dẫn đấu kiếm, đấu vật... của Fiore de'i Liberi.
Dù có thời kì phục dựng và phát triển tương đối ngắn, nhưng HEMA gần đây cũng thu hút được nhiều người tham gia hơn, lan tới cả các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... Đối tượng thu hút cũng trẻ dần hơn! Nói vui thì cũng như cách những "quý bửu" (vâng, wibu đó!), những ai đam mê với Bushido, Samurai, kiếm và văn hóa Nhật... đến với Kendo/Kenjutsu thì với HEMA, ta cũng có những người mê đắm phong cách Hiệp Sĩ với Chilvary, thế giới game fantasy RPG hay tiểu thuyết giả tưởng Chúa Nhẫn,...
Nếu bạn có hứng thú thêm về HEMA, hãy truy cập tại đây với kĩ thuật HEMA kiểu Ý được ghi chép lại bởi một bậc thầy kiếm thuật và cũng là một Hiệp sĩ cuối thế kỉ 14: Fiore Furlano de'i Liberi de Cividale d'Austria.
Bonus: Theo Wiki và trang blackbeltwiki thì ngoài ra ta có thêm những môn võ sau, bao gồm cả những môn võ cổ truyền và hiện đại của châu Âu: 
+ Bartitsu là một môn võ thuật tiếng Anh kết hợp quyền thuật, đánh gậy,  jujutsu... Sự hồi sinh của môn võ này là do sự quan tâm đến Sherlock Holmes.
+ Bataireacht là môn võ được biết đến nhiều hơn với tên gọi "chiến đấu bằng gậy" của người Ireland.
+ Boxing là một phong cách võ thuật tập trung hoàn toàn vào những cú đấm mạnh mẽ kết hợp bộ pháp chân linh hoạt và di chuyển đầu, mình.
+ Canne de Combat là một môn võ gậy đơn cực hung bạo của Pháp.Combat Hopak (hay Boyovyy Hopak) là một môn võ thuật Ukraine được cho là có nguồn gốc từ truyền thống quân sự Cossack, hiện có cách đánh tập trung biểu diễn giống như Wushu.
+ Liên minh Defendo  - Môn võ Châu Âu này tập trung vào việc huấn luyện tự vệ thực tế. Các trường chủ yếu đặt tại khu vực Bắc Âu - Scandinavia nhưng hiệp hội này mở rộng ra toàn cầu (như Mĩ, Ireland, Ba Lan,...).
+ Defendu là môn võ thuật của Anh được tạo ra bởi William Fairbairn và Eric Sykes. Hệ thống này đã được dạy cho các nhân viên của Cục Tình báo Chiến lược và quân đội Đồng minh trong Thế chiến II.
+ Đấu kiếm (Fencing) ngày nay chủ yếu là một môn thể thao theo phong cách Olympic (tuy nhiên, có một kiểu phụ được gọi là đấu kiếm lịch sử , tập trung vào đấu kiếm như một môn võ thuật).
+ Glima là một môn võ thuật dựa trên đấu vật của vùng Scandinavia được tạo ra bởi người Viking.
+ HEMA như đã đề cập bao gồm các môn võ vũ trang hoặc không vũ trang nhưng với chủ đạo là kiếm thuật, dựa trên các kỹ thuật được sử dụng ở Châu Âu từ khoảng những năm 1300 - 1800.
+ Keysi hay Phương pháp chiến đấu Keysi (KFM) là một hệ thống tự vệ của Tây Ban Nha “được tạo ra để hành động và phản ứng trong khi tự vệ”. Hệ thống này đã được đưa vào các bộ phim như loạt phim Dark Knight.
+ Kinomichi  có nguồn gốc từ Pháp và được tạo ra bởi Masamichi Noro vào năm 1979.
+ Pankration  - phong cách MMA cổ đại của Hy Lạp này kết hợp các kỹ thuật bắt vật-khóa siết, đấm và đá. Là một phần của Thế vận hội đầu tiên vào năm 648 BCE và được cho là môn võ đào tạo của quân lính Spartan và lê dương Roma.
+ Quarterstaff là môn võ thuật của Anh sử dụng một cây trượng bằng gỗ dài 6-9 foot. Môn võ truyền thống này được sử dụng nổi tiếng trong các câu chuyện về Robin Hood.
+ Sambo là một phong cách võ thuật của Nga. Có hai loại Sambo chính: Combat Sambo (phong cách võ tổng hợp) và Sports Sambo (tập trung vào bắt vật).
+ Savate (Boxe Francaise) là một phong cách Kichboxing Pháp tập trung vào đấm và đá với giày nặng.
+ Schwingen là một môn võ thuật Thụy Sĩ tập trung vào vật lộn.Shin Kicking là một môn thể thao chiến đấu/võ thuật của Anh, trong đó các thí sinh đá vào bắp chân của nhau cho đến khi một người rút khỏi cuộc thi.
+ Singlestick là một môn võ thuật cổ xưa của Anh. Học sinh sử dụng một thanh gỗ có tay cầm rổ để thực hành các kỹ thuật đấu kiếm.
+ Systema là một phong cách võ thuật được sử dụng bởi một số lực lượng đặc biệt của Nga (tức là Spetsnaz).
+ Wrestling/Đấu vật (chủ yếu là phong cách Greco-Roman) là một phong cách chiến đấu võ thuật cổ xưa hiện đã thể thao hóa. Tập trung vào vật lộn, ném và ghìm đối thủ. Có rất nhiều môn võ đấu vật nhưng phần này tập trung vào đấu vật thời hiện đại (tức là Olympic) xuất phát từ người Hy Lạp-La Mã.

Đọc thêm: