Phần 2 mình sẽ tập trung vào những môn võ khác ngoài võ không vũ trang đã được thể thao hóa mình có tham khảo từ wiki và một số bài viết từ bác Đỗ Khôi Nguyên (http://artofcombat.spiderum.com/#)

Game Absolver (hình ảnh mang tính chất minh hoạ).



II. Những môn võ mang tính chất truyền thống không vũ trang thời kì hiện đại.

1. Kungfu 

Kungfu hay võ thuật Trung Hoa rất đồ sộ, là phong cách nghệ thuật chiến đấu mang nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này, tuy vậy nó lại mang màu sắc huyền bí không tưởng. Mình sẽ chỉ đi qua 4 môn võ tiêu biểu của dòng võ thuật Trung Hoa:

a. Thiếu Lâm

The Truth About The Legendary Shaolin Monk Warriors

Võ Thiếu Lâm là môn võ cực kì lâu đời tại Trung Quốc, vốn có xuất phát từ phương pháp dạy của môn võ Kalaripayyatu Ấn Độ do Bồ Đề Lạt Ma đem đến Trung Quốc và truyền dạy. Điểm đặc trưng dễ nhận ra ở Thiếu Lâm đó chính là các võ sư trang bị dây đai bằng da hoặc vải để bó đan xen ở bắp chân và có một... cái đầu trọc (họ xuất thân là sư mà). Thiếu Lâm nổi tiếng ở những bài tập rèn luyện khắc nghiệt, như "nằm gai nếm mật"... Đặc biệt ở bí kĩ 72 tuyệt kĩ như Thiết tí công (ngón tay sắt) dùng ngón tay đập vào các gốc cây, sau tăng lên đập vào đá hay thiết đầu công, thiết bố sam...
Cũng như nhiều môn võ bị chính Chính phủ Trung Quốc đàn áp và hạn chế, phải mãi đến năm 1950 mới nới lỏng và hồi sinh bằng phương pháp kiểu Wushu, nên rất có thể võ Thiếu Lâm đã chết. Các bài tập của Thiếu Lâm tuy rèn luyện có vẻ rất tốt lại khắc nghiệt, như cách các quân lực đặc chủng đào tạo nhưng dường như thiếu khoa học và không phục vụ mục đích chiến đấu như họ. Ngay bây giờ, chùa Thiếu Lâm cũng chỉ còn là 1 điểm du lịch mang tính thương mại, phương pháp đào tạo nhẹ nhàng hơn mục đích tu luyện cho mọi người...

Đọc thêm:

Yi Long có thể không phải võ sư Thiếu Lâm chính hiệu, nhưng việc áp dụng kĩ thuật Thiết đầu công không phải ý hay! Trong 72 tuyệt kĩ chắc đã thiếu tuyệt kĩ 73 - "Thiết bố cằm", nên cái cằm tương đối chất lượng của anh ta đã phải gục khi cứ để hở cằm chịu đấm như vậy.
Bonus: Những show thể hiện "mình đồng da sắt" của Thiếu Lâm chỉ cần áp dụng các phương pháp, yếu tố vật lí thì ngay cả người thường không qua tập luyện cũng làm được (như tricks của ảo thuật vậy). Những bài tập luyện khắc nghiệt như Thiếu Lâm hay Karate áp dụng vốn chỉ là cách vôi hoá xương cho xương cứng cáp hơn và chai da cho chết đi cảm giác, không liên quan đến những triết lí hay tính giả dược nào cả.

b. Vịnh Xuân quyền

Unbiased: Wing Chun Effective Or Good For Self-Defense & Real Fights?

What are the weaknesses in the martial arts that you do? - Quora

Vịnh Xuân có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau khi sự thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp quảng bá hình ảnh môn phái khắp thế giới. Vịnh Xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và luyện tập. Nổi bật ở kĩ thuật niêm thủ Vịnh Xuân, kĩ thuật ra đòn "lấy nhu khắc cương", đánh ở nhiều góc độ và áp dụng tốt với mộc nhân. Những đòn hand fighting của Vịnh Xuân rất giống cách Wrestling hay BJJ thực hiện. Khác với các môn võ Trung Hoa, Vịnh Xuân là 1 trong số ít môn võ của quốc gia này thực sự thực hành nghiêm túc thay vì biểu diễn với bài quyền.
Robert Downey Jr. - diễn viên thủ vai Ironman-Tony Stark nổi tiếng cũng từng tập Vịnh Xuân cho mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần sau khoảng thời gian cai nghiện. Phim Sherlock Holmes của ông có sử dụng kĩ thuật Vịnh Xuân (để thể hiện kĩ thuật Pugilism của Anh Quốc thời đó).


10 Pugilism ideas | paul kelly, pugilist, bare knuckle
Thế tấn thủ Pugilism - Boxing cũ.
Hầu hết thông tin lịch sử môn phái đều được truyền miệng giữa các đời truyền nhân nên có nhiều khác biệt giữa thực tế và giai thoại mang tính truyền thuyết. Có thể Vịnh Xuân từng là 1 cuộc cách mạng, nhưng giờ đây nó lại dậm chân tại chỗ và trở nên thụt lùi so với các môn võ khác. Các cú đấm và đá của Vịnh Xuân quyền thiếu sức mạnh hạ gục, phân phối ở vị trí đẩy tĩnh, gây lãng phí sức và di chuyển chậm. Footwork gần như bất động, cứng nhắc mà thân trước tiếp xúc trực tiếp với đối phương.
Hãy thử nhìn lối thủ cũ của Pugilism hay Boxing kiểu cũ có giống Vịnh Xuân không? Và giờ đây Boxing hiện đại phần nào đã khắc phục được.
Thế tấn tĩnh lại lộ thân trực diện khiến những đòn bắt vật dễ dàng đối phó với Vịnh Xuân.


c. Túy quyền

Sự thật về huyền thoại túy quyền

Túy quyền hay Túy bát tiên quyền là những bài quyền mang đặc trưng riêng mà lối thi triển tượng hình của người say rượu. Đặc trưng bởi phong thái say rượu, phong cách của món võ này là "những kỹ thuật di chuyển, tiến thoái bộ pháp có tính điêu luyện, đạt mức chính xác tuyệt vời". Mục đích của môn võ này chỉ đơn giản là tạo cho địch thủ bị vô phương hướng, luống cuống.
Boxing cũng có 1 kiểu đánh giống vậy, khác với các thế thủ cơ bản dơ 2 tay thủ thì Drunken Boxer thường thả lỏng buông thõng tay, nhưng di chuyển đầu và chân 1 cách ngẫu hứng có chủ đích, có thể tung đòn chính xác bất cứ lúc nào...
Do kĩ thuật chỉ là bắt chước kiểu đi loạng choạng của người say rượu chứ không phải là uống rượu múa võ! Nhưng xem chừng đánh không theo một lối kĩ thuật chính xác, mang tính biểu diễn hơn nên thường không phát huy sức mạnh, tác dụng của đòn giả... Bởi nó đòi hỏi người tập phải nhanh nhẹn và linh hoạt.
Ban đầu vị Túy quyền đã có lợi thế hơn nhưng do chỉ có di chuyển qua lại, lại dễ đọc vị hơn, cộng với kĩ thuật tay không nhất quán nên sau cùng đã không trụ được. Võ sĩ kia cũng không phải MMA mà rất có thể là Tán thủ.

c. Thái Cực quyền

Is Tai Chi the Key to Growing Old Gracefully? - 2021 Guide - scholarlyoa.com

Thái Cực là một thuật ngữ triết học Trung Hoa, tuy nhiên thì mình sẽ chỉ đề cập đến môn võ Thái Cực quyền mà thôi.
Thái Cực quyền là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở. Thái Cực quyền có 2 tác dụng: tác dụng dưỡng sinh giúp điều hòa hệ hộ hấp, tuần hoàn và thần kinh rất tốt và tác dụng tự vệ với chân lí "người nhỏ con cũng có thể đánh bại kẻ to lớn". Thái Cực quyền vốn nối tiếng ở Việt Nam thông qua các tác phẩm của cố tiểu tuyết gia Kim Dung. Những chân lí, triết lí, vận động như "chân tay theo sự vận động của eo, lấy eo làm chỗ dựa" hay "trong ngoài hợp nhau, tâm ý khí lực là một" đều là những triết lí hay.
Có điều, tác dụng tự vệ cực kì phi thực tế, nhất là việc "mượn sức đánh sức" hay "người nhỏ con có thể đáng lại kẻ to lớn" là không tưởng! Nó không phải như hình tượng hoá cái cách Lí Liên Kiệt đánh bại đô vật to con hơn trong phim Fearless, bởi nếu không thì các giải đấu chuyên nghiệp không phân ra hạng cân. Bản thân Thái Cực khi phiên âm là Tai Chi, trong đó có thể "Chi" dùng ám chỉ cho 1 thứ năng lượng vô hình không có thật ở con người, áp dụng những thứ như "Chi" chỉ khiến mọi thứ có phần rối rắm đến huyền bí.
Từ Hiểu Đông cũng là người đã chứng minh việc tay võ sư Thái Cực không thể chỉ dùng 1 tay phá bỏ kĩ thuật "rear naked choke" (khóa nghẹt cổ) của BJJ như ông ta nói. 3s bị khóa cổ là đã choáng váng, không tới 10s là bất tỉnh rồi.
Võ thuật Kungfu Trung Hoa nói chung còn rất nhiều môn võ khác đặc trưng như những môn võ bắt chước thế động vật (Hạc Quyền, Xà Quyền...) hay các môn võ lai mới như Sanda - Tán Thủ... 

2. Aikido

Những lợi ích mà môn võ Aikido đem lại

Aikido hay Hợp Khí Đạo là một môn võ hiện đại của Nhật Bản, thường được dịch là "cách hợp nhất với năng lượng sống " hoặc "phương pháp hài hòa tinh thần" và đôi khi nó được coi là môn võ mang tinh thần võ sĩ đạo. Có thế thấy, giữa Aikido và Thái Cực quyền, chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên thì Aikido tập trung vào kĩ thuật ném "lấy nhu khắc cương" hơn các kĩ thuật đánh tay không. Akido cũng là môn võ rất an toàn khi dạy môn sinh học cách làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn. Mục tiêu luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa thư giãn, linh hoạt, sự bền bỉ, cũng như điều chỉnh vận động đúng của các khớp xương như hông, vai hơn là chú trọng đến việc tập luyện sức mạnh.
Nhưng cũng như Thái Cực quyền, Akido chỉ tập trung vào các bài tập nhẹ mô phỏng mang tính triết lí giáo điều, phục vụ mục đích điều hòa cơ thể hơn là đối kháng. Ngay cả việc cái tên nó - "Hợp Khí Đạo", trong đó "khí" hay "Ki" nó cũng như "Chi", cùng là một thứ năng lượng vô hình không có thật! Một điểm tệ là kĩ thuật ném của Aikido quá phức tạp lại trông quá "pơ phệch" đến mức phi lí. Tệ hơn nữa, có rất nhiều lớp còn dạy tự vệ chống dao với những động tác uyển chuyển như phim!
Youtuber Martial Arts Journey từng là mở lớp dạy Aikido, nhưng sau đó anh quyết định đóng cửa để chuyển qua học MMA sau khi nhận ra sự kém cỏi của Aikido trong đối kháng và tự vệ. Lời khuyên của anh rằng chỉ nên học Aikido cho mục đích tinh thần thay vì đối kháng để phục vụ đúng bản chất của nó.

3. Sumo

Sumo – Wikipedia tiếng Việt

Sumo là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất). Đặc điểm nhận ra dễ dàng nhất ở môn võ vật này đó là các đô vật thay vì luyện tập sức mạnh cơ bắp và thể lực thì họ lại tìm cách tăng cân, nhưng khác là họ tìm cách tăng mỡ dưới da không phải mỡ nội tạng nên họ không bị mắc bệnh béo phì như những người thừa cân với mỡ nội tạng thông thường.
Trận đấu Sumo diễn ra trên 1 sàn đấu với phạm vi trong 1 vòng tròn, chỉ đơn giản hất đẩy đối thủ ra khỏi sàn hay khiến họ mất thăng bằng mà ngã thì thắng.
Kĩ thuật quá đơn điệu, không có những đòn takedown hạ gục lại cần phải thật thừa cân! Không quá khó hiểu kĩ thuật Sumo chỉ hợp để solo giữa những đô vật Sumo. Nhưng ban đầu, nó cũng không ra rả về việc thực chiến mà như 1 nét văn hóa, có liên quan tới Thần đạo của Nhật Bản nên mình coi như Sumo cơ bản không tồn tại hay từng phục vụ cho bản chất võ thuật.
Việc lấy cân nặng để lấy "vị thế" nhưng không phát triển kĩ thuật khác, thì xem ra hạng siêu nặng của UFC vẫn tốt hơn đấy.

4. Capoeira

RAGE ACROSS BRASIL | RPG - MUNDO DAS TREVAS - NOTÍCIAS! : House Rules:  Perícia Capoeira

Capoeira là một môn võ thuật được phát triển bởi những người nô lệ Brazil gốc Phi. Capoeira được biết đến với các động tác nhào lộn và phức tạp, thường liên quan đến việc chống tay xuống đất và đá ngược (kĩ thuật footwork Ginga), nhấn mạnh các chuyển động "chảy" hơn là các tư thế cố định. Giống như Taekwondo thể thao hiện đại, Capoeira chỉ có kĩ thuật đá do các nô lệ thời đó bị còng tay. Lí do cho việc phong cách Capoeira giống như động tác nhảy múa kiểu "hip-hop" và nhào lộn như "park-our", bởi các nô lệ người da đen thời này bị cấm tập võ nên điệu nhảy và âm nhạc được đưa vào hệ thống để che giấu sự thật rằng họ đang luyện tập các kỹ thuật chiến đấu như 1 cách ngụy trang. Có thể, cách ngụy trang này khiến các cú đá trở nên khó đoán hơn.
Cũng bởi việc những người nô lệ da đen bị hạn chế bởi thực dân Tây Ban Nha (bị còng tay không thể phát triển kĩ thuật đấm, ngăn cấm tập võ khiến phải ngụy trang thành điệu nhảy...) khiến môn võ này không thể nào thực chiến "chết người" như những gì báo chí nói. Cú đá duy nhất được đem áp dụng vào MMA là cú đá chống-tay-xoay-thân-đá-vòng-cầu hay "meia lua rapo de arraia". Hầu hết các cú đá của Capoeira buộc các capoeirita phải chống tay xuống đất để tung đòn đá, tốc độ đòn đá cũng không nhanh, lại phụ thuộc vào một lối footwork Ginga hở mặt và thân trên. Dù di chuyển nhiều nhưng lại chỉ di chuyển qua lại gần như từ A-B rồi lại B-A, các cú nhào lộn cũng khó tập trung lại tốn thể lực.
Dù video trên là 1 phân cảnh trong phim "Never Back Down" nhưng thực sự đó sẽ là những gì xảy ra nếu võ sĩ capoeirista đấy chỉ dùng độc nhất kĩ thuật Capoeira.

5. Vovinam

Gần 800 VĐV tranh tài tại giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc 2020

Vovinam hay Việt Võ Đạo là môn võ thuật Việt Nam, do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936. Vovinam phát triển dựa trên môn Vật cổ truyền, là một môn võ lai lai giữa các võ thuật Trung-Nhật-Hàn. Giống với phong cách Karate, đá Taekwondo và vũ khí các môn võ Trung Hoa, Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, gối, chỏ, vật, đòn chân, khoá siết,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng trường, mã tấu,… Đặc trưng nhất của Vovinam là bộ võ phục xanh lam có biểu tượng phái võ ngực trái. 
Kĩ thuật Vovinam thực sự ngoài đòn bay chân kẹp cổ trứ danh thì gần như phong cách đánh tay không và tập quyền giống hệt Karate và Kungfu, vũ khí thì giống như nhiều môn võ Trung Hoa khác. Vovinam và bản thân các võ thuật cổ truyền Việt Nam chịu ảnh hưởng từ võ thuật Đông Á hơn là Đông Nam Á (môn võ khu vực đất liền tây ĐNA theo lối Kickboxing phong cách Muay nhiều hơn, còn phía nam quần đảo Malay-Indo và Phillipines lại mang đậm nét Silat). Vovinam ở Việt Nam dường như tập trung nhiều vào các bài quyền hơn phong cách đối kháng Vovinam tại Pháp, bởi tại đây họ đánh đối kháng và bắt vật tốt hơn. Rất khó để đánh giá bản chất của Vovinam bởi 1 phần những thông tin có được về trận đối kháng Vovinam với hình thức võ thuật khác quá chung, lại không đa dạng chỉ có hoặc Kickboxing, hoặc Boxing (những võ sĩ này đánh quá kém); 1 phần vì cái tôi người Việt khiến bản thân mình và người đọc không dễ để có cái nhìn khách quan.
Video duy nhất thấy mặt yếu của Vovinam, nhưng thiếu khách quan lại thiếu "chuyên nghiệp". Nói chung, cần có nhiều những trận với những võ đài chuyên nghiệp với võ sĩ chuyên nghiệp hơn hoặc lối streetfight cân bằng...

6. Dambe

NIGERIA NORTHERN TRADITIONAL BOXING '' DAMBE'' | Martial arts, Traditional martial  arts, Poses

Dambe có phần đặc biệt so với các môn võ kể trên là một môn võ của người Hausa ở Nigeria, vùng Tây Phi, thường được tổ chức ở những kì lễ hội sau thời điểm thu hoạch (có nguồn cho rằng ban đầu được các đồ tể tổ chức). Dambe đơn giản có mỗi kĩ thuật đấm nhưng lại đơn điệu hơn so với Boxing: chỉ đấm 1 tay, tay kia làm dơ trước để thủ. Trong đó tay đấm được gọi là "giáo" thường quấn vải hoặc dây, trước còn trộn nhựa với mảnh kính để tăng sát thương; tay thủ được gọi là "khiên", thường quơ trước mặt, hướng về đối thủ. Dù truyền thống hay đã có giải đấu hiện đại hơn, văn hóa của môn võ này vẫn phải có âm nhạc bộ gõ và thánh ca đi trước các cuộc chơi (giống nghi thức của Muay Thai và Capoeira).  
Thế đứng với nắm đấm đơn của võ sĩ Hausa có hình ảnh giống với các hình minh họa của các võ sĩ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại . Điều này gây ra suy đoán rằng quyền thuật Dambe Hausa có liên quan trực tiếp đến Boxing Ai Cập cổ đại và "ai ảnh hưởng đến ai?" luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Nhưng lập luận được ủng hộ bởi giả thuyết rằng người Hausa từng sống xa hơn về phía đông, về phía Sudan (Sudan giáp với Ai Cập).
Điểm bất lợi của Dambe chắc chắn sẽ giống và có phần yếu hơn nhiều so với Boxing hiện đại. Chỉ dùng tay sau - "giáo" để đấm, tay "khiên" - trước lại có xu hướng bất động nhưng lại không được dùng để che chắn mặt hay bụng! Khả năng cao nếu chỉ đấu với 1 boxer có kinh nghiệm sẽ không có khả năng thủ trước những đòn tổ hợp đấm đơn giản, chứ chưa nói đến những đòn đá uy lực hay bắt vật.
Mình thường không tin các tips đánh đấm theo kiểu hướng dẫn, nhưng quả thực chỉ với tip đầu tiên như video, kiểu thủ thế của Dambe chỉ với đòn jab thôi cũng đã phá vỡ hàng "phòng thủ" của môn võ này.

Đọc thêm: